Việt Á là ai?

Thử nghiệm Covid-19. Ảnh: Sức Khỏe và Đời Sống
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mấy hôm nay đang nổi lên một luồng dư luận đòi công bằng cho Việt Á, rằng 3 triệu kit mà Việt Á nhập từ Trung Quốc là test nhanh chứ không phải RT-PCR; rằng giá PCR 470 nghìn là không cao trong thời điểm đó; rằng tiền lại quả 20% vốn là tiền lệ trước nay, không phải là hối lộ gì ghê gớm v.v… Tôi cũng đồng ý như vậy.

Tuy nhiên, có một câu hỏi hết sức sơ đẳng phải trả lời trước tiên, là “Việt Á là ai?”

Việt Á có phải là cái công ty mang tên Việt Á do Phan Quốc Việt là giám đốc? Không, công ty Việt Á và “vụ án Việt Á” là khác nhau rất xa.

Vụ án Việt Á là một vở đại kịch mà những người tham gia viết kịch bản đã gồm Bộ trưởng Bộ Y tế, nguyên Bộ trưởng Bộ KH-CN – Chủ tịch thủ đô. Đó là mới là nhắc những nhân vật rất có thể chỉ “thường thường bậc trung,” chứ chưa phải là đạo diễn thật sự. Đó cũng là chưa nói gì tới Học viện Quân y. Và đặc biệt là hệ thống báo chí nhà nước đã tổng lực tuyên truyền cho nó, hòng dẫn dắt dư luận và che mắt tất cả.

Đó cũng mới chỉ là khâu “sản xuất” và phân phối đến “đại lý cấp 1,” tức đến các CDC trên cả nước, chứ chưa hề nhắc gì tới các “đại lý bán lẻ.” Chính ở điểm mút này (bán lẻ), tội ác mới hoành hoành một cách ghê rợn và gây tang tóc thảm khốc nhất. Có thể gọi đây là giai đoạn 2 của “Việt Á.”

Tuy nhiên, như chúng ta thấy, những bắt bớ và cả sự quan tâm của dư luận mới chỉ chủ yếu dừng lại ở giai đoạn 1 (từ khởi động đến đại lý cấp 1). Ở giai đoạn 2, với chính sách “tách F0,” các cơ sở y tế và chính quyền địa phương trên cả nước đã “vào cuộc” để bóc lột một cách tàn bạo đối với người dân.

Giá một que test nhanh nhập về chỉ 21 nghìn nhưng có những nơi, những lúc đã trấn lột người đi đường hoặc người đến bệnh viện từ 500 – 300 nghìn đồng. Khi vụ Việt Á bắt đầu vỡ lở thì giá mới giảm xuống dần. Tuy nhiên, đến đầu năm 2022 tại ngay các trạm y tế xã phường, tiền mỗi lần test nhanh vẫn giao động từ 200 – 100 nghìn đồng. Trên đây mới chỉ là nói về test nhanh, chưa nói gì về test PCR.

Người dân bị đè ra ngoáy mũi liên tục, khốn khổ nhất là cánh tài xế (chỉ cần nhắc tới mỗi shipper và tài xế xe tải thôi đã đủ thấy) và người bệnh (không liên quan đến Covid) mỗi khi đi khám chữa bệnh.

Như thế, sự trục lợi dựa trên đại dịch không phải chỉ giới hạn trong ngành y tế mà là cả ở chính quyền địa phương các cấp. Việt Á bán đắt cho các CDC một, thì khi về đến khâu tiêu thụ cuối cùng, họ bán cho dân đắt lên gấp nhiều lần nữa.

Vụ Việt Á, “nâng khống giá, trích lại hoa hồng” để trục lợi chỉ làm mất tiền của nhà nước một khoản không quá lớn ở giai đoạn 1 (800 tỉ đồng lại quả và 500 tỉ đồng lợi nhuận); nhưng móc túi người dân ở giai đoạn 2 mới là tàn bạo ngoài sức tưởng tượng.

Hơn thế, không còn chỉ là vấn đề tiền, mà nó tác động tổng thể đến mọi mặt đời sống xã hội. Bắt đầu từ “làm chính sách” đến bán đắt cho nhà nước bằng cách đút lót cho các CDC, rồi tiếp theo là trực tiếp móc tiền và hút máu người dân. Tất cả, làm đóng băng xã hội, phá sản, khủng hoảng tâm lý…

Trên đây là chưa hề nhắc gì tới chất lượng của những loại test kit này. Việt Á sản xuất kit ở đâu, ai kiểm định, kiểm định có khách quan hay không. Nếu chất lượng của loại kit này đảm bảo thì tại sao Bộ KH-CN phải bịa ra rằng kit của Việt Á đã được WHO công nhận? Đó chỉ là một ví dụ về việc phải đặt câu hỏi đối với chất lượng của kit Việt Á.

Cái chết của hơn 30 nghìn đồng bào ta có liên quan đến vấn đề chất lượng của loại kit này không? Chính sách ngăn sông cấm chợ, ngoáy mũi, lùa nhốt dân chúng trong các trại cách ly và phong tỏa tràn lan đã làm phá sản hàng vạn doanh nghiệp, làm khánh kiệt hàng triệu người dân, gây nên đau thương tang tóc khắp hang cùng ngõ hẻm…, ai có thể thống kê hết và ai sẽ chịu trách nhiệm?

Còn nhiều nữa những câu hỏi. Nhưng quay trở lại với cái tên, tôi cho rằng chính cách gọi tên là “Vụ án Việt Á” đã gây hiểu lầm và hiểu sai về quy mô cũng như tính chất của vụ đại án này. Nó cần một cái tên gọi khác để phản ánh đúng về một liên minh ma quỷ mà trong đó công ty Việt Á chỉ một mắt xích, cái mắt xích dường như không hề có vai trò quyết định trong việc đạo diễn vở đại bi kịch này trên đất nước ta.

Thái Hạo

Nguồn: FB Thái Hạo

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.