Việt Nam gia tăng đàn áp tiếng nói đối lập

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhà văn từng lãnh giải bị xử tù chỉ vì lên tiếng ôn hòa

Lê Minh phỏng dịch

(New York, 4/02/2010) – Hôm nay Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) lên tiếng đòi hỏi chính phủ Việt Nam phải hủy bỏ tội danh và trả tự do ngay lập tức cho nhà văn Trần Khải Thanh Thủy. Bà Thủy sẽ bị đem ra xét xử vào ngày 5/02/2010 với tội danh bịa đặt “hành hung”, mà chính bà lại là người bị hành hung trong khi cảnh sát mặc thường phục gần đó chỉ đứng nhìn.

Cả bà Thủy và cô Phạm Thanh Nghiên, người bị xử tù hôm 29/01 với tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước”, đều lãnh giải thưởng Hellman/Hammett cao quý nhằm vinh danh những nhà văn bị chính quyền trù dập.

Ông Adams, Giám đốc văn phòng Á Châu của HRW phát biểu: “Những phụ nữ can đảm như bà Trần Khải Thanh Thủy và cô Phạm Thanh Nghiên phải ngồi tù thay vì có được cơ hội đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Cho đến khi nào thì chính phủ Việt Nam mới chấm dứt việc tống giam các nhà bất đồng chính kiến chỉ vì họ có can đảm nói lên chính kiến của mình?”

Để bào chữa cho những hành động đàn áp vừa qua, hôm 2/02 ông Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh nói rằng: “Cần nêu cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, diễn biến hòa bình, đòi đa nguyên, đa đảng, lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền hòng phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa”.

Vụ xử 2 nữ nhi này là vụ xử mới nhất trong một loạt các vụ xử các nhà bất đồng chính kiến bị bắt trong năm 2009. Tối thiểu có đến 17 nhà bất đồng chính kiến bị bắt và xử tù kể từ tháng 10 vừa qua.

Ông Adams còn nói tiếp: “Chẳng ai trong số này đáng bị nhốt tù cả. Họ chỉ là những nhà đấu tranh bảo vệ dân chủ nhân quyền một cách ôn hòa, và họ cũng là những nhà báo, Bloggers, nhà văn”.

Bà Thủy, một nhà văn và bình luận chính trị năm nay 50 tuổi, đã bị bắt hôm 8/10/2009. Sáng ngày hôm đó, cảnh sát đã chận bắt bà trên đường đi Hải Phòng để tham dự phiên tòa xử các thân hữu của mình. Họ buộc bà phải quay về lại Hà Nội, thì ngay đêm đó tại đây xảy ra vụ cảnh sát cho bọn côn đồ hành hung bà và chồng.

Bà Thủy bị hành hung gây thương tích ở đầu và cổ rồi bị bắt ngay sau đó, và bị tạm giam tại đồn công an Đống Đa với tội danh “cố ý hành hung gây thương tích cho người khác” theo Điều 104 Bộ Luật Hình Sự. Ngày 19/10, Bà Thủy bị di dời đến Nhà tù Hỏa Lò. Mặc dầu bị bênh tiểu đường và ho lao nặng, nhưng kể từ hôm bị bắt bà không được phép gặp mặt thân nhân của mình.

Bà cũng đóng một vai trò then chốt trong phong trào dân chủ hiện đang khốn đốn. Năm 2006, bà lập ra Hội Dân Oan Việt Nam, giúp thành lập Công Đoàn Độc Lập Việt Nam và gia nhập Ban biên tập báo Tổ Quốc, một tờ báo chui được lưu truyền trên internet. Cho đến khoảng 5 tuần trước khi bị bắt, bà Thủy vẫn năng động trên Blog của mình (http://trankhaithanhthuy.blogspot.com/) Kể từ khi ra mặt vào năm 2006, bà Thủy liên tục bị trù dập và đấu tố tại địa phương mình, kể cả một phiên “tòa án nhân dân” vào năm 2006, mà chính quyền đã huy động hơn 300 người để nhục mạ bà trước một đám đông tại sân vận động. Tháng 11 năm 2006, bà bị đuổi việc ở tòa soạn báo và bị theo dõi chặt chẽ để ngăn chận bà tiếp xúc với các nhà báo quốc tế và các nhà ngoại giao tham dự hội nghị APEC ở Hà Nội. Vào tháng 4 năm 2007, bà bị bắt và biệt giam hơn 9 tháng tại trại giam B14 ở Hà Nội. Sau khi được thả ra vào Tháng Giêng năm 2008, bà liên tục bị chính quyền địa phương và trù dập và đám côn đồ do công an thuê mướn hành hung.

