Việt Nam Bắt Giữ Một Thế Hệ Tranh Đấu Mới

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Kay Johnson/Hanoi, Time 20/11/07

JPEG - 48 kb

Theo lời nhiều nhân chứng kể lại cho một tổ chức đấu tranh dân chủ thì, an ninh mật vụ Việt Nam đã theo đuổi con mồi của họ hàng ngày trời, và khi công an ra tay vào ngày 17/11 thì họ không bỏ lỡ cơ hội. Ít nhất 20 công an bao vây một căn nhà tại Tp. HCM và tràn ngập vào bên trong, bắt giữ 6 người và tịch thu nhiều tài liệu liên quan đến những buổi “hội thảo dân chủ” đã được dự định. Những cuộc ruồng bố như vậy không bất bình thường gì cho lắm: năm nay hàng chục nhà tranh đấu Việt Nam đã bị bắt, hầu hết đêù bị cáo buộc là “tuyên truyền chống lại Cộng hoà XHCN”, là một tội hình sự có thể bị trừng phạt đến 20 năm tù.

Nhưng cái đã làm cho vụ bắt bớ hồi cuối tuần khác biệt là lần này các mục tiêu lại là “các thế lực thù địch nước ngoài”, như nhà nước CSVN thường gán cho các nhà tranh đấu hải ngoại — bao gồm 2 công dân Mỹ, một người Pháp và một người Thái Lan. Ngay hôm nay là ngày Thứ Ba, vẫn không có lời tuyên bố chính thức nào về tội danh gì mà họ đã bị cáo buộc; nhà cầm quyền CSVN từ chối bàn thảo về vụ bắt giữ.

Tất cả 4 người bị bắt giữ là thành viên của Việt Tân, một tổ chức của người Việt hải ngoại hoạt động cho sự thay đổi chính trị tại quê hương Việt Nam. Theo tổ chức này thì những tài liệu bị cấm đoán mà các người tranh đấu đang phân phát bao gồm một cuốn sách nhỏ tựa đề “Từ Ðộc tài đến Dân chủ”, là một bản tóm tắt của các phong trào đấu tranh dân chủ ôn hòa từ Ðông Âu đến Nam Dương và Phi Luật Tân. “Ðây đơn giản chỉ là một sự bày tỏ ôn hòa những điều mà những người này tin tưởng”. theo ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn viên của tổ chức, đặt tại Washington DC.

Việt Tân đã nhận diện những thành viên bị bắt giữ là ông Nguyễn Quốc Quân, 54 tuổi, cư trú tại California và ông Leon Trương, cư trú tại Hawaii, cả hai đều là công dân Hoa Kỳ sinh đẻ tại Việt Nam. Một ký giả và nhà đấu tranh người Pháp gốc Việt là bà Nguyễn Thị Thanh Vân, 51 tuổi và một người Thái Lan gốc Việt Khunmi Somsak, 58 tuổi cũng bị bắt giữ. Các toà đại sứ của các nhà tranh đấu cho biết họ đang cố gắng tìm hiểu xem điều luật nào họ bị cáo buộc là vi phạm.

Vụ bắt giữ mới đây cho biết khá nhiều về việc nhà nước Việt Nam không chấp nhận sự bất đồng chính kiến, nhưng trong trường hợp của vụ ruồng bố này — những buổi hội thảo dân chủ — cũng cho thấy những sách lược mới mà các tổ chức người Việt hải ngoại đang xử dụng để tranh đua với đảng CS đang cầm quyền. Ðã từ lâu, tại các khu phố Sài gòn nhỏ trên thế giới, các tổ chức chống cộng thường là do các cựu quân nhân của chế độ miền Nam nắm phần chủ động, như thúc đẩy để thành lập một chính phủ lưu vong, và ít có quan hệ liên lạc với người dân trong nước. Một vài tổ chức tiếp tục kêu gọi bạo động: như vào cuối năm 2001, thành viên của tổ chức Chính phủ Viêt Nam Tự do đặt tại California, đã bị kết án vì âm mưu dự tính cho nổ bom tại các tòa đại sứ Việt Nam ở Bangkok và Manilla.

Nhưng trong vài năm gần đây, một thế hệ trẻ của người Việt lớn lên tại các nước Tây phương đã có một đường hướng mới. Những nhà tranh đấu mới này — điển hình như anh Hoàng, 35 tuổi, nguyên là một chuyên viên đầu tư ngân hàng, đã rời bỏ Sài gòn cùng với gia đình trên một chiếc tàu lúc 12 tuổi – đang lãnh đạo một cuộc vận động quan hệ công chúng (PR) cho những trái tim và trí tuệ Việt Nam, để đào thải những luận điệu chống cộng diệu vợi và thay vào đó bằng việc cổ xuý đấu tranh cho dân chủ, mạnh mẽ từ bỏ con đường bạo động và thay vào đó bằng các phong trào ôn hòa trong quần chúng. Việt Tân, thành lập năm 1982, dùng lối gởi điện thư tập thể để tuyển mộ thành viên mới bên trong Việt Nam (VT không cho biết là bao nhiêu) và liên kết họ với các tổ chức đấu tranh. Việt Tân quyên góp tài chánh để chuyển về cho những ủng hộ viên tổ chức các buổi hội thảo trong quốc nội. Các thành viên VT tìm kiếm các du sinh Việt Nam đang theo học tại các trường đại học nước ngoài để thay đổi nhận thức của họ. “Ðây không phải là tổ chức chính trị của lớp cha ông những người Việt hải ngoại”.

