Liên Minh Châu Âu thông qua đạo luật Global Magnitsky

EU thông qua Đạo Luật Global Magnitsky nhằm trừng phạt các quan chức trách nhiệm, vi phạm nhân quyền có hệ thống và trải rộng.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tiếp theo một số quốc gia thông qua đạo luật Magnitsky như Hoa Kỳ (tháng Mười Hai, 2016), Canada (tháng Mười Một, 2018), các quốc gia vùng Baltic như Lithuania (tháng Mười Một, 2017), Estonia (tháng Mười Hai, 2016), Latvia (tháng Hai, 2018), Anh (tháng Bảy, 2020), thì ngày 7 tháng Mười Hai, 2020, Liên Minh Châu Âu cùng một số lãnh thổ trực thuộc (Jersey, Kosovo, Gibraltar) đã chính thức thông qua đạo luật Global Magnitsky và có hiệu lực từ 10 tháng Mười Hai, nhân kỷ niệm 72 năm ngày Quốc Tế Nhân Quyền (1948 – 2020).

Đây có thể coi như là một thành quả quan trọng sau nhiều vận động bền bỉ của các tổ chức NGO về Nhân Quyền, về Công Lý, về Chống Tham Nhũng, Rửa Tiền (Công Ước Liên Hiệp Quốc UNCAC 10/2003), cùng với sự tham gia của các cộng đồng Hòa Lan, Đức, Anh, Việt Tân và COSUNAM (Thụy Sĩ) tại Âu Châu.

Mục tiêu của Global Magnitsky nhằm trừng phạt các thành phần trách nhiệm ra lệnh các hành vi tra tấn, giết người, sang đoạt tài sản phi pháp, trục lợi làm giàu trên sự đọa đầy các nạn nhân, vi phạm nhân quyền có hệ thống và trải rộng,… qua việc đánh vào quyền lợi cốt lõi các thành phần trách nhiệm, phần tài sản phi pháp và nhu cầu định cư tại các quốc gia dân chủ nhằm hạ cánh an toàn.

XEM THÊM: EU thông qua một chế độ trừng phạt nhân quyền toàn cầu

Qua Hiệp Ước Tương Trợ Hỗ Tương về Pháp Lý (Mutual Legal Assistance Treaty) ký kết giữa một số quốc gia dân chủ, pháp trị (gồm Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Úc, Liên Minh Châu Âu); nhằm hỗ trợ nhau về mặt điều tra của cơ quan công lực về những trọng tội, cơ quan thuế vụ về các vụ rửa tiền và về mặt an ninh phòng chống chống khủng bố, phạm vi hiệu lực của Global Magnitsky được mở rộng trên hầu hết các quốc gia Tây Phương kể cả Nhật và Úc.

Những cá nhân bị trừng phạt không có mặt tại quốc gia đang truy tố hay phần tài sản của họ đang nằm tại các quốc gia khác, vẫn luôn có thể bị niêm phong, tịch thu.

Người ta chắc chắn tuyệt đại đa số số tài sản phi pháp dưới dạng cổ phần, bất động sản (biệt thự, doanh trại…), trương mục, du thuyền,… đều được đầu tư vào số quốc gia này (cần kể thêm Úc cũng đang chuẩn bị một đạo luật Magnitsky). Điều dễ hiểu là tại các quốc gia dân chủ Tây Phương này, vốn đầu tư được bảo đảm bởi chế độ dân chủ pháp trị, trong lúc nếu đầu tư vào các quốc gia độc tài, chắc chắn phần tài sản phi pháp cho nhu cầu hạ cánh an toàn và ngay cả an toàn cá nhân sẽ không được bảo đảm.

Tuy nhiên cũng cần phải nêu lên việc các quốc gia không có truyền thống rõ nét về sự trong sáng về tài chánh như Thụy Sĩ, một số các quốc gia Đông Âu, các thiên đường thuế khóa trong vùng Liên Âu (Liechtenstein, Monaco, Caiman, Malta,…) ngày nay đều bị bó buộc phải tuân thủ các công ước Liên Hiệp Quốc chống rửa tiền, các hiệp ước song phương cho nhu cầu ngăn chặn tài trợ tài chánh cho các nhóm khủng bố quốc tế.

Trong nhu cầu hỗ trợ cho công cuộc đấu tranh nhằm chấm dứt chế độ độc tài CSVN và tạo áp lực lên các thành phần lãnh đạo CSVN và đánh vào quyền lợi cốt lõi, các cộng đồng và NGO tại Âu Châu, với sự hỗ trợ của Việt Tân đang liên tiếp soạn ra các tài liệu công phu từ 2016 đến 2020, nhằm trình bày về việc tra tấn, giết gần 500 người vô tội do Công An CSVN tiến hành, hành hung dã man người dân đi kiện Formosa, vụ giết người tại Đồng Tâm nhằm sang đoạt đất đai.

Các tài liệu được thực hiện theo dạng pháp lý (Istanbul Protocol) được quốc tế công nhận, và có thể rất nhanh chóng trở thành các tài liệu có thể đệ trình trước một tòa án quốc tế hay tòa án quốc gia. Trong các tài liệu đã được chuyển đến các giới chức hành pháp và lập pháp Liên Âu này, hơn 100 tên tuổi, trách nhiệm các thành phần lãnh đạo CSVN bao gồm ủy viên bộ chính trị; bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, giám đốc sở công an, chủ tịch, phó chủ tịch các UBND của các tỉnh, thành phố Hà Nội, Sàigòn, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nghệ An,… đã được công khai nêu lên, nhằm yêu cầu bị trừng phạt.

Một đặc điểm của Đạo Luật Global Magnitsky Liên Minh Châu Âu là nhằm trực tiếp vào việc trừng phạt cá nhân thành phần vi phạm và gia đình họ, nhằm làm giảm thiểu ảnh hưởng lên tương quan với quốc gia liên hệ.

Với sự thông qua của Đạo Luật Global Magnitsky tại Liên Minh Châu Âu, hướng vận động nhằm trừng phạt các thành phần lãnh đạo CSVN chủ mưu đàn áp, giết chết, sang đoạt tài sản người dân Việt Nam sẽ có thêm điều kiện thuận lợi để tiến hành và đạt kết quả.

Nguyễn Ngọc Bảo

XEM THÊM:

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Những hệ lụy khi cấm xe máy xăng trong nội đô

Việc thủ tướng công bố Hà Nội cấm xe xăng trong phạm vi Vành đai 1 (nội đô), mình cho là quá vội vã. Lẽ ra việc này nên cần một lộ trình chuyển đổi từ 3-5 năm. Cần thông báo công khai cho người dân và thực hiện cho đúng.

Một trong nhiều hoạt động của đảng Việt Tân tại Úc

Việt Tân tham dự buổi tham vấn với Bộ Ngoại giao Úc

Trước thềm cuộc Đối thoại Nhân quyền Úc – Việt theo dự trù diễn ra vào khoảng cuối tháng Bảy năm nay, Bộ Ngoại giao Úc đã mời đảng Việt Tân tham dự buổi tham vấn về tình hình nhân quyền tại Việt Nam hôm 14/7/2025

Ba mẹ con Đỗ Thu (trái) và Cô Thu chở cả xe lạc (đậu phộng) về ép dầu. Nguồn ảnh: FB Nguyễn Thúy Nga

Vợ tù*

Nhìn cô bé vắt vẻo trên cái xe máy chở những bao bưởi hàng trăm quả đi giao khắp thành phố ai cũng sợ phát khiếp và can ngăn, nhưng vì tham công tiếc việc, cô bé vẫn cứ chở như thế.

Bị an ninh năm lần bảy lượt triệu tập, khó dễ, cô bé cực kỳ bản lĩnh đối phó. Không những thế cô bé còn năng nổ giúp đỡ những người khó khăn hơn mình, kết nối giúp những người bạn tù của chồng.