Việt Nam không phản đối Nga: Sự bất quá tam!

CSVN lại bỏ phiếu trắng khi Đại Hội Đồng LHQ biểu quyết nghị quyết lên án Nga đơn phương sáp nhập bốn vùng lãnh thổ chiếm của Ukraine có tên “Toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine: Bảo vệ các nguyên tắc Hiến Chương Liên Hiệp Quốc” hôm 12/10/2022. Ảnh chụp từ Youutbe VOA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Giữa Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA), Việt Nam bênh vực Nga những bốn lần: Ba lần bỏ phiếu trắng và một lần bỏ phiếu chống những nghị quyết lên án cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của nhà độc tài Vladimir Putin, tổng thống Nga. Lá phiếu của Việt Nam chẳng những đi ngược lại xu hướng chung của thế giới mà còn thể hiện một sự lựa chọn hết sức sai lầm và nguy hiểm cho tiền đồ của đất nước.

Mới đây nhất, hôm Thứ Tư, 12 Tháng Mười, tại New York, trong phiên họp khẩn cấp bất thường, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu về Nghị Quyết số ES-11/L.5, lên án Nga đơn phương sáp nhập bốn vùng lãnh thổ chiếm của Ukraine vào bản đồ nước Nga sau cái gọi là “trưng cầu dân ý” mà cả Ukraine và Tây phương đều cực lực bác bỏ.

Lại “phiếu trắng!”

Nghị quyết do Liên Minh Châu Âu (EU), Hoa Kỳ, và 56 nước cùng bảo trợ có tên “Toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine: Bảo vệ các nguyên tắc Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.” Nghị quyết tuyên bố hành động chiếm đất của Moscow vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, không phù hợp với các nguyên tắc của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, “không có giá trị theo luật pháp quốc tế và không tạo cơ sở cho bất kỳ sự thay thế nào cho hiện trạng của các khu vực này của Ukraine.” Nghị quyết yêu cầu Nga “rút ngay lập tức, hoàn toàn và vô điều kiện tất cả các lực lượng quân sự của mình khỏi lãnh thổ Ukraine trong các biên giới được quốc tế công nhận.”

Trong 193 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc có 143 nước bỏ phiếu thuận, chỉ có bốn nước cùng với Nga bỏ phiếu chống. Việt Nam là một trong 35 nước bỏ phiếu trắng, từ chối lên án hành vi của Moscow. Con số 143 phiếu thuận cho thấy đại đa số các nước đều phản đối hành vi vô pháp trầm trọng của ông Putin chiếm đất của một quốc gia láng giềng nhỏ bé hơn.

Trong khối ASEAN, mà Việt Nam là một thành viên, có bảy quốc gia bỏ phiếu thuận. Ba nước bỏ phiếu trắng gồm Việt Nam, Thái Lan, và Lào. Như vậy ngay cả trong ASEAN, vốn bảo thủ và chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung Quốc, đa số thành viên cũng lên án hành vi của Nga.

Ngay đến Miến Điện và Cambodia – hai nước có hiềm khích với Tây phương, cũng bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết lên án Nga. Đại Sứ Sovann Ke của Cambodia tại Liên Hiệp Quốc nói rằng: “Việc sát nhập cưỡng bức các vùng lãnh thổ từ một quốc gia có chủ quyền là vi phạm trắng trợn Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế. Đó là điều không chấp nhận được,” và ông thúc giục “phải tôn trọng đầy đủ” các đường biên giới đã được quốc tế công nhận.

Sự bất quá tam

Ấy vậy mà Việt Nam vẫn bỏ phiếu trắng. Đây là lần thứ tư Việt Nam lội ngược dòng như thế.

Ngay sau khi Nga xâm lăng Ukraine, ngày 2 Tháng Ba, UNGA bỏ phiếu thông qua Nghị Quyết ES-11/1, lên án chiến tranh xâm lược, yêu cầu Nga ngừng bắn ngay lập tức, rút toàn bộ lực lượng và bảo vệ dân thường. Nghị quyết có 141 phiếu thuận, năm phiếu chống và 35 phiếu trắng. Việt Nam bỏ phiếu trắng.

Ngày 24 Tháng Ba, UNGA bỏ phiếu một nghị quyết quy trách nhiệm cho Nga về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Ukraine, kêu gọi ngừng bắn và bảo vệ ngay lập tức cho hàng triệu thường dân và nhà cửa, trường học, và bệnh viện. Nghị quyết này có 140 phiếu thuận, năm phiếu chống và 38 phiếu trắng. Việt Nam bỏ phiếu trắng.

Sang ngày 7 Tháng Tư, UNGA bỏ phiếu cho một nghị quyết đình chỉ tư cách của Nga trong Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, vì binh sĩ Nga ở Ukraine bị cáo buộc vi phạm tội ác chiến tranh. Nghị quyết có 93 phiếu thuận, 24 phiếu chống, và 58 phiếu trắng. Việt Nam là một trong 24 phiếu chống.

Người Việt có câu “sự bất quá tam.” Phàm ở đời, việc gì cũng không nên làm nhiều lần, chỉ ba lần là tối đa. Tha thứ kẻ lầm lỗi, chỉ nên tha ba lần, nếu vẫn tái phạm thì lần thứ tư phải phạt. Làm một việc gì đó, nếu tới lần thứ ba mà vẫn không thành thì nên dừng lại suy nghĩ và tìm cách khác.