Bỏ qua những điều này, thì các tổ chức đấu tranh dân chủ kiểu mới đang gặp khó khăn trong việc làm thay đổi tình hình chính trị, dù nhỏ nhất, ở bên trong Việt Nam. Sự liên hệ với bất cứ tổ chức hải ngoại nào — chế độ Hà Nội vẫn xếp hầu hết các tổ chức này vào thành phần khủng bố — là cái cớ để bị bắt giữ, nhiều nhà tranh đấu Việt Nam bị đưa ra tòa năm nay đều bị nhà nước CSVN dùng việc liên hệ với các tổ chức hải ngoại như VT làm bằng chứng buộc tội họ. Giáo sư Carl Thayer, một nhà quan sát kỳ cựu về các vấn đề Việt Nam đang giảng dạy tại trường Ðại học Quốc phòng Úc châu, hỏi.“Họ đang làm đúng, cổ xúy cho việc thay đổi chính trị bất bạo động, nhưng họ sẽ làm được đến mức độ nào? Bất cứ hành động nào giống như vậy đều khiêu khích sự đàn áp. Các nhà lãnh đạo phong trào dân chủ trong nước đã bị bắt giữ một cách có hệ thống. Cho nên họ chưa tạo được ảnh hưởng gì”. Cũng không biết được là vụ bắt bớ mới đây sẽ giúp được gì để mang lại sự chú ý đến cho mục đích của họ. Ðến giờ này thì phản ứng của tòa đại sứ Mỹ và các cơ quan ngoại giao nước ngoài khác vẫn yên lặng, với các viên chức nói rằng họ vẫn đang tìm thêm thông tin.

Dù sao đi nữa, việc chiã mũi dùi vào các công dân nước ngoài, rõ ràng là vì cái tội quảng bá cho dân chủ, thì không làm cho nhà cầm quyền Việt Nam đạt được nhiều sự ủng hộ của những trái tim và trí tuệ ở nước ngoài.

****

Vietnam Arrests a New Activist Breed
By KAY JOHNSON / HANOI

Vietnamese security agents had been tracking their quarry for days, and when police made their move on Nov. 17, they took no chances. At least 20 officers surrounded a house in Ho Chi Minh City and swarmed inside, arresting six people and confiscating documents connected to planned “democracy seminars”, witnesses told a pro-democracy group. Such raids are far from unusual: this year at least a dozen Vietnamese activists have been arrested, most charged with “propaganda against the Socialist Republic,” a crime punishable by up to 20 years in prison.

But what made the weekend roundup different is that this time the targets were “hostile foreign elements”, as the Vietnamese government describes overseas activists — including two U.S. citizens, a Frenchwoman and a Thai national. As of Tuesday, there was no official word on what crime they are accused of; Vietnamese authorities refused to discuss the arrests.

All four of those detained are members of Viet Tan (Vietnam Reform), an organization of overseas Vietnamese working for political change in the motherland. According to the group, the banned materials the activists were distributing included a booklet called “From Dictatorship to Democracy,” a summary of peaceful democratic movements from Eastern Europe to Indonesia and the Philippines. “This was simply a peaceful expression of these people’s beliefs,” says Duy Hoang, the group’s Washington, D.C.-based spokesman.

Viet Tan identified its arrested members as Nguyen Quoc Quan, 54, of California and Leon Truong, 54, of Hawaii, both U.S. citizens born in Vietnam. French-Vietnamese writer and activist Nguyen Thi Thanh Van, 51, and ethnic-Vietnamese Thai national Khunmi Somsak, 58, were also arrested. The activists’ respective embassies said they are now trying to find out what law they are accused of breaking.

The latest arrests say a lot about Vietnam’s intolerance for dissent, but the circumstances of the raid — the democracy seminars — also illustrate new strategies that Vietnamese groups overseas are adopting to challenge the ruling Communist Party. For a long time, in Little Saigons around the world, anti-communist groups tended to be dominated by former officers of the South Vietnamese regime, pushing to create a government in exile, and had little contact with the people in Vietnam itself. Some groups continued to advocate violence: as late as 2001, members of the California-based Government of Free Vietnam were convicted of plotting the attempted bombings of Vietnamese embassies in Bangkok and Manila.

But in recent years, a younger generation of Western-raised Vietnamese has taken a different approach. These new activists — characterized by 35-year-old Hoang, a former investment banker who left Saigon in a boat with his family at age 12 — have been leading a p.r.-savvy campaign for Vietnam’s hearts and minds, ditching anti-communist rhetoric in favor of pro-democracy advocacy and strenuously denouncing violence in favor of peaceful grassroots movements. Viet Tan, founded in 1982, uses mass emails to recruit new members inside Vietnam (it won’t say how many) and coordinate them with dissident groups. It raises funds to funnel to sympathizers who hold democracy seminars inside the country. Members seek to convert Vietnamese studying in overseas universities to the cause. “This is not your father’s overseas Vietnamese political group,” says Hoang.

Regardless, the new-style pro-democracy groups have had difficulty making even the smallest political change inside Vietnam. Association with any overseas group — Hanoi still classifies most as terrorist organizations — is grounds for arrest; several of the Vietnamese activists put on trial this year had their links to overseas groups like Viet Tan used as evidence against them. “They are on the right side, advocating non-violent political change, but are they doing good?” asks Carl Thayer, a veteran Vietnam analyst who lectures at Australia’s National Defence University. “Any action like that provokes repression. The key leaders of the pro-democracy movement in Vietnam have been systematically rounded up. So they just aren’t getting any traction.” It’s not clear whether the latest arrests will help bring attention to their cause, either. So far, reaction from the U.S. embassy and other foreign missions has been muted, with officials saying they are still seeking more information. Still, the targeting of foreign nationals, apparently for the crime of promoting democracy, is not likely to win Vietnam many hearts and minds abroad.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.