Việt Nam có hay không một tầng lớp tinh hoa?

HĐND TP.HCM đã biểu quyết thông qua dự án xây nhà hát giao hưởng 1.500 tỉ tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm hôm 8/10/2018
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết cần đưa ra định nghĩa của từ “tinh hoa”. Theo nhiều từ điển tiếng Việt, tinh hoa có nghĩa là phần tinh túy nhất, tốt đẹp nhất và có khi là cả quan trọng nhất.[1]

Trong nhiều sách vở, tài liệu, từ “tinh hoa” được xem là tương ứng với từ “elite” trong tiếng Anh. Tuy nhiên, từ “elite” trong tiếng Anh có nghĩa không hoàn toàn như từ “tinh hoa” trong tiếng Việt.

Từ điển American Heritage định nghĩa “elite” là một nhóm hay tầng lớp được xem là ưu việt hơn các nhóm hay tầng lớp khác nhờ trí tuệ, địa vị xã hội hay sự giàu có. Nhiều từ điển tiếng Anh khác cũng định nghĩa “elite” tương tự.[2]

So sánh nghĩa tiếng Anh và nghĩa tiếng Việt, có thể thấy “tinh hoa” và “elite” có phần chung và có phần riêng, mà không hoàn toàn như nhau, bởi người ưu việt nhờ trí tuệ, địa vị xã hội hay sự giàu có thì có thể, mà không nhất thiết là tinh túy, tốt đẹp hay quan trọng.

Để được xem là tinh túy, tốt đẹp hay quan trọng, một nhóm hay tầng lớp cần có những gì khác hơn. Đó là một hệ thống giá trị chuẩn mực làm mục tiêu vươn lên cho toàn xã hội, dẫn dắt xã hội phát triển về phương diện vật chất lẫn tinh thần, trong đó phương diện tinh thần quan trọng hơn, và phương diện vật chất làm nền tảng, hỗ trợ cho phương diện tinh thần.

Theo cách hiểu này, tầng lớp lắm tiền nhiều của không phải là tinh hoa, tầng lớp lắm quyền nhiều thế không phải là tinh hoa, tầng lớp lắm chức nhiều danh không phải là tinh hoa, nếu tiền của đó, quyền thế đó, chức danh đó không đi cùng các giá trị mang tính chuẩn mực có ý nghĩa đối với đời sống tinh thần của xã hội.

Nếu Việt Nam có một tầng lớp tinh hoa, cùng lắm đó là một tầng lớp tinh hoa trong quá khứ, vào cái thời mà các giá trị tốt đẹp như chân thật, tử tế, chính trực, ngay thẳng, can đảm, nhân từ, v.v. được đề cao mà không bị vùi lấp bởi các giá trị đối nghịch. Đó là cái thời mà ý thức hệ cộng sản chưa len lỏi vào mọi ngõ ngách của đời sống.

Vậy còn ngày nay thì sao? Việt Nam ngày nay không có một tầng lớp tinh hoa, dù có những người có trí tuệ, địa vị xã hội hay sự giàu có. Những người này nhìn chung không có các giá trị chuẩn mực, thậm chí có các giá trị đối nghịch. Chẳng hạn, một bộ phận những người giàu có sở dĩ giàu có không phải nhờ chân thật, tử tế, chính trực hay ngay thẳng, mà nhờ giả dối, đểu cáng, lươn lẹo hay lọc lõi.

Chúng ta có không ít những người có trí tuệ, song không có tầng lớp trí thức, nếu trí thức không chỉ được xem là có trí tuệ, mà còn được xem là có tinh thần thức tỉnh xã hội.

Chúng ta có một loạt những người có địa vị xã hội, song không có tầng lớp quý tộc, nếu quý tộc không chỉ được xem là có địa vị xã hội, mà còn được xem là có cốt cách thanh cao.

Chúng ta có đáng kể những người giàu có, song không có tầng lớp thượng lưu, nếu thượng lưu không chỉ được xem là giàu có, mà còn được xem là có phẩm giá đáng được ngưỡng vọng.

Họa chăng, Việt Nam giờ đây chỉ có một nhóm người có các giá trị ấy. Họ rải rác trong số hơn 90 triệu người Việt Nam. Xét về lượng, họ không đủ hùng hậu để hình thành một tầng lớp, và vì vậy, ảnh hưởng của họ không đủ mạnh mẽ.

