Với Đồng Tâm, chính quyền vẫn phải tiếp tục đối thoại

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

3000 quân rầm rập trong một đêm, với đủ các loại khí cụ hiện đại nhất, chỉ để tấn công vào ngôi làng nhỏ trong đêm mờ tối. Đó là điều khó tin mà có thật ở đất nước đang ngồi ở vị trí chủ tịch Hội Đồng Bảo An của Liên Hợp Quốc.

Tiếng hô của viên chỉ huy được kể lại là “đầu hàng thì sống, không thì chết”. Đầu hàng cho chuyện gì, khi công an với đủ thành phần đạp cửa xông vào nhà không lý do, bắn vào người già và quăng lưu đạn cay vào trẻ nhỏ? Sức mạnh uy vũ của lực lượng công an đã làm tiếng trẻ con khóc ngất, tiếng phụ nữ hoảng sợ kêu thét. Xóm làng cháy đỏ, và trong đó, những cụ già có đến 30-40 năm dài theo đảng, bị gọi là phản động.

Nhiều nhà phân tích nói rằng Trung Quốc sau khi tổ chức quân đội mạnh, dẫn đến tình trạng kiêu binh và điên cuồng muốn thể hiện sức mạnh với các nước nhỏ. Tên gọi ngắn, là cuồng vì sức mạnh.

Chỉ có thể mượn hình ảnh đó để diễn đạt cuộc đánh úp không lý lẽ và man rợ vào người dân Đồng Tâm ngày 9/1/2020. Thật đau đớn cho sự mất mát cho những người nông dân, và đau đớn cho cả những người vũ trang, bỏ mạng cho những quan chức giấu mặt, vốn giỏi gìn giữ mạng sống để tận hưởng bằng máu của kẻ khác.

Vinh quang gì khi đánh và giết những nông dân Việt Nam trong chính ngôi nhà của họ?

Vào giờ phút này, chắc chắn nội bộ của những người cộng sản đang rối rắm, tranh cãi, đổ cho nhau về “thành tích” Đồng Tâm. Làm trước, nghĩ sau vẫn là hiện trạng tồi tệ trên đất nước này. Nhân dân luôn là những cuộc đời bị xé nát trong kiểu cầm nắm quyền lực hoang dã như vậy.

Giết dân như kẻ thù, là một nỗi nhục không bao giờ có thể xóa. Và dù biện minh bằng những tổn thất của kẻ tấn công hay cố vu vạ cho dân, cũng chỉ đem lại sự khinh rẻ hơn mà thôi.

Đối thoại, pháp lý và lẽ phải, đó là những gì mà người dân Đồng Tâm đã tha thiết kêu gọi từ năm 2017 cho đến nay. Họ cũng đã nhiều lần chứng minh thiện chí của mình nhưng không được đáp lại.

Tất cả nhìn thấy hôm nay, đều là nhân dân. Và khi nhân dân bị xô vào ngõ hẹp để kình chống nhau, cần phải xem ai là người được lợi, ai là kẻ tổ chức tội ác đó.

Và đặc biệt khi nhà nước luôn hô to và kiên nhẫn xin đối thoại với kẻ thù đang xâm lấn biển Đông, thì nhân dân trên đất nước này phải là đối tượng ưu tiên cần được đối thoại. Nhân dân không thể bị xem thấp hơn kẻ thù phương Bắc.

Ngay cả lúc này, trách nhiệm của chính quyền, đặc biệt Bộ Công An, là đối thoại với những nạn nhân của mình tại Đồng Tâm. Hãy cởi chiếc áo man rợ, và đối thoại với nhân dân như một chính quyền học biết văn minh hôm nay là gì.

Tuấn Khanh

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc (trái) hôm 21/5/2025 đã sử dụng vòi rồng và húc vào một tàu cá của Philippines đang làm nhiệm vụ nghiên cứu gần một trong ba bãi cát có tên là Sandy Cay ở Biển Đông đang tranh chấp. Ảnh: AP

Cuộc chiến ý tưởng của Trung Quốc ở Biển Đông

Bắc Kinh đang sử dụng các viện nghiên cứu để hợp pháp hóa yêu sách hàng hải và định hình nhận thức toàn cầu.

… Cùng nhau, các tổ chức này tạo nên cái mà người ta có thể gọi là “bộ máy truyền thông chiến lược,” có nhiệm vụ biến sự quyết đoán trên biển của Trung Quốc thành sự kiềm chế, và sự phản kháng của nước ngoài thành sự can thiệp gây bất ổn.

Hội nghị Trung ương 12 kết thúc hôm 19/7/2025, ra thông báo kỷ luật cách tất cả các chức vụ cũ đối với (từ trái) Nguyễn Xuân Phúc, cựu Chủ tịch nước và cựu Thủ tướng Chính phủ; Võ Văn Thưởng, cựu Chủ tịch nước và Vương Đình Huệ, Cựu Chủ tịch Quốc hội

Thấy gì qua việc kỷ luật Phúc, Thưởng và Huệ?

Những gì diễn ra trong vụ kỷ luật lần này phản ánh một thực tế trái ngược: Sự tùy tiện, bất nhất và mang màu sắc chính trị nhiều hơn là pháp lý, cho thấy sự khủng hoảng điều lệ đảng Cộng Sản và niềm tin đang ngày một lan rộng ngay trong nội bộ tầng lớp lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam.

Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII. Ảnh: Truyền hình HTV

Trung ương 12 tiết lộ gì về nhân sự đại hội XIV?

Đặc biệt, sự im lặng đầy ẩn ý đối với Thủ tướng Phạm Minh Chính là một tín hiệu chính trị phức tạp. Không bị nêu tên, không bị kỷ luật – nhưng cũng không được xác nhận tái nhiệm. Điều này cho thấy ông đang bị cô lập và chờ thời điểm bị “rút lui” trong danh dự.