Việt Nam Đứng Ở Ngã Ba Trước Sự Thay Đổi Của Á Châu (Phần 2)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chuyến đi Đông Á của Tổng Thống Biden và Hội Nghị Thượng Đỉnh US-ASEAN: Việt Nam chọn lựa chính sách ngoại giao nào cho lợi nhất và cơ hội mới nào cho nỗ lực dân chủ hóa Việt Nam.

Phần 2: Việt Nam Sẽ Làm Gì Khi Trung Quốc Chiếm Biển Đông?

Thanh Lan (TL): Đài Loan và Biển Đông là 2 trong 5 lợi ích cốt lõi mà Trung Quốc chủ trương sau Tây Tạng, Tân Cương và Hong Kong. Vậy nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan thì Biển Đông cũng sẽ chung số phận hay không, và nếu xảy ra thì ảnh hưởng sẽ như thế nào?

Lý Thái Hùng (LTH): Đài Loan hiện có 24 triệu dân và mật độ dân cư là 9.555 người/cây số vưông. Trong khi ở Ukraine thì mật độ là 2.690 người/cây số vuông. Như vậy so với Ukraine, khi Tập Cận Bình ra lệnh tấn công thì người dân Đài Loan sẽ thiệt hại rất nhiều. So với tàu chiến, Trung Quốc hiện có 360 chiếm hạm cùng với một đội ngũ dân quân đông khủng khiếp trong khi Hoa Kỳ chỉ có 300 chiến hạm. Tuy nhiên điểm then chốt là Đài Loan cách Hoa Lục đến 120 hải lý, nên vấn đề hậu cần không phải là điều dễ dàng. Nếu có học bài học từ cuộc chiến Ukraine, thì Bắc Kinh phải tính toán thật kỹ khâu hậu cần và đối phó với những vũ khí chiến lược mà Hoa Kỳ đang viện trợ cho quân đội Ukraine hiện nay. Do đó nếu TQ quyết định tấn công Đài Loan thì họ phải nắm chắc chiến thắng chứ không lờ mờ.

Ngoài ra, Trung Quốc khi đã quyết định tấn công Đài Loan, thì các mặt trận khác: Okinawa, Phi Luật Tân – Biển Đông đều nằm trên chuỗi  đảo số một là mục tiêu kế tiếp phải nhắm tới. Do đó, Trung Quốc đã tấn công Đài Loan thì chắc chắn phải tấn công cả biển Đông.

TL: Trong trường hợp này, Hoa Kỳ và đồng minh phản ứng ra sao nếu Trung Quốc chiếm Biển Đông? 

LTH: Khác với Âu Châu, Ukraine không tham gia NATO nên Hoa Kỳ và khối NATO không đưa quân vào giúp mà chỉ viện trợ vũ khí cho người dân Ukraine chiến đấu. Trong khi đó an ninh của Đài Loan gắn liền với bán đảo Triều Tiên và Biển Đông – con đường hàng hải (quan trọng) của thế giới. Vì thế, không chỉ Hoa Kỳ mà cả Bộ Tứ Kim Cương và các cường quốc Âu Châu sẽ phải tham chiến để bảo vệ Biển Đông, bao vây và cô lập Trung Quốc.

Ngoải ra, việc Trung Quốc đã xây dựng căn cứ quân sự tại Hoàng Sa và Trường Sa, và mới đây đại sứ Trung Quốc tại Campuchia, củng với bộ trưởng Quốc Phòng Campuchia chủ tọa lễ động thổ hôm mồng 8 tháng Sáu, 2022 để nâng cấp quân cảng Ream nằm trong Sihanoukville, bằng tiền viện trợ không hoàn lại, tức cho không Campuchia cho thấy là Trung Quốc đang nâng cấp quân cảng này để tàu chiến của Trung Quốc có thể đóng ở đây một cách thường trực.

Rõ ràng là Trung Quốc đã và đang lên một trận đồ quân sự trên biển từ đảo Hải Nam xuống Hoàng Sa, Trường Sa và nối với quân cảng Ream của Campuchia. Trận đồ này không chỉ cô lập Việt Nam ở Biển Đông mà còn sẵn sàng đối đầu với các tàu chiến của Bộ Tứ Kim Cương. Với trận đồ này, Việt Nam thật sự nguy hiểm vì bị ép vào thế bánh mì kẹp khi phía Tây thì bị Lào và Campuchia trấn dưới áp lực của Trung Quốc, còn Biển Đông thì bị Trung Quốc phong tỏa như trận đồ nói trên.

Nói cách khác, VN rất nguy và nếu VN rơi vào vòng kiểm soát của TQ thì không chỉ VN bất lợi mà các nước dân chủ trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình cũng sẽ gặp trở ngại. Do đó VN sẽ trở thành một Ukraine tại Á Châu như nhiều chuyên gia đã dự phóng khi cuộc chiến Ukraine xảy ra.