Ví dụ, trong năm 2009, đám côn đồ do công an thuê mướn đã quậy phá nhà bà tối thiểu 14 lần, chúng liệng ném chất bẩn, xác thú chết vào cổng nhà. Bọn chúng còn phá ổ khóa nhà bà 2 lần, nhằm cản trở bà ra ngoài. Khi bà đến đồn công an báo cáo sự việc thì họ làm ngơ, mặc dầu công an biết rõ sự việc vì họ ngồi canh gác chung quanh nhà bà ngày đêm.

Ông Adams còn nó: “Vu cáo tội danh hành hung người khác là một ví dụ điển hình về nỗ lực của Việt Nam trong việc trấn áp các tiếng nói đối lập. Cái đám côn đồ hành hung bà, và những ai thuê mướn bọn này cũng như những công an cảnh sát từ chối can thiệp, đều phải bị đưa ra tòa trừng trị”.

Cô Nghiên cũng là một người cầm bút và là nhà đấu tranh, hôm 29/01 đã bị tòa án thành phố Hải Phòng tuyên phạt 4 năm tù giam và 3 năm quản chế với tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước, theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự. Cũng giống như trường hợp của bà Thủy, thân nhân của cô Nghiên không được phép tiếp xúc, thăm tù kể từ lúc bị bắt vào tháng 9 năm 2008.

Vào năm 2007, khi công ty dệt len, nơi cô Nghiên làm việc bi phá sản và cô bị mất việc, rồi cô bắt đầu dấn thân vào công việc đấu tranh cho dân oan, viết nhiều bài kêu gọi dân chủ nhân quyền. Tháng 7 năm 2007, chính quyền ngăn cấm cô đến dự phiên tòa xử Luật sư Lê Thị Công Nhân. Sau đó, cô liên tục bị công an trù dập, triệu tập lên thẩm vấn nhiều lần.

Tháng Sáu năm 2008, cô Nghiên bị tạm giam sau khi cùng với một số thân hữu làm đơn lên Bộ Công An xin tổ chức một cuộc biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên Hoàng Sa – Trường Sa. Một vài ngày sau, cô bị đám côn đồ chận đường hành hung và đe dọa sẽ lấy mạng nếu còn tiếp tục “chống phá nhà nước”.

Tháng 9 năm 2008, cô bị bắt cùng với nhiều nhà dân chủ khác trong một cuộc bố ráp bắt những người dự tính tổ chức cuộc biểu tình chống Trung Quốc trước Tòa Đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội.

Tổ chức Giám sát Nhân quyền kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam phải bảo đảm tính mạng và sức khoẻ của hai vị nữ nhi này trong tù, cũng như cung cấp đầy đủ sự chăm sóc y tế và cho phép thân nhân của họ được vào thăm thường xuyên. Tổ chức Giám sát Nhân quyền có đầy đủ chứng cớ cho thấy tù nhân chính trị ở Việt Nam bị tra tấn một cách có hệ thống, trong đó bao gồm cả việc đánh đập, giật điện, biệt giam, phòng tối và cùm xích lâu dài.

Tổ chức Giám sát Nhân quyền cũng lưu ý rằng nạn nhân của các cuộc đàn áp tại Việt Nam còn có các nhà văn, nhà báo, thương gia và luật sư chẳng hạn như ông Lê Công Định bị xét xử tháng rồi với tội danh lật đổ nhà nước. Là một nhà báo lâu năm cho các cơ quan báo chí nhà nước, bà Thủy còn là hội viên Hội Nhà Văn Hà Nội, Hội viên Câu Lạc Bộ thơ nữ Hà Nội, Hội viên Câu Lạc Bộ các nhà báo vui tính Việt Nam, Hội nhà báo Việt Nam, và Hội viên Danh dự Hội Văn Bút Quốc Tế Anh Quốc (PEN).

Những người cùng lãnh giải Hellman/Hammett với bà còn có nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa (2008) và ông Trần Anh Kim (2009).

Sau cùng ông Adams nói “việc Chính phủ Việt Nam không dung túng các nhà bất đồng chính kiến, cho thấy họ đang xiết mạnh trước thềm đại hội đảng trong năm tới. Trừ phi các nhà tài trợ quốc tế đồng thanh lên tiếng rằng những sự việc như thế này là không chấp nhận được, bằng không thì tình hình sẽ càng tồi tệ hơn”.

Thông tin về những người Việt Nam nhận giải Hellman/Hammett: Trần Khải Thanh Thủy (2007): http://www.hrw.org/en/news/2007/02/…

Phạm Thanh Nghiên (2009): http://www.hrw.org/en/news/2009/10/… )

Nguyễn Xuân Nghĩa (2008): http://www.hrw.org/en/news/2008/07/…

Trần Anh Kim (2009) : http://www.hrw.org/en/news/2009/10/…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…