Việt Nam 2023 và cuộc “khủng hoảng kép” (Phần 2)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(Tiếp theo và hết)

(Xem Phần 1)

Hôm 25 tháng Giêng, 2023, truyền thông trong nước như tờ CafeF đăng tải bài báo “GDP Việt Nam sẽ vượt Singapore và Malaysia, đứng thứ ba Đông Nam Á ngay trong năm nay” nhận được nhiều sự quan tâm của công luận. Thực ra, đây là một tin tức cũ từ cuối năm 2022. Tờ Lao Động ngày 19 tháng 12, 2022 đã đăng nội dung này và trích dẫn nhận định lạc quan của IMF. Khi đó, giới chức CSVN vô cùng “ngạo nghễ” với những lời khen tặng của IMF về viễn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2023, cùng với con số tăng trưởng GDP “thuộc top đầu thế giới” 8,02%.

Không thể phủ nhận, Việt Nam đang là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng thuộc hàng cao nhất thế giới kể từ 2020 đến nay. Trong khi hầu hết các nền kinh tế khác đều tăng trưởng rất thấp hoặc suy thoái bởi dịch bệnh và ảnh hưởng chiến tranh. Những con số vĩ mô rất đẹp trên báo cáo đang che mờ đi góc khuất về “nền kinh tế có đuôi XHCN.” Để nhìn nhận đúng về lời khen ngợi của IMF, cũng như bí ẩn đằng sau những con số tăng trưởng vượt bực này hãy cùng xem xét một số vấn đề.

Tạm thời, chúng ta buộc phải bỏ qua vấn đề muôn thủa về độ khả tín của những con số thống kê mà Tổng cục Thống kê (GSO) công bố. Bởi cơ quan này không phải là tổ chức chuyên môn độc lập mà nó đơn thuần chỉ là một cơ cấu quan liêu trong bộ máy toàn trị, thực hiện các nhiệm vụ chính trị theo ý chí của giới chức cầm quyền.

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Nguồn: Tổng cục Thống kê

 

Với biểu đồ so sánh tăng trưởng trên đây, GDP Việt Nam đang đứng ngang ngửa với Singapore, Malaysia. Chỉ có điều Việt Nam có dân số gấp 3 lần Malaysia và diện tích cũng gấp 1,4 lần. Còn dân số của Singapore chỉ bằng 1/3 dân số thành phố Hà Nội và diện tích tương đương với đảo Phú Quốc, hoàn toàn không có bất cứ tài nguyên gì, thậm chí cả nước ngọt cũng phải lọc từ nước biển và nhập khẩu hoàn toàn lương thực thực phẩm. Một sự so sánh khá là khập khiễng.

Như nhiều bài phân tích trước đây, người viết luôn nhấn mạnh về con số tăng trưởng GDP không thể hiện được chất lượng cũng như cơ cấu của nền kinh tế. Việc có thêm một tập đoàn đa quốc gia như Samsung, vay tiền ngoại quốc đầu tư thêm những tuyến đường cao tốc Bắc Nam, sân bay Long Thành, hay có thêm vài “kỳ lân” startup như test kit Việt Á, xây tượng đài, trung tâm hành chính ngàn tỷ… thì đều làm cho GDP tăng vọt. Nhưng giá trị của chúng đối với nền kinh tế và quốc gia thì cần phải đánh giá theo thang giá trị khác chứ không phải là một phép tính cộng giản đơn theo lý thuyết tính GDP.

Cũng như vậy, một tuyến đường sắt như Cát Linh-Hà Đông dài 13 km tiêu tốn 868 triệu Mỹ kim đầu tư xây dựng. Để vận hành, mỗi năm, Hà Nội phải bù lỗ thêm khoảng 8 triệu USD chưa tính lãi vay (đây là con số năm đầu tiên vận hành tuyến đường này. Càng về sau, lỗ sẽ càng cao do phải duy tu bảo trì và sửa chữa nhiều hơn). Hay như Tập đoàn EVN báo lỗ lũy tiến khoảng 4 tỷ USD và đang ép chính phủ phải cho tăng giá điện; Tập đoàn Than khoáng sản KTV nợ lũy tiến hơn 5 tỷ USD… Doanh thu cũng như nợ của tất cả các tập đoàn nhà nước và kể cả tư nhân đều được tính vào GDP. Thậm chí, những đống sắt vụn ngàn tỷ như Dự án Gang thép Thái Nguyên, hàng trăm khu đô thị ma ở khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam… cho đến việc thay mẫu hộ chiếu mới, thẻ căn cước công dân mẫu mới của Bộ Công an, thay sách giáo khoa hàng năm của Bộ Giáo dục… cũng đều được tính vào GDP quốc gia.

