Việt Nam mua chiến đấu cơ của Nga hay Mỹ?

Chiến đấu cơ Su-30MK2 của Không quân Việt Nam diễn tập trên bầu trời Hà Nội, ngày 03/11/2022. Ảnh tư liệu minh họa: AFP - Nhac Nguyen
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Lực lượng Không quân Việt Nam (VPAF) cần thay thế khoảng 30 máy bay phản lực Su-22 Fitters già cỗi, một loại máy bay ném bom do Liên Xô sản xuất, được chuyển giao cho Việt Nam trong những năm 1980 và nay sắp hết thời gian hoạt động. Tuy nhiên, vấn đề lớn đặt ra là Việt Nam phải đối mặt với một danh sách lựa chọn tối ưu rất hạn chế!

Việc tìm nguồn thay thế những chiếc Su-22 là một nhu cầu cấp thiết. Trung Quốc tiếp tục phô trương sức mạnh, và đương nhiên Việt Nam không thể nào sánh được với hỏa lực của không quân Trung Quốc, nhưng một lực lượng nhỏ máy bay chiến đấu phản lực hiện đại có thể khiến Bắc Kinh phải “chảy máu mũi” nếu bị thúc ép.

Vũ khí Nga và độ tin cậy

Trong một thị trường máy bay phản lực nhanh béo bở này, tuy Việt Nam không thiếu các phương án lựa chọn, nhưng trong các quyết định sau cùng, Hà Nội buộc phải cân nhắc một số yếu tố không chỉ bao gồm giá cả và năng lực mà cả về địa chính trị.

Trong điều kiện này, Việt Nam phải quyết định xem có nên tiếp tục hợp tác quốc phòng với đối tác truyền thống là Nga hay chuyển sang đối tác mới là Mỹ? Ông Ian Storey, thành viên cao cấp tại ISEAS – Viện Yusof Ishak, trên trang mạng Fulcrum, chuyên phân tích về thời sự Đông Nam Á trước hết nhận định, với mối quan hệ quốc phòng lâu đời giữa Hà Nội và Matxcơva, máy bay chiến đấu thay thế của Nga là một lựa chọn hợp lý.

Năm 2019, Việt Nam đặt mua 12 máy bay huấn luyện phản lực Yak-130 của Nga, dẫn đến suy đoán là nước này sắp đặt hàng nhiều máy bay chiến đấu tiên tiến hơn của Nga. Trong số này, Hà Nội có thể nhắm đến Su-35 Flanker-E thế hệ thứ tư, Su-57 Felon tàng hình thế hệ thứ năm (tương đương với F-22 Raptor của Mỹ) hoặc phiên bản nhỏ và rẻ hơn là Su-75 Checkmate (giống với F-35 Lightning II của Mỹ).

Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt của phương Tây nhắm vào Nga sau vụ sáp nhập bán đảo Crimea cũng khiến Việt Nam đắn đo về độ tin cậy của Nga với tư cách là nhà cung cấp. Cuộc chiến xâm lược Ukraine của Nga và việc phương Tây siết chặt trừng phạt còn làm cho các mối ngờ vực của Hà Nội thêm sâu sắc.

Mua của Mỹ?

Vậy trước những khó khăn mà ngành hàng không vũ trụ Nga đang phải đối mặt, liệu Việt Nam có tìm đến các đối tác khác? Có nhiều dấu hiệu cho thấy Hà Nội đang nhắm đến mua vũ khí của Mỹ. Năm 2016, việc Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, mở đường cho hai nước tăng cường hợp tác quốc phòng.

Năm 2021, Hà Nội đặt mua 12 máy bay huấn luyện Beechcraft T-6 Texan, rồi phi công Việt Nam tham gia các khóa học tiếng Anh ở Mỹ và ở trong nước. Truyền thông Việt Nam cũng đưa tin Hà Nội để mắt đến F-16 Fighting Falcon đã qua sử dụng (các máy bay mới của Mỹ như F-35 nằm ngoài khả năng ngân sách của Việt Nam).

Tuy nhiên, điều này sẽ đặt Việt Nam trước một số rủi ro lớn. Thứ nhất, việc tích hợp các loại máy bay F-16 do Mỹ sản xuất cùng với các chiếc máy bay của Nga mà không quân Việt Nam hiện có như Su-27 và Su-30 sẽ là một thách thức lớn trong việc thiết lập chương trình huấn luyện và bảo trì song song các loại máy bay mới.

Thứ hai, Quốc Hội Mỹ là bên ra quyết định sau cùng về mọi giao dịch quốc phòng. Một số thượng nghị sĩ Mỹ có thể phản đối việc chuyển giao F-16 với lý do Việt Nam là một nước phi dân chủ. Và sau cùng, Hà Nội cũng phải xem xét đến yếu tố Trung Quốc. Một điều chắc chắn là Bắc Kinh theo dõi sát sao việc Hoa Kỳ bán vũ khí cho các đối thủ ở Biển Đông.

Việt Nam cũng có thể tránh căng thẳng Mỹ – Trung bằng cách chọn mua JAS-39 Gripen của Thụy Điển hoặc KAI T-50 của Hàn Quốc. Nhưng các loại máy bay này đều dựa vào công nghệ Mỹ nên cũng phải có đèn xanh từ Washington.

Bất chấp những vấn đề mà ngành hàng không vũ trụ Nga phải đối mặt, họ vẫn có thể đóng một vai trò nào đó cho tương lai của VPAF. Nếu đúng như tường thuật từ New York Times, theo đó, Việt Nam đã bí mật mua vũ khí từ Nga trị giá 8 tỷ đô la bằng cách sử dụng lợi nhuận từ liên doanh năng lượng chung của cả hai nước ở Bắc Cực, nhằm tránh các trừng phạt của phương Tây, thì thỏa thuận này rất có thể liên quan đến máy bay chiến đấu Su-30 hoặc Su-35.

Trong bối cảnh này, Hà Nội dường như tính toán rằng, tiếp tục chơi với “con quỷ” Nga mà mình đã biết rõ có lẽ sẽ tốt hơn là đi theo “con ma” Mỹ mà mình chưa biết gì, tác giả kết luận!

Minh Anh

Nguồn: RFI

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.

Người dân sống dọc suối Prek Ta Hing nằm ở huyện Koh Thom, tỉnh Kandal, nơi sẽ được mở rộng khi kênh đào Funan Techo được xây dựng, chụp ngày 29 tháng 2 năm 2024. Ảnh: CamboJA/ Pring Samrang

Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết

Tất cả báo chí chính thống trong nước đã im bặt, không nhắc một chữ nào tới kênh đào Techo Phù Nam nữa. Điều này cho thấy cho dù Campuchia là một nước nhỏ hơn ở bên cạnh Việt Nam, nhưng họ rất hiểu cách chống lại Việt Nam như thế nào.

Và như thế, tương lai u ám đang diễn ra. Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết.

Nhà báo Huy Đức (Trương Huy San)

Ai xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của ai?

Không còn nghi ngờ gì, điều 331 Bộ luật Hình sự là điều luật nổi danh nhất trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay. Đã có nhiều ý kiến trên mạng đòi xóa bỏ điều luật này. Đáp lại bằng các bài viết đăng tải trên báo chính thống, “người tuyên giáo” đưa ra lập luận: Nhiều quốc gia khác cũng quy định tội danh này, không chỉ mình Việt Nam. Và họ đưa ra ba dẫn chứng…