Sự thật “Không chọn bên mà chọn chính nghĩa”

Qua tám tháng chiến tranh với hàng chục ngàn sinh mạng bị giết hại, hàng chục thành phố Ukraine biến thành đống đổ nát, bộ mặt thật của nhà độc tài Vladimir Putin đã rõ ràng và những người có lương tri trên thế giới đều đứng về phía dân tộc Ukraine dũng cảm, phản đối xâm lược. Không có lựa chọn nào khác phù hợp với luật pháp và đạo lý.

Trước cuộc bỏ phiếu của UNGA hôm 12 Tháng Mười, Ngoại Trưởng Antony Blinken của Mỹ đã họp với 160 nhà ngoại giao nước ngoài có trụ sở tại Mỹ, đại diện cho hơn 100 quốc gia, yêu cầu họ ủng hộ nghị quyết. Hoa Kỳ cho rằng trong cuộc chiến Ukraine-Nga không có cái gọi là trung lập, và hành động của ông Putin là “hoàn toàn không thể chấp nhận được.” Lời nhắn nhủ của ông ngoại trưởng Mỹ vẫn bị Việt Nam bỏ ngoài tai.

Trong chuyến làm việc ở Mỹ hồi Tháng Năm năm nay, Thủ Tướng Phạm Minh Chính của Việt Nam cao giọng tuyên bố Hà Nội không chọn bên mà chọn chính nghĩa!

“Trong một thế giới đầy biến động, cạnh tranh chiến lược và nhiều sự lựa chọn, Việt Nam không chọn bên mà chọn chính nghĩa, sự công bằng, công lý và lẽ phải…,” ông Chính nói tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) giữa thủ đô Washington, DC.

Chính nghĩa, công bằng mà ông trùm Cộng Sản nói tới là cái gì? Tại hội nghị về tương tác và các biện pháp xây dựng lòng tin ở Châu Á, gọi tắt là CICA, tổ chức tại Kazakhstan mới đây, nhà độc tài Putin phủ nhận hành vi xâm lược Ukraine mà nói rằng Moscow đang chiến đấu với Tây phương để thiết lập một thế giới công bằng hơn. Ông Putin mô tả Tây phương, dẫn đầu là Hoa Kỳ, là một thế lực thực dân mới kìm hãm sự phát triển của phần còn lại của thế giới và bóc lột các nước nghèo.

Từ chối bỏ phiếu lên án hành động của Nga, có phải chính phủ Phạm Minh Chính thừa nhận và tán thành quan điểm của Putin? Câu trả lời đã rõ. Việt Nam vẫn trung thành với Moscow – “anh cả Đỏ” từng bảo trợ cho đảng Cộng Sản Việt Nam trong cuộc chiến thôn tính miền Nam Việt Nam và hiện cung cấp trang bị vũ khí cho quân đội.

Trong lúc gần như cả thế giới xa lánh Nga thì Việt Nam vẫn cử một giới chức cao cấp, bà Võ Thị Ánh Xuân, phó chủ tịch nước, tới Kazakhstan tham dự CICA, bắt tay ông Putin, và khẳng định Việt Nam “rất coi trọng” quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Nga, mong muốn duy trì và tăng cường hợp tác hiệu quả, theo tường trình của Thông Tấn Xã Việt Nam.

Sự ngây thơ của Washington?

Cho đến nay, Washington vẫn dùng “củ cà rốt” trong quan hệ với Hà Nội. Hoa Kỳ một mặt làm ngơ trước chính sách đàn áp dân chủ, nhân quyền của người dân Việt Nam, một mặt gia tăng viện trợ, đề cao vai trò của Việt Nam trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, với mong muốn Việt Nam sẽ là một đối tác tin cậy của Mỹ trong mục tiêu kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc.

Có mặt tại Hà Nội ngày 12 Tháng Mười, lúc Việt Nam bỏ phiếu trắng tại phiên họp của UNGA, ông Daniel Kritenbrink, phụ tá ngoại trưởng Mỹ, lên tiếng chúc mừng Việt Nam được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và tiếp tục ca ngợi “vai trò trung tâm” của Việt Nam. Từng là đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cách đây không lâu, ông Kritenbrink hẳn biết rõ thành tích bất hảo của Hà Nội trong lĩnh vực nhân quyền.

Thái độ của Việt Nam trong cuộc chiến của ông Putin – mà Tổng Thống Joe Biden nhiều lần nhận định là cuộc đấu tranh giữa dân chủ và độc tài – cho thấy kỳ vọng của Washington đối với Việt Nam có phần ngây thơ. Bốn lần bỏ phiếu trắng và phiếu chống tại UNGA chứng tỏ Việt Nam trước sau vẫn cương quyết đi theo con đường độc tài toàn trị của Moscow và Bắc Kinh, chỉ lợi dụng vốn liếng, công nghệ, và thị trường của Tây phương để trục lợi mà không có ý định cải cách chính trị theo hướng dân chủ hay trở thành đối tác của Hoa Kỳ.

Mong Việt Nam phản đối Nga, kiềm chế Trung Quốc theo đường lối của Mỹ, thì cũng ảo tưởng như một người tự nắm tóc kéo mình lên khỏi mặt đất. Sẽ không bao giờ thành công được chừng nào đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn còn là thế lực duy nhất cai trị đất nước!

Hiếu Chân

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.