Có nghĩa là, GDP Việt Nam tăng trưởng cao chủ yếu dựa vào khối doanh nghiệp FDI, vào chi tiêu cho các chương trình đầu tư, phát triển hạ tầng, chi tiêu công rất lớn.

Theo đánh giá của ngoại giới, tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư công ở Việt Nam rất khủng khiếp, có thể lên tới 50 – 80% giá trị đầu tư tùy từng dự án. Tất cả những khoản vay nợ và đầu tư vào hạ tầng, BĐS dang dở đều được tính vào GDP. Công thức tăng trưởng này đã được áp dụng từ thời Nguyễn Tấn Dũng. Nó được lặp lại ở các đời thủ tướng sau như Nguyễn Xuân Phúc và Phạm Minh Chính. Kết quả cuối cùng của cuộc chơi “đốt tiền thổi GDP” này đều có chung một kết quả là vỡ nợ quốc gia, đất nước ngày một nghèo đi, lệ thuộc nhiều hơn vào ngoại bang và các thế lực quốc tế!

Nền kinh tế “ốc mượn hồn”

“Ốc mượn hồn” là một loài giáp xác, còn có tên là cua ẩn sĩ. Gọi là “ốc” bởi trong quá trình phát triển, nó tìm một vỏ ốc rỗng để chui vào và vỏ ốc trở thành lớp bảo vệ, đồng thời là “nhà” tạm thời của con cua đó. Thực chất, con ốc đã bị ăn thịt từ lâu. Khi con cua phát triển đến một mức nào đó, chiếc vỏ ốc trở nên chật chội, nó sẽ bỏ đi để kiếm một vỏ ốc khác lớn hơn.

Hình ảnh “ốc mượn hồn” là so sánh chính xác đối với nền kinh tế có đến 74% giá trị hàng hóa xuất khẩu thuộc về khối doanh nghiệp FDI. Doanh nghiệp vốn FDI ngày một tỏ rõ vai trò thống trị sau nhiều thập kỷ. Mặc dù giới chức CSVN mấy chục năm qua hô hào “nhảy vọt, đi tắt đón đầu” nhưng nền khoa học kỹ thuật của Việt Nam vẫn chỉ dừng lại ở mức gia công, lắp ráp giản đơn.

Đến một giai đoạn, lợi thế về dân số, nhân công giá rẻ không còn. Những hạn chế về công nghiệp phụ trợ, thể chế chính trị quan liêu, tham nhũng sẽ gây cản trở sự phát triển, các doanh nghiệp FDI sẽ rời đi giống như con cua ẩn sĩ bỏ đi cái vỏ ốc đã chật. Ngoài hiện thực “chưa kịp giàu đã già,” Việt Nam sẽ đối mặt với vô số các vấn đề về an sinh xã hội, môi trường và nợ nần. Đây là câu chuyện đã và đang xảy ra với Argentina, Brazil, các nước Mỹ La tinh.

Tờ Dân Việt cho biết theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính đến hết ngày 15/12/2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thực tế đạt 701,3 tỷ USD, nền kinh tế xuất siêu 10,34 tỷ USD.

Tuy nhiên, xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 262,6 tỷ USD, chiếm 74% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nhập khẩu đạt 224,8 tỷ USD, chiếm khoảng 65% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Khu vực FDI xuất siêu con số rất lớn, trên 37,8 tỷ USD!

Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước chỉ xuất khẩu đạt kim ngạch 93,2 tỷ USD, nhập khẩu đến 120,7 tỷ USD. Khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu rất lớn, khoảng 27,5 tỷ USD!

Đóng góp vào thành tích xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trong nước cũng rất khiêm tốn khi chỉ đóng góp 26% vào giá trị xuất khẩu và 34% vào giá trị nhập khẩu của Việt Nam.

