Việt Nam phải làm gì trong Hội Đồng Bảo An LHQ ?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 6.1 kb
Liên Hiệp Quốc được thành lập ngay sau khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt vào năm 1945, thay thế cho “Hội Vạn Quốc”.

Ngày 17/10/2007, tại phiên họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đã được bầu làm thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo với 183 phiếu trên tổng số 192 quốc gia. Cùng được bầu vào cơ quan cao cấp này còn có Lybia với 178 phiếu và Burkina Faso được 185 phiếu. Mặc dù thông tấn xã của CSVN đưa ra bản tin trên mạng Đại Sứ Quán của họ tại Hoa Thịnh Đốn rằng “Việt Nam trúng cử vào ghế không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với số phiếu áp đảo chứng tỏ các nước đánh giá cao khả năng đóng góp của Việt Nam vào công việc chung của Liên hợp quốc”, trong cuộc bầu cử, Việt Nam cũng không phải là nước có số phiếu cao nhất. Cũng nên biết là Liên Hiệp Quốc được thành lập ngay sau khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt vào năm 1945, thay thế cho “Hội Vạn Quốc”. Nếu Hội Vạn Quốc là nơi gặp gỡ, đối thoại giữa các nhà ngoại giao các nước để cố gắng đi đến một sự thỏa thuận nào đó thì LHQ, tuy không phải là tổ chức chính phủ siêu quốc gia, nhưng tổ chức liên quốc gia này có vai trò gìn giữ hòa bình trên thế giới. LHQ bao gồm 6 cơ quan chính là Đại Hội Đồng; Văn Phòng Tổng Thư Ký; Hội Đồng Bảo Hộ (cai quản các vùng lãnh thổ đặt dưới quyền bảo hộ của LHQ); Hội Đồng Kinh Tế Xã Hội; Hội Đồng Bảo An; và Tòa Án Quốc Tế.

Hội Đồng Bảo An LHQ là cơ quan hành pháp của Đại Hội Đồng. Chiếu điều 24 Hiến chương LHQ, cơ chế này “có trách nhiệm chính là bảo vệ hòa bình và an ninh trên thế giới”. Thành phần của HĐBAL/HQ hiện nay bao gồm 5 thành viên thường trực là Hoa Kỳ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc; và 10 thành viên không thường trực, tức là chỉ ở trong Hội Đồng 2 năm và được bầu hàng năm 50% tổng số. Hiện nay 10 nước thành viên không thường trực, kể theo vần abc tiếng Anh là : Bỉ; Burkina Faso; Costa Rica; Croatia; Indonêxia; Ý; Lybia; Panama; Nam Phi và Việt Nam. Các quốc gia này được bầu dựa theo vùng địa dư và

JPEG - 13.5 kb
Năm ngoái, Hà Nội đã tích cực vận động các nước Á Châu và có sự đỡ đầu của Bắc Kinh, lại không bị Hoa Kỳ phủ quyết nên đã là ứng cử viên duy nhất. Vì thế CSVN đã trúng cử thành viên không thường trực HĐBALHQ.

dân số như sau : Châu Phi 3 thành viên; Châu Á 2 thành viên; Châu Mỹ La Tinh 2 thành viên; Đông Âu 1 thành viên, Tây Âu 2 thành viên. Để được trúng cử, quốc gia ứng viên phải đạt được 2/3 số phiếu của Đại Hội Đồng gồm 192 nước, tức là phải được ít nhất 128 phiếu. Trường hợp không đạt số phiếu tối thiểu thì phải bầu lại. Năm 1979 Đại Hội Đồng đã phải bầu đến 155 vòng vì khối cộng sản đề nghị Cuba và khối tự do đề nghị Colombia. Cuối cùng Mexicô đã được. Năm 2006 cũng tương tự vì hai nước được đề nghị là Guatemala và Venezuela. Đại Hội Đồng cũng đã phải bầu đến 47 vòng và cuối cùng Panama được trúng cử. Năm ngoái, Hà Nội đã tích cực vận động các nước Á Châu và có sự đỡ đầu của Bắc Kinh, lại không bị Hoa Kỳ phủ quyết nên đã là ứng cử viên duy nhất. Vì thế CSVN đã trúng cử thành viên không thường trực HĐBALHQ.

Còn về chức chủ tịch Hội Đồng Bảo An thì, chiếu hiến chương LHQ, tất cả các thành viên của Hội Đồng, bất kể thường trực hay không thường trực, đều thay phiên nhau theo thứ tự ABC tiếng Anh, mỗi nước làm chủ tịch một tháng. Tháng 6 vừa qua là Hoa Kỳ (USA), tháng 7 này là Việt Nam. Báo chí Hà Nội đăng rùm beng là “chỉ sau nửa năm làm Ủy viên không thường trực HÐBA, Việt Nam đã đảm nhiệm vị trí điều hành cơ quan quan trọng nhất của LHQ”. Thực chất không có gì là ghê gớm cả. Điều đáng nói ở đây là tất cả những gì CSVN có được trên trường quốc tế, nhất là tại Liên Hiệp Quốc đều nhờ vào Mỹ cả. Nếu Mỹ không bỏ cấm vận, nếu Mỹ không bình thường hóa quan hệ ngoại giao, nếu Mỹ không thiết lập quy chế PNTR, nếu Mỹ không lấy tên CSVN ra khỏi danh sách CPC thì Hà Nội không thể gia nhập WTO, cũng không thể trở thành thành viên không thường trực của HĐBALHQ… Nói tóm lại, đây là cơ hội bằng vàng đối với Việt Nam. CSVN phải ý thức được trách nhiệm của mình đối với đất nước khi được ở trong cơ chế quan trọng bậc nhất thế giới. Sáu tháng đã trôi qua kể từ khi trở thành thành viên của Hội Đồng Bảo An, chưa thấy CSVN làm được điều gì cho đất nước Việt Nam tại LHQ. Nay có được 1 tháng làm chủ tịch Hội

JPEG - 18.9 kb
Việt Nam có được 1 tháng làm chủ tịch Hội Đồng, rất mong CSVN chớp lấy thời cơ ngàn năm một thuở để đưa vấn đề chủ quyền Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hiện đang bị Trung Quốc lấn chiếm

Đồng, rất mong CSVN chớp lấy thời cơ ngàn năm một thuở để đưa vấn đề chủ quyền Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hiện đang bị Trung Quốc lấn chiếm. Cũng nên nhớ, ngày 16/09/2005 chủ tịch Trung Quốc là Hồ Cẩm Đào trong bài diễn văn đọc trước Đại Hồi Đồng LHQ tựa đề “Bảo vệ uy quyền của HĐBALHQ và tăng cường bộ máy an ninh tập thể” đã nhấn mạnh rằng: “Thế giới không ổn định vì những tranh chấp về biên giới, về đất đai, những xung đột địa phương, cũng như những lo âu khác như tình hình bất ổn định, tình trạng đói nghèo, nạn tội phạm xuyên quốc gia… đang tiếp tục nổi cộm”. Rất có thể với sự ngang ngược của bá quyền nước lớn, Trung Quốc sẽ không nhớ lời tuyên bố của Hồ Cẩm Đào và sẽ phủ quyết bác bỏ, không chấp thuận đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa vào chương trình nghị sự. Nhưng nếu Việt Nam không nhân cơ hội bằng vàng này mà nêu vấn đề thì Lịch Sử sẽ không tha thứ được. Như vậy, tiếng xấu CSVN thần phục Bắc Kinh và đã caqm tâm đem dâng giang sơn gấm vóc cho ngoại bang Trung Quốc sẽ không bao giờ gột rửa được. Nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước đang kỳ vọng và chú tâm theo dõi phái đoàn Việt Nam tại HĐBALHQ.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.