Các giới chức Phương Tây tin rằng Trung Quốc đang thiết lập sự hiện diện quân sự tại Căn Cứ Hải Quân Ream của Campuchia ở Vịnh Thái Lan. Ảnh: The Washington Post
Các giới chức Phương Tây tin rằng Trung Quốc đang thiết lập sự hiện diện quân sự tại Căn Cứ Hải Quân Ream của Campuchia ở Vịnh Thái Lan. Ảnh: The Washington Post

 

TL: CSVN lúc đó sẽ phản ứng ra sao?

LTH: Cho đến hiện tại, CSVN dựa vào cái gọi là chính sách 4 không: 1) Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; 2) Không tham gia liên minh quân sự; 3) Không liên kết với nước này để chống nước kia; và 4) Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, thì chỉ (là) tự giải giới mà thôi.

Họ nghĩ rằng với chủ trương mang tính đu dây như vậy, Trung Quốc sẽ buông tha; nhưng trên thực tế Trung Quốc  chỉ hành xử cho quyền lợi mình và theo bản năng xâm lược. CSVN vào lúc này chỉ còn một trong hai con đường:

Một là tiếp tục giữ (chính sách) 4 không để làm hài lòng TQ và chấp nhận mất cả Hoàng Sa và Trường Sa, để sống trong não trạng khiếp sợ của vòng kim cô 16 vàng và 4 tốt. Thế đu dây sẽ không còn hiệu lực vì sẽ bị Mỹ và đồng minh tẩy chay. Bài học của các quốc gia Âu Châu đoàn kết, đứng chung vào một mối để chống lại Nga xâm lược Ukraine là điều mà CSVN phải nhận thức (Thụy Sĩ bỏ thế trung lập từ 1815 để chống lại Nga tấn công Ukraine; Phần Lan và Thụy Điển cũng bỏ chính sách hàng trăm năm của họ để xin gia nhập NATO trong tình hình mới)

Hai là đứng về phía đồng minh Mỹ-Nhật-Đài-Ấn để chống lại TQ và bảo vệ lãnh hải.

Hiện nay, CSVN đang mò mẫm con đường thứ hai là tìm cách tiếp cận gần hơn với Hoa Kỳ và Bộ Tứ, nhưng phải nói là thái độ của lãnh đạo CSVN rất ỡm ờ chỉ vì não trạng quá sợ Bắc Kinh. Sự kiện Hoa Kỳ đã nhiều lần đế nghị với Hà Nội nâng quan hệ từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược, nhưng lãnh đạo CSVN tìm cách tránh né; trong khi có đến 88%  người dân Việt Nam qua cuộc thăm dò của Cơ quan ISEAS (Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á – Institute of Southeast Asian Studies) của Singapore vào tháng Ba, 2022 muốn Việt Nam chọn đi gần với Hoa Kỳ vì sẽ an toàn hơn.

TL: Có nhiều người nghĩ rằng để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ ở Biển Đông, đây là lúc mà CSVN nên mạnh dạn thoát Trung và đi gần với Hoa Kỳ. Nhưng cũng có những người khác nghĩ rằng, dù CSVN có thoát Trung và dựa vào Hoa Kỳ để giữ Biển Đông thì tình hình cai trị của CSVN cũng sẽ vô cùng tồi tệ với những đàn áp khốc liệt hơn vì Hoa Kỳ sẽ không can thiệp khi họ đang cần sự hợp tác của CSVN để chống Bắc Kinh. Do đó bài toán thoát Trung và đi gần với Hoa Kỳ như dư luận bàn tán hiện nay, có thật sự có lợi cho phong trào dân chủ hay chỉ giúp cho CSVN giữ chặt quyền lực, ông nghĩ sao?

LTH: Dân tộc VN đã có quá nhiều kinh nghiệm đau thương khi sống với người hàng xóm phương Bắc. Đó là dân ta luôn luôn phải chống trả lại tham vọng bành trướng và xâm lăng của Bắc Kinh trong mọi thời đại. Ngày hôm nay, VN cũng đã rơi vào hiểm họa Bắc Triều khi mà chính sách “trỗi dậy” của Bắc Kinh được thực hiện tinh vi qua kinh tế, ngoại giao, ngay cả xâm lược bằng văn hóa, khiến cho Việt Nam khó thoát.

Chúng ta cần ý thức rằng các mối quan hệ giữa các quốc gia đều tựa trên quyền lợi. Hoa Kỳ có giúp CSVN cũng là để phục vụ quyền lợi của nước Mỹ. Ngược lại lãnh đạo CSVN đi gần với Mỹ cũng là để tìm một chỗ dựa mới trước hiểm họa phương Bắc. Nhưng sự kiện CSVN đi gần với Mỹ và chọn thế hợp tác trong IPEF (Khuôn Khổ Kinh Tế Ấn Độ-Thái Bình Dương) đã mở ra hai lối thoát.

