Việt Tân tại Nhật yêu cầu JICA đặt điều kiện thúc đẩy nhân quyền lên các gói viện trợ ODA cho Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2022, đại diện Đảng Việt Tân tại Nhật Bản cùng một số đồng hương đã đến trụ sở của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) hôm 12/12 để trao thỉnh nguyện thư, yêu cầu cơ quan nầy xem xét lại các viện trợ ODA cho Việt Nam trong lúc chính quyền Hà Nội gia tăng đàn áp nhân quyền.

JICA (Japan International Cooperation Agency) trực thuộc Bộ Ngoại Giao Nhật Bản, là cơ quan phê duyệt và điều hành các gói viện trợ của Nhật Bản cho các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Phái đoàn trương biểu ngữ ở ngay trước trụ sở cơ quan JICA, yêu cầu đặt điều kiện thúc đẩy nhân quyền lên các gói viện trợ ODA cho Việt Nam. Ảnh: Cơ sở Việt Tân tại Nhật
Phái đoàn trương biểu ngữ ở ngay trước trụ sở cơ quan JICA, yêu cầu đặt điều kiện thúc đẩy nhân quyền lên các gói viện trợ ODA cho Việt Nam. Ảnh: Cơ sở Việt Tân tại Nhật

 

Những người tham gia phái đoàn đã cầm biểu ngữ bằng tiếng Anh và tiếng Nhật với nội dung yêu cầu đặt điều kiện thúc đẩy nhân quyền lên các gói viện trợ ODA cho Việt Nam ở ngay trước trụ sở cơ quan JICA để tạo sự quan tâm của các giới chức JICA và người dân Nhật Bản.

Giới chức JICA đã mời phái đoàn vào bên trong văn phòng để lắng nghe sự quan tâm về việc những viện trợ của chính phủ Nhật Bản cho Việt Nam không thực sự được sử dụng để cải thiện đời sống cho người dân Việt Nam trong lúc chế độ gia tăng bắt bớ những người bất đồng chính kiến.

Đại diện Việt Tân tại Nhật đã trao thỉnh nguyện thư cho ông Chánh Văn phòng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA. Ảnh: Cơ sở Việt Tân tại Nhật
Đại diện Việt Tân tại Nhật đã trao thỉnh nguyện thư cho ông Chánh Văn phòng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA. Ảnh: Cơ sở Việt Tân tại Nhật

 

Đại diện cơ sở Việt Tân tại Nhật đã trao tận tay ông Chánh Văn phòng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản bản thỉnh nguyện thư. Trong đó, có đoạn viết:

“…Chúng tôi, đảng Việt Tân, rất kỳ vọng rằng viện trợ ODA của JICA dành cho Việt Nam là nhằm thúc đẩy tự do, dân chủ và xây dựng xã hội pháp trị. Các quốc gia tài trợ và đối tác thương mại của Việt Nam – trong đó có Nhật Bản – cần gây áp lực lên chính phủ Việt Nam, vốn đang có những vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất, để họ thực hiện các cam kết và nghĩa vụ nhân quyền quốc tế.

Tăng cường nền tảng của dân chủ bao gồm sự tham gia của người dân trong quản trị và phát triển, cũng như bảo vệ và cổ súy nhân quyền là yếu tố cực kỳ quan trọng để ổn định xã hội và phát triển trung và dài hạn cho Việt Nam. Khó có thể tin rằng một quốc gia không bảo đảm được quyền con người lại có thể đạt được những mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) mà nhân loại đang theo đuổi…”

Các giới chức JICA cùng phái đoàn đã đồng ý giữ liên lạc để có thể trao đổi, biết thêm về mối quan tâm của người Việt Nam tại Nhật Bản.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII. Ảnh: Truyền hình HTV

Trung ương 12 tiết lộ gì về nhân sự đại hội XIV?

Đặc biệt, sự im lặng đầy ẩn ý đối với Thủ tướng Phạm Minh Chính là một tín hiệu chính trị phức tạp. Không bị nêu tên, không bị kỷ luật – nhưng cũng không được xác nhận tái nhiệm. Điều này cho thấy ông đang bị cô lập và chờ thời điểm bị “rút lui” trong danh dự.

Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cấm xe xăng/dầu: Việt Nam vs Úc

Mấy bữa nay, đi xe Grab là nghe giới tài xế taxi xôn xao chuyện TP.HCM sắp sửa ra chánh sách cấm xe xăng dầu trên một số tuyến đường, bắt đầu từ đầu năm 2026. Cụ thể là mấy anh tài xế Grab, Be gì đó phải chuyển qua chạy xe điện hết.

Nghe thì cũng hay, vì ai mà không muốn không khí sạch sẽ, môi trường xanh hơn. Nhưng mà nói thiệt…

Hàng dưới từ trái: Cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng cùng cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bị cách hết tất cả các chức vụ cũ trong đảng; trong khi cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (hàng trên) bị khai trừ đảng

Phúc, Huệ, Thưởng, Khái bị cách hết các chức vụ trong đảng; Nguyễn Thị Kim Tiến bị khai trừ khỏi đảng

Như vậy là ba trong “tứ trụ” khóa 13 đều sai phạm, trừ Nguyễn Phú Trọng đã chết, các đối thủ chính trị ngáng đường Tô Lâm lên chức tổng bí thư đều chính thức bị hạ đo ván.

Dù bị cách hết các chức vụ trong đảng, nhưng Phúc, Thưởng, Huệ, Khái vẫn là đảng viên và buộc phải “ngoan,” không “ngoan” lại lôi ra truy tố.