Lịch sử cho thấy các quốc gia tiến bộ và văn minh đều được dẫn dắt bởi tầng lớp tinh hoa. Ở phương Tây, đó là Mỹ, Anh, Pháp, Đức, v.v. Ở phương Đông, đó là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, v.v. Thiếu vắng tầng lớp tinh hoa, một quốc gia khó có thể định hình được một hệ thống giá trị làm nền tảng cho sự phát triển. Đây là một khiếm khuyết lớn của xã hội Việt Nam.

Vì lẽ đó, việc thúc đẩy hình thành một tầng lớp tinh hoa là cần thiết. Trong bối cảnh các thể chế chính trị, kinh tế, pháp luật, giáo dục, v.v. bất lợi cho sự hình thành của tầng lớp tinh hoa, mỗi cá nhân, đặc biệt là những người trẻ, cần ý thức về sự vươn lên của chính mình, hướng tới rèn luyện trí tuệ lẫn cốt cách, phẩm giá của chính mình, sao cho trở thành tinh hoa của đất nước về sau.

Nguyễn Trang Nhung

Chú thích:

[1] Định nghĩa từ “tinh hoa”
https://vdict.com/tinh%20hoa,3,0,0.html
http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/Tinh_hoa

[2] Định nghĩa từ “elite”
https://www.thefreedictionary.com/elite

(Bài viết nảy sinh từ một luồng ý kiến ủng hộ phát ngôn của ca sĩ Mỹ Linh gần đây về việc xây dựng nhà hát Thủ Thiêm. Luồng ý kiến này cho rằng việc xây dựng nhà hát góp phần thúc đẩy tầng lớp tinh hoa trong xã hội, dẫn dắt xã hội trở nên giàu có và văn minh. Không bàn tới việc liệu luồng ý kiến này đúng hay sai, người viết đơn thuần đặt ra câu hỏi (được dùng làm tiêu đề bài viết) và nêu lên câu trả lời.)

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quan khách niệm hương trước linh vị các Anh Hùng Đông Tiến trong buổi Lễ Tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến do Cơ sở Việt Tân tại Pháp tổ chức hôm 15/09/2024 tại Paris, Pháp Quốc

Ngọn Lửa Đông Tiến Còn Thắp Sáng

Paris chưa vào thu, nhưng sáng nay lại se sắt cái rét ngọt của giao mùa. Trong căn phòng họp nhỏ của ngôi giáo đường, quan khách đã vào chỗ ngồi. Có khoảng một trăm người, nào là những cụ già tóc bạc phơ, tay mang gậy chống, nào là những khuôn mặt quen thuộc của những thân hữu đã đồng hành cùng Cơ sở Việt Tân Pháp trong suốt bốn thập niên qua.

Vị trí ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc gần biên giới Việt Nam. Nguồn: Hội Nhà văn Việt Nam

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà vẫn phải đối mặt với thảm họa điện hạt nhân

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với thảm hoạ điện hạt nhân. Thật nguy hiểm khi các nhà máy điện hạt nhân công suất lớn của Trung Quốc lại nằm sát biên giới Bắc Việt Nam, thuộc khu vực dân cư đông đúc nhất Việt Nam, và chỉ cách thủ đô Hà Nội chừng 300 km.

Việt Nam không thể không có bước chuẩn bị để cảnh báo phóng xa và đối phó với các trường hợp xấu.

'Kỳ tích' làng Nủ

‘Kỳ tích’ làng Nủ

Những ngày qua, tôi nghe nhiều đến từ “kỳ tích ở làng Nủ.” Ban đầu là 8 người trở về, sau đó là 3 người, và hôm nay là 18 người. Chúng ta hãy thử xem cái gì là kỳ tích ở đây nhé.

Tang thương ngay khi cơn bão Yagi đi qua. Trong hình là những chiếc quan tài xếp chồng lên nhau dành cho các nạn nhân của trận lũ quét xảy ra hôm 10/09/2024 ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, đã vùi lấp toàn bộ 37 gia đình với 158 người đang sinh sống. Ảnh: STR/AFP via Getty Images

Khi bão lũ đi qua!

Cơn bão đi qua không chỉ gây chết chóc mà còn làm lộ ra bao nhiêu chuyện đau lòng trong một xã hội nhiễu nhương và giả trá. Bão lũ là thiên tai nhưng ở đây những tổn thất nhân mạng và tài sản có phần lớn là do nhân tai, do cách tổ chức và điều hành xã hội vô trách nhiệm của nhà cầm quyền.