Việt Nam gán tội hình sự cho một số nhà hoạt động chính trị

Hình minh họa. Luật Sư Nguyễn Văn Đài (giữa) thuộc Hội Anh Em Dân Chủ và những nhà hoạt động khác tại phiên tòa ở Hà Nội hôm 5/4/2018. Ảnh: AFP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một số nhà hoạt động chính trị thuộc diện Bộ Công an Việt Nam truy nã  bị chuyển tội danh từ tội chính trị sang các tội danh hình sự khác như “môi giới mãi dâm” hay “nhận hối lộ”.

Hội Anh Em Dân chủ (AEDC) dẫn nguồn từ trang web của Bộ Công an Việt Nam cho biết, ông Nguyễn Văn Tráng, ông Mai Văn Tám là thành viên Hội này bị đổi từ tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” sang tội danh “môi giới mãi dâm”. Bà Phạm Thị Lan bị đổi từ tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” sang tội danh “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” rồi sau đó là tội danh “sử dụng trái phép vũ khí thô sơ”. Ông Trần Minh Nhật, đảng viên đảng Việt Tân, bị chuyển từ tội danh “không chấp hành án” sang tội danh “nhận hối lộ”. Ông Thái Văn Dung, ông Lê Văn Sơn, cũng là đảng viên Đảng Việt Tân, bị chuyển từ tội danh “không chấp hành án” sang tội danh “xúi giục hoặc giúp người khác tự sát”.

Đài Á Châu Tự Do liên hệ với ông Nguyễn Văn Tráng thì được biết hiện ông đang lánh nạn cũng khá lo lắng về thông tin này:

Tôi mới lên tra lại hồ sơ của tôi trên trang web của Bộ Công an thì tôi thấy được sự thay đổi tội danh từ ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ trở thành tội ‘môi giới mãi dâm’.

Tôi cũng khá là lo lắng bởi vì sự thay đổi nào cũng có mục đích chứ không phải ngẫu nhiên mà Bộ Công an lại tiến hành thay đổi tội danh từ một người hoạt động chính trị trở thành một người tội phạm hình sự. Tôi có cảm giác đầu tiên là mọi thứ sẽ còn khó khăn hơn nữa trong tương lai.

Ông Lê Văn Sơn trả lời RFA từ Mỹ cho biết ông không quan tâm đến những việc làm như thế này của Chính quyền Hà Nội:

Tôi thì tôi mới biết và thực ra đến bây giờ tôi vẫn chưa vào trang web của công an Cộng sản xem là mình bị như thế nào. Bởi vì thực sự ra tôi thấy trò này nếu là sự thật của công an Cộng sản Việt Nam thì nó quá là trẻ con mà tôi cũng chả thèm quan tâm đến làm gì cả.

Về nguyên do mà Bộ Công an thực hiện việc thay đổi tội danh từ chính trị sang tội danh hình sự, ông Tráng nghĩ rằng có 2 mục đích chính. Thứ nhất là nhằm hạ thấp hình ảnh của những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, như cái cách mà trước đây nhà cầm quyền đã làm với luật sư Lê Quốc Quân hay Cù Huy Hà Vũ. Thứ hai nhằm khiến cho việc lánh nạn của những người hoạt động chính trị khó khăn hơn rất nhiều và khả năng bị dẫn độ về Việt Nam cũng cao hơn. Ông Tráng trình bày:

Tôi cho rằng khi mà hình sự hóa các tội danh chính trị sẽ khiến cho sự lẩn tránh của các nhà hoạt động trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Nếu họ xin quy chế tị nạn hay xin đi nước thứ ba thì sẽ trở nên khó khăn hơn, giấy tờ thủ tục cũng phức tạp hơn rất nhiều. Cái thứ hai của việc quy hoạt động chính trị sang hình sự khiến cho khả năng dẫn độ của họ bị tăng lên, thì tôi cho rằng có những mục đích như trên.

Cả hai luật sư Lê Quốc Quân và Cù Huy Hà Vũ đều là những người đã lên tiếng chỉ trích chính quyền. Luật sư Lê Quốc Quân bị án tù với cáo buộc trốn thuế. Luật sư Cù Huy Hà Vũ bị bắt với cáo buộc “quan hệ bất chính”.

Ông Lê Văn Sơn cho rằng khi Chính quyền Hà Nội truy nã hay cầm tù những người hoạt động vì dân chủ, nhân quyền thì chắc chắn sẽ có sự can thiệp, lên tiếng của Quốc tế và động thái thay đổi tội danh này sẽ nhằm làm giảm bớt áp lực Quốc tế:

Tôi thấy những người lên tiếng đấu tranh cho dân chủ nhân quyền, cho tự do, cho quyền con người tại Việt Nam khi họ bị bắt, bị cầm tù liên quan đến chính trị thì rõ ràng là quốc tế họ can thiệp rất là mạnh và họ gây sức ép rất lớn lên Chính quyền Hà Nội. Vì thế cho nên việc chuyển đổi tội danh từ chính trị sang hình sự nó sẽ, thứ nhất là Cộng Sản Hà Nội biến những người đấu tranh chân chính trở thành những người phạm tội hình sự.

Thứ hai, nếu như mà những việc chuyển đổi như thế này mà không có phản ứng gì thì họ sẽ lừa được dư luận trong nước cũng như quốc tế và việc can thiệp của các chính phủ, các tổ chức đối với những người hoạt động trở nên khó khăn hơn.

Chủ tịch Hội AEDC, luật sư Nguyễn Văn Đài cũng đã ra thông cáo phản đối việc Bộ Công an Việt Nam thay đổi tội danh trên lệnh truy nã của những nhà hoạt động nói trên. Đồng thời, kêu gọi các tổ chức Quốc tế cùng nhau lên án hành động này của nhà cầm quyền Việt Nam.

Theo nội dung thông cáo, “Việc hình sự hóa này nhắm mục đích sâu xa hơn là có lý cớ đẩy mạnh việc truy tìm trong nước, hay yêu cầu các nước lân cận bắt và dẫn độ những người đang bị truy nã về Việt Nam để trừng phạt họ. Đồng thời nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam rất ranh ma để né tránh sự lên án của quốc tế đối với các vi phạm nhân quyền của họ.

Ngoài ra, Hội AEDC cũng kêu gọi các chính phủ Hoa Kỳ, Canada, Australia, EU,… cùng với Cao Ủy LHQ về tị nạn hãy nhanh chóng cho phép những người có tên nêu trên mà còn đang cư trú ở Thái Lan được phép sang tị nạn chính trị trong trường hợp khẩn cấp. Tránh để họ bị bắt cóc đưa trở lại Việt Nam như trường hợp của ông Trịnh Xuân Thanh – cựu quan chức ngành dầu khí, và blogger Trương Duy Nhất,… những người đã bị an ninh Việt Nam bắt cóc khi đang xin quy chế tị nạn ở nước ngoài.

Cao Nguyên

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.