Tính đến hết ngày 15/12/2022, các doanh nghiệp khu vực FDI chiếm 74% kim ngạch xuất khẩu, và chiếm khoảng 65% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Nguồn: Số liệu của Tổng cục Hải quan
Tính đến hết ngày 15/12/2022, các doanh nghiệp khu vực FDI chiếm 74% kim ngạch xuất khẩu, và chiếm khoảng 65% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Nguồn: Số liệu của Tổng cục Hải quan

 

Nếu so sánh với các năm trước thì tỷ trọng về giá trị hàng hóa xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI có xu hướng tăng dần và điều ngược lại với doanh nghiệp trong nước. Năm 2022, khu vực doanh nghiệp FDI xuất siêu tới 37,8 tỷ USD thì khu vực trong nước lại nhập siêu tới 27,5 tỷ USD.

Đáng chú ý là tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP tăng rất nhanh trong vòng 3 năm trở lại đây. Năm 2022, tỷ lệ này là 178,9%. Năm 2021, tỷ lệ này đạt 184,7%, cao hơn tỷ lệ 158,6% của năm 2020 và cao hơn nhiều 136,7% của năm 2016.

Trong 2 năm dịch bệnh hoành hành và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung gay gắt khiến hàng trăm ngàn doanh nghiệp đóng cửa, hàng triệu lao động mất việc làm, nền kinh tế tê liệt và chuỗi cung ứng đứt gãy. Nhưng GDP và kim ngạch XNK của Việt Nam lại tăng vọt “nhất thế giới.” Phía sau phép màu đó là gì?

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, Việt Nam là một trong những quốc gia nhiệt thành tham gia chương trình “Một vành đai, một con đường” do Tập Cận Bình khởi xướng. Các dự án hạ tầng lớn ở các tỉnh phía Bắc nằm trong chương trình “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” được đầu tư bài bản và phát triển rất nhanh. Giới chức Hà Nội hồ hởi đón nhận nguồn vốn từ Trung Quốc, bất chấp lo ngại về “bẫy nợ” cũng như tai tiếng về hàng loạt dự án trước đó như thép Thái Nguyên, đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông… mà đã thấy rõ gương tày liếp.

Ngày 12 tháng Mười Một, 2017, ông Nguyễn Phú Trọng đã ký kết 12 văn kiện và 7 văn bản hợp tác với Trung Quốc. Trong đó, nội dung hợp tác bao trùm từ an ninh quốc phòng, tài chính ngân hàng, thương mại song phương, đào tạo nhân sự đảng cho các tỉnh phía Bắc, văn hóa, xuất bản, báo chí… đến hạ tầng cơ sở bao gồm đường cao tốc, sân bay, khu chế xuất, cảng biển, các nhà máy nhiệt điện…

Việc Hà Nội mở cửa 7 tỉnh phía Bắc và dành những ưu đãi đặc biệt cho hàng hóa và doanh nghiệp Trung Quốc nằm trong nội dung các hiệp định mà CSVN đã ký kết với Trung cộng. Điều này tạo ra môi trường cạnh tranh bất bình đẳng gần như hủy diệt khối doanh nghiệp sản xuất nội địa có qui mô và trình độ công nghệ, quản lý thua kém so với các doanh nghiệp Trung Quốc. Đồng nghĩa với việc biến Việt Nam hoàn toàn trở thành thị trường tiêu thụ hàng Trung Quốc. Sự lớn mạnh nhanh chóng của những trang thương mại điện tử của Trung Quốc như Shopee, Lazada, Tiki… thống trị hoàn toàn nội địa Việt Nam là một minh chứng.

Ngoài ra, nhà cầm quyền CSVN đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp Trung Quốc lợi dụng các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết với Châu Âu, Mỹ để né tránh các lệnh trừng phạt và thuế quan của những thị trường đối với hàng hóa từ Trung Quốc.

Trong giai đoạn thương chiến Mỹ-Trung, một làn sóng các doanh nghiệp Trung Quốc mở liên doanh với Việt Nam thông qua những công ty có trụ sở ở Singapore. Và sau đó, họ chỉ cần chở hàng hóa sang kho xưởng đối tác phía Việt Nam ở 7 tỉnh giáp biên, thay đổi nhãn mác và xuất đi các thị trường như EU, Mỹ qua cảng Hải Phòng, với chứng nhận C/O “Made in Viet Nam” do VCCI cấp.

