Vụ Án Của Dư Luận!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thiện Giao, phóng viên RFA 2008-10-16

Vụ bắt 2 phóng viên, vụ bắt 2 sĩ quan công an, khởi đi từ vụ tham nhũng PMU18, kéo dài trong nhiều năm, trải qua nhiều tình tiết, đã tạo nên một cơn “địa chấn dư luận” trong lòng xã hội Việt Nam.

Bản án chống tham nhũng

Có người gọi đây là “bản án báo chí,” có người đặt tên là “bản án tham nhũng.” Nhưng, cho đến những ngày cuối cùng, khi phiên xử được khai diễn tại Hà Nội hồi trung tuần tháng Mười, người ta có khuynh hướng gọi một tên khác: “bản án chống tham nhũng.”

Tối thiểu, vụ bắt, rồi phiên xử, rồi bản án đối với phóng viên, đã từng là một trong những đề tài “cấm kỵ” vì tính “nhạy cảm chính trị” của toàn bộ sự việc.

Đã có lúc, dư luận, ngay cả trong hàng ngũ Đảng viên tại Việt Nam, tỏ rõ thái độ, rằng vụ bắt các phóng viên là không thể chấp nhận. Hãy nghe nhận định của chính các Đảng viên trong một đoạn ghi âm, được tin là buổi Hội Thảo do Ban Tuyên Giáo Trung Ương tổ chức hồi tháng Bảy.

“Báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên phản ứng dữ dội. Nhất là ngày 14, tôi đọc bài báo “Phải Trả Lại Tự Do Ngay Cho Các Nhà Báo Chân Chính,” tôi cứ tưởng đây là báo Mỹ cơ, chứ không phải báo mình.”

Một đoạn khác, đề cập đến niềm tin của dân vào Đảng:
“Và tôi nói thật với các đồng chí: trong làm chuyên môn, chúng ta phải để ý đến chính trị, chứ nếu chuyên môn tách rời chính trị, thì không cẩn thận công tác chuyên môn đó, nó sẽ làm giảm niềm tin của dân ta, của Đảng và Chính Phủ, và cái nguy hiểm nọ đang chồng chất lên cái nguy hiểm kia, và đẩy đất nước ta đến cuộc khủng hoảng ghê ghớm.”

Và thậm chí, người ta bắt đầu đề cập đến “sự cộng hưởng” các bức xúc của hàng loạt các sự kiện đã qua. “Những vụ này lại xảy ra ở thời điểm rất nguy hiểm. Chúng ta vừa phá hội trường Ba Đình xong, gây bức xúc trong dư luận. Chúng ta vừa họp Quốc Hội, việc sáp nhập Hà Tây