1/ Nếu CSVN  tiếp tục ngả theo Trung Quốc thì hoàn toàn bất lợi, không chỉ Hà Nội rập khuôn, áp dụng toàn bộ chính sách đàn áp tinh vi của TQ lên phong trào đối kháng tại Việt Nam mà nguy cơ mất đất, mất lãnh hải là điều chúng ta đã cảnh báo từ lâu;

2/ Hoa Kỳ tuy là xứ tư bản, nhưng Hoa Kỳ luôn luôn cổ võ cho giá trị dân chủ, tự do. Tuy Hoa Kỳ không can thiệp vào nội bộ chính trị từng quốc gia vì nhu cầu ngoại giao, nhưng Hoa Kỳ có chính sách cổ võ, hỗ trợ cho sự phát triển phong trào dân chủ mà người Việt Nam có cơ hội để khai thác.

Hơn thế  nữa, phong trào dân chủ lớn mạnh hay không chính là nằm ở ý chí của người Việt và các lực lượng đấu tranh. Do đó, khi  CSVN đi gần với Hoa Kỳ sẽ là cơ hội để các lực lượng đấu tranh cùng làm việc với các tổ chức NGO, chính giới, truyền thông, công ty mạng và ngay cả giới đầu tư vào VN để tạo áp lực thay đổi lên CSVN.

TL: Trở lại theo nhiều phân tích của dư luận báo chí quốc tế thì chủ đích chuyến đi Á Châu của ông Biden vừa qua là muốn đưa vấn đề Đài Loan là điểm nóng thứ hai tại Á Châu sau Ukraine. Như vậy thì theo ông, sau hơn 100 ngày diễn ra cuộc chiến ác liệt tại Ukraine, thế giới đã rút ra những điều gì được cho là chiến lược chấm dứt lối mòn của quá khứ?

LTH: Qua cuộc chiến xảy ra tại Ukraine và nhất là sự hợp tác “không giới hạn” giữa Nga và Trung Quốc, thế giới đang có 3 sự thay đổi không hề có trước ngày khởi sự (cuộc) xâm lược 24 tháng Hai, 2022.

Thứ nhất là Liên Âu đã quyết định là đến cuối năm 2022 sẽ chấm dứt không mua dầu thô, khí đốt của Nga. Quyết định này cho thấy một nhận thức quan trọng là không thể tiếp tục dựa vào một nguồn cung ứng năng lượng, nhất là từ những chế độ độc tài.

Thứ hai là Hoa Kỳ hơn bao giơ hết phải tính đến việc rút thật nhanh chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc với bất cứ giá nào vì để lâu Hoa Kỳ sẽ trở thành “nạn  nhân” của Trung Quốc khi Bắc Kinh tấn công Đài Loan, dẫn đến sự mở rộng xung đột trong khu vực Á Châu.

Thứ ba là hơn lúc nào hết sự hợp tác ngày nay đi liền giữa thương mại và hợp tác an ninh cùng cải thiện nhân quyền và dân chủ hóa chứ không thể hoàn toàn là thương mại như quá khứ.

TL: Yếu tố thương mại phải đi liền với hợp tác an ninh, đồng nghĩa với sự đi đôi giữa kinh tế thị trường và dân chủ tự do được nêu ra từ hàng thập niên qua, nhưng vì lợi nhuận người ta đã chỉ chú trọng thương mại và kết quả cho thấy sự vươn lên của một Trung Quốc giàu có về kinh tế, nhưng hoàn toàn nghèo nàn về quyền con người. Phải chăng từ bài học này mà người ta sẽ phải thay đổi chứ không còn mù quáng giúp cho những xứ độc tài phát triển kinh tế?

LTH: Đã có một thời gian dài người ta đưa ra lý thuyết là dùng kinh tế để chuyển hóa chính trị, nhất là đối với những quốc gia độc tài nhưng rõ ràng lý thuyết này là một sai lầm tai hại vì khi những chế độ độc xây dựng được nguồn kinh tế lớn mạnh nhưng quyền lực chính trị nằm trong tay một đảng hay một cá nhân độc tài, thì các cường quốc độc tài này sẽ trở thành mối đe dọa cho nền hòa bình và ổn định của thế giới. Nga và Trung Quốc là hai trường hợp điển hình.

Vì thế mà khi Tổng Thống Biden lên cầm quyền, ông đã đưa ra chủ trương xây dựng lại nền tảng dân chủ thế gìới qua việc tổ chức Hội Nghị Dân Chủ Toàn Cầu. Bên cạnh đó, việc khởi xướng Khuôn Khổ Kinh Tế Ấn Độ-Thái Bình Dương (IPEC) không dựa trên thuế quan mà dựa vào sự hợp tác qua 4 trụ cột: chuỗi cung ứng, năng lượng sạch, thương mại kỹ thuật số, thuế khóa và chống tham nhũng theo hình thức đôi bên cùng có lợi, cho thấy là Hoa Kỳ không chỉ nhắm tới lợi ích một chiều mà muốn tiến tới sự ra đời một liên minh hợp tác trên hai mặt: Thương mại và an ninh. Tức là qua những hợp tác này, Hoa Kỳ mong muốn mở rộng vòng đai của một liên minh các quốc gia dân chủ toàn cầu trong lâu dài.

(còn tiếp)

XEM THÊM:

Phần 1: Liệu Trung Quốc Tấn Công Đài Loan?
Phần 3: Viễn Cảnh Công Cuộc Dân Chủ Hóa Việt Nam

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.