Ví dụ điển hình là ngành thép đã ghi nhận mức tăng trưởng theo cấp số lần theo từng năm về lượng phôi thép nhập khẩu và một lượng tương đương thép xây dựng được xuất khẩu sang các nước như Hoa Kỳ trong những năm qua. Phôi thép, tôn, nhôm… Trung Quốc được chuyển sang Việt Nam cán và dập mác Hòa Phát, Hoa Sen, Việt Úc, Việt Nhật… để xuất đi EU, Hoa Kỳ.

Mặt hàng điện tử, máy tính, gỗ, chế biến hải sản, v.v. cũng tăng trưởng chóng mặt như vậy. Trò bịp này tuy có thể đem lại chút lợi nhỏ trước mắt và làm đẹp các báo cáo kinh tế vĩ mô cho đám lãnh đạo nhưng cái giá của nó sẽ rất đắt trong dài hạn.

Khủng hoảng kinh tế 2023

Nửa cuối năm 2022, thị trường bất động sản (BĐS), chứng khoán và “trái phiếu giấy lộn” ở Việt Nam nhanh chóng xì hơi khi Ngân hàng Nhà nước siết tín dụng. Có thời điểm, VNindex mất 1/3 giá trị vốn hóa, giao dịch BĐS giảm tới 60% so với cùng kỳ. Đà giảm sốc này tái hiện sự sụp đổ cách đó đúng 10 năm.  Chính sách siết tín dụng đã phơi bày một nền kinh tế hoàn toàn chỉ có đầu cơ. Cả xã hội lao vào mua đi, bán lại những mảnh đất, căn hộ để ăn chênh lệch hoặc kiếm tìm vận hên ở chiếu bạc mang tên VNindex.

Kinh tế Việt Nam sau 10 năm không có sự thay đổi nào về chất nhưng qui mô về vốn thì tăng trưởng gấp hàng chục lần. Điểm sáng duy nhất là dự trữ ngoại hối khá dồi dào đã giúp Ngân hàng Trung ương trụ được tỷ giá và nền kinh tế thoát cơn hiểm nghèo. Tuy vậy, không có nghĩa sóng gió đã qua và rủi ro hệ thống biến mất. Tất cả vẫn còn nguyên và tồi tệ nhưng Ban Tuyên giáo không muốn khoét sâu “niềm đau” này. Rác lại được giấu dưới thảm.

Cũng cần nhắc lại dự trữ hơn 100 tỷ Mỹ kim phần lớn nhờ vào nguồn kiều hối hàng năm đều đặn gửi về khoảng 15-18 tỷ USD. Ngoài ra, trong 6,7 năm gần đây khối doanh nghiệp vốn FDI liên tục xuất siêu ở mức cao khoảng 20-30 tỷ Mỹ kim. Mức xuất siêu này không những đủ bù cho con số nhập siêu của doanh nghiệp nội địa mà còn giúp ngoại thương thặng dư khoảng 5 – 10 tỷ USD/năm.

Xem ra, chừng nào” khúc ruột ngàn dặm” vẫn gửi tiền về và khối doanh nghiệp FDI vẫn ăn nên làm ra, thì vấn đề tỷ giá không quá căng thẳng. Nhưng khi kiều hối sụt giảm như 2021, 2022 và phần lớn thặng dư ngoại thương bị chuyển giá, chuyển ra nước ngoài, thì câu chuyện sẽ hoàn toàn khác.

Theo một nhà báo độc lập, người có rất nhiều thông tin nội bộ, cho biết Ngân hàng TW do bà Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đang chơi trò chặn SWIFT tức là chặn nguồn tiền ngoại tệ của các doanh nghiệp giao dịch ngoại thương khiến cho các ngân hàng thương mại bị mắc kẹt ở giữa và nhiều doanh nghiệp sống dở chết dở chết.

VCB – Vietcombank mới đây đang dính vào một vụ kiện có thể phải bồi thường 2 tỷ USD, là nạn nhân đầu tiên của tình trạng này. Nói đúng bản chất thì đây là vụ cướp cạn của Ngân hàng Trung ương Việt Nam. Có vẻ như dự trữ ngoại hối không như những gì mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tuyên bố và họ đang phải chơi trò tung hứng con dao hai lưỡi.

Quả bom nợ trái phiếu doanh nghiệp hơn 700.000 tỷ đã đếm ngược. Sự kiện Bộ Công an bắt giữ hàng loạt các đại gia như Quyết FLC, Đỗ Anh Dũng – Tân Hoàng Minh, Trương Mỹ Lan – Vạn Thịnh Phát… trong một thời gian ngắn và 4 nhân sự cấp cao của Ngân hàng SCB, Chứng khoán Tân Việt chết bất đắc kỳ tử khiến dư luận chấn động. Những câu chuyện rùng rợn tưởng chỉ có trong phim ảnh trở thành hiện thực đã gây ra một cú sốc cả với giới quan chức lẫn giới làm ăn. Điều này nhanh chóng biến thành một cuộc hoảng loạn khi có tới 4 vạn khách hàng SCB nhận ra họ đã bị lừa mua trái phiếu “3 Không” thay vì gửi tiết kiệm.

Mặc dù có sự bảo kê của “thanh gươm và lá chắn chế độ” nhanh chóng dẹp tan các nhóm biểu tình tự phát của đám “trái chủ oan.” Nhưng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều làn sóng mạnh hơn khi không chỉ 4 vạn khách hàng của SCB bị lừa mà con số này ở tất cả các ngân hàng có thể đến cả trăm ngàn người.

700.000 tỷ là một con số quá lớn đối với một hệ thống vốn đã gánh khoảng 1 triệu tỷ đồng nợ xấu trước đó. Dù với sự sắt máu của chế độ toàn trị CSVN việc dập tắt cơn phẫn nộ của đám “trái chủ oan” hoàn toàn trong khả năng. Một đám đông tham lam và có nhiều thứ để mất sẽ dễ dàng bị dắt mũi hay đe dọa. Chỉ có điều, sẽ mất một thời gian dài để vá víu lại uy tín của hệ thống ngân hàng.

Một thách thức khác ngoài vấn đề nợ doanh nghiệp và dự trữ ngoại hối như đã nói ở trên. Điều nan giải nhất là sẽ là thất nghiệp và dân sinh trong năm 2023. Doanh nghiệp thiếu đơn hàng và cắt giảm công nhân là điều khó tránh. Thị trường Hoa Kỳ và EU sẽ tiếp tục suy giảm mạnh và Việt Nam đang hoàn toàn phụ thuộc vào cả hai thị trường này về xuất khẩu.

Tháng 11, 12 năm 2022, xuất khẩu giảm 8,4% so với cùng kỳ. Quí 4 năm 2022, hàng triệu lao động đã mất việc và bị sa thải khiến cho cái Tet Quí Mão trở thành cái Tết buồn. Sang 2023, tình trạng này sẽ không cải thiện hơn. Mới tháng Giêng,2023, xuất khẩu đã giảm tới 25% so với cùng kỳ và giảm hơn 17% so với tháng trước đó. Đây thực sự là một cú sốc.

Hôm 1 tháng Hai, 2023, truyền thông Việt Nam loan tải chỉ đạo của ông Thủ tướng Phạm Minh Chính về “3 trọng tâm, 3 đột phá” trong 3 lĩnh vực là nhà ở, việc làm và đời sống tinh thần của người lao động tại buổi làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ông Chính giao 3 nhiệm vụ nặng nề này cho 3 phó thủ tướng phụ trách.

Thật khôi hài với cách thức làm việc của hệ thống quan liêu CSVN. Họ cứ phát vung thiên địa, chỉ đạo, chỉ huy, ra nghị định, nghị quyết nhưng làm thế nào để thực hiện các mục tiêu và nguồn lực thực hiện ở đâu thì mô tê răng rứa. Bởi vì, tài chính sẽ là một nút thắt cực kỳ gay go trong năm 2023 và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là một tổ chức ký sinh trùng trên cổ người lao động cũng như tất cả các ban ngành khác. Ngoài việc ăn chặn 1% quĩ lương của người lao động, nó là cánh tay nối dài của hệ thống cai trị để bóc lột thêm người lao động. Bộ máy này không có khả năng để làm việc, nó chỉ có khả năng bóc lột, nhũng lạm…

Dù sao, cũng phải ghi nhận CSVN cũng nhận ra sự cấp bách của 3 vấn nạn nghiêm trọng. Tuy vậy, bộ máy vô dụng của chế độ không thể thực hiện được bất cứ thay đổi nào. Và năm 2023 sẽ là năm diễn ra những khủng hoảng tồi tệ, khởi đầu cho “một cơn gió bụi” với đất nước Việt Nam.

Tân Phong

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.