Việt Nam và chính sách đối ngoại đặt nhân quyền làm trọng tâm của Hoa Kỳ

Tổ chức ACAT vận động kêu gọi trả tự do cho tù nhân lương tâm Việt Nam. Ảnh: RFA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhân quyền là trọng tâm

Trong thông cáo báo chí phổ biến vào ngày 24/2 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Antony Blinken tuyên bố vấn đề nhân quyền được đặt là trung tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ.

Thông cáo ghi rõ Hoa Kỳ cam kết hướng tới một thế giới trong đó nhân quyền được bảo vệ, những người bảo vệ nhân quyền được tôn vinh và những ai vi phạm nhân quyền phải chịu trách nhiệm.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ còn nhấn mạnh rằng thúc đẩy tôn trọng nhân quyền không phải là việc làm đơn phương của nước Mỹ, mà cần được thực hiện một cách tốt nhất cùng với các quốc gia đồng minh, đối tác trên toàn cầu. Chính quyền Tổng thống Joe Biden cam kết thực hiện một chính sách đối ngoại hợp nhất với các giá trị dân chủ và chú trọng đến bảo vệ dân chủ và nhân quyền.

Nhà quan sát tình hình Việt Nam, luật sư Vũ Đức Khanh, hồi cuối tháng 1 vừa qua, trong cuộc phỏng vấn với RFA đã đưa ra nhận định rằng ông có niềm tin tân Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken sẽ đẩy mạnh về đối thoại nhân quyền với Việt Nam.

Liên quan thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Mỹ chính thức nói rằng nhân quyền là trọng tâm, là điểm trung tâm của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, luật sư Vũ Đức Khanh, từ Canada, trình bày quan điểm của ông với RFA:

“Trong bối cảnh mối quan hệ Việt-Mỹ, tôi nghĩ rằng đã đến lúc Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ đối thoại với nhau về vấn đề tự do dân chủ và nhân quyền để làm sao cả hai bên cùng hướng tới việc đảm bảo thực thi và thúc đẩy tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Tôi tin chắc chắn rằng trong phiên họp sắp tới, là phiên họp về “Đối thoại Nhân quyền” Mỹ-Việt thường niên có thể dự kiến sẽ diễn ra trong tháng Tư năm nay thì hai quốc gia sẽ bắt đầu nói chuyện với nhau cụ thể để có thể có một chương trình hành động chung để làm sao tình trạng nhân quyền ở Việt Nam được cải thiện tốt đẹp hơn.”

Đài RFA ghi nhận tại Việt Nam, giới đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền, đặc biệt là thân nhân của các tù nhân lương tâm hân hoan đón nhận thông báo mới nhất về chính sách ngoại giao của Chính quyền Tổng thống Joe Biden là đặt nhân quyền làm trọng tâm.

Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ của tù nhân chính trị Trương Minh Đức, vào tối ngày 25/2, chia sẻ với RFA:

“Đương nhiên mong muốn được Chính phủ Mỹ quan tâm vấn đề nhân quyền để lên tiếng và tranh đấu cho các anh em ở trong tù. Chẳng hạn như được Chính phủ Mỹ cho đại sứ quán hoặc các nhà báo và những nhân viên làm việc ở Việt Nam có thể đến các trại giam để thăm những tù nhân lương tâm một chút, một lần thôi. Như thế thì các tù nhân lương tâm Việt Nam cũng cảm thấy được quan tâm và hạnh phúc bởi vì mình yêu quê hương đất nước, nên mới hy sinh bản thân mà bị tù đày.”

Vợ của tù nhân chính trị-ký giả Trương Minh Đức bày tỏ thêm về sự trông đợi của họ vào Chính phủ Mỹ và chính phủ các nước phương Tây, thông qua các đại sứ quán, giúp đỡ cho các tù nhân lương tâm tại Việt Nam.

“Tôi cũng mong các đại sứ quán quan tâm đến đời sống của các tù nhân lương tâm trong trại giam như việc ăn uống, vệ sinh trong môi trường sống khắc nghiệt về thời tiết, cuộc sống và cả về những người cai tù. Nếu được sự quan tâm về vấn đề nhân quyền mà các tù nhân lương tâm được như thế thì rất quý và rất mong ước. Những người vợ của tù nhân lương tâm như chúng tôi mong mỏi điều đó nhất.”

Không kỳ vọng nhiều vào chính sách ngoại giao mới của Hoa Kỳ

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, trong thông cáo báo chí phổ biến hôm 24/2, cho biết Mỹ dự định tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) trong năm 2022. Đồng thời, khẳng định rằng quyết định trở lại với tư cách thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ, Hoa Kỳ sẽ sát cánh với đồng minh và đối tác nhằm đảm bảo tổ chức quan trọng này hoạt động đúng mục đích, với quyết tâm lắng nghe, học hỏi và cùng nỗ lực để hướng tới một thế giới tôn trọng nhân quyền.

Trước đó trong thông cáo báo chí phổ biến vào ngày 8/2, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết Tổng thống Joe Biden vừa chỉ thị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ liên kết lại ngay lập tức và mạnh mẽ với Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Vào thời điểm đó, TS. Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch Điều hành của tổ chức BPSOS, một tổ chức vận động động cho dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam, ghi nhận với RFA:

“Ông Tổng thống Trump rút khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ là tại vì ông phản đối khi có những chế độ gọi là vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ngay trong Hội đồng Nhân quyền LHQ. Điều đó rất đáng tiếc. Đáng tiếc là vì có những chế độ như vậy, chính quyền như vậy ở trong Hội đồng Nhân quyền LHQ. Tuy nhiên, khi Mỹ rút ra thì không còn ảnh hưởng nữa và tha hồ cho những chế độ ấy cướp đoạt những chính sách của LHQ mà không có tiếng nói của Hoa Kỳ. Riêng đối với chúng tôi thì coi như là bị hụt hẫng, không còn biểu tượng từ Chính phủ Hoa Kỳ khi vận động với Hội đồng Nhân quyền LHQ.”

Luật sư Vũ Đức Khanh cũng đề cập đến thông tin Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh, vào ngày 22/2 thông báo việc Việt Nam, trong tư cách ứng viên của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á – ASEAN, tham gia ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025.

Do đó, luật sư Vũ Đức Khanh cho rằng cả Hoa Kỳ và Việt Nam không chỉ hướng tới trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ, mà ông cảm thấy lạc quan rằng Hà Nội và Washington sẽ thúc đẩy hơn nữa trong việc làm giảm xuống sự khác biệt về vấn đề nhân quyền giữa hai nước trong thời gian bốn năm của Chính quyền Tổng thống Joe Biden.

XEM THÊM: Liên Âu thông qua đạo luật Global Magnitsky

Tuy nhiên, cựu tù nhân nhân quyền – nhà báo Nguyễn Ngọc Già, từ Việt Nam lại có cái nhìn khác.

“Nếu nói một cách khách quan, vấn đề nhân quyền là vấn đề toàn cầu. Tuy nhiên, vấn đề nhân quyền gắn với vấn đề bang giao quốc tế. Và vấn đề này được xác lập từ rất lâu, có nghĩa là quan hệ giữa hai quốc gia luôn luôn phải là bình đẳng và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Thứ hai nữa, chính sách của tân Tổng thống Biden, vừa rồi ông cũng nói rằng sẽ thực hiện chính sách ‘kiên nhẫn chiến lược đối với Trung Quốc,’ mà thực tế trong hàng chục năm qua đối với các nhà độc đảng, toàn trị như Tập Cận Bình hay rất nhiều lãnh đạo của CSVN thì vấn đề nhân quyền đối với họ không có giá trị gì. Vì vậy, tôi không trông chờ và tôi không nhìn thấy tình hình được sáng sủa hơn trong tương lai cũng như trong bốn năm trước mắt.”

Nhà báo độc lập Võ Văn Tạo, vào trung tuần tháng 2, đã nói với RFA rằng bản thân ông cùng một số người khác trong giới đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam có lòng tin vào Chính quyền Tổng thống Joe Biden có thể sẽ có các biện pháp mạnh hơn đối với Hà Nội như chế tài về kinh tế, hay áp dụng luật Magnitsky đối với quan chức Việt Nam trực tiếp đàn áp nhân quyền khi mà ĐCSVN lãnh đạo tiếp tục mạnh tay đàn áp và bắt bớ giới đấu tranh dân chủ ở trong nước. Thế nhưng,

“Tôi không hy vọng nhiều lắm vào tình hình nhân quyền sẽ được cải thiện trong thời gian ông Biden làm tổng thống. Bởi vì, mục tiêu số một vẫn là tránh để cho Hà Nội không lệ thuộc vào Bắc Kinh. Nếu làm gì căng thẳng quá thì như người Việt Nam thường nói ‘giá néo thì đứt dây.” Nếu như không tế nhị thì Việt Nam quay lại ôm chặt lấy Trung Quốc và mục tiêu của Hoa Kỳ ngăn chặn Trung Quốc bành trướng và tranh giành ngôi vị số một thế giới sẽ bị ảnh hưởng.”

Nguồn: RFA

Nguyên văn tuyên bố của Ngoại Trưởng Antony Blinken trên trang Web của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ:

Putting Human Rights at the Center of U.S. Foreign Policy

PRESS STATEMENT
ANTONY J. BLINKEN, SECRETARY OF STATE
FEBRUARY 24, 2021

The United States is committed to a world in which human rights are protected, their defenders are celebrated, and those who commit human rights abuses are held accountable. Promoting respect for human rights is not something we can do alone, but is best accomplished working with our allies and partners across the globe. President Biden is committed to a foreign policy that unites our democratic values with our diplomatic leadership, and one that is centered on the defense of democracy and the protection of human rights.

Today, the administration took an important step in that direction by announcing the U.S. intent to seek election to a seat on the UN Human Rights Council starting in January 2022. The United States has long been a champion of human rights. If elected to the Human Rights Council, we will use the opportunity to be a leading voice within the Council for promoting respect for human rights.

The Human Rights Council is an important multilateral venue dedicated to furthering international human rights efforts and has played a critical role in promoting accountability for human rights violations and abuses. From investigations into abuses in Syria and North Korea to promoting the human rights for women and LGBTQI persons and other minorities, and combatting racism and religious persecution, the Human Rights Council must support those fighting against injustice and tyranny.

We acknowledge challenges at the Council as well, including unacceptable bias against Israel and membership rules that allow countries with atrocious human rights records to occupy seats they do not merit. However, improving the Council and advancing its critical work is best done with a seat at the table.

We seek to return to the Human Rights Council to stand shoulder-to-shoulder with our allies and partners to ensure that this important body lives up to its purpose. We do so with determination to listen, learn, and work toward a world in which human rights are universally respected.

##

Nguồn: https://www.state.gov/putting-human-rights-at-the-center-of-u-s-foreign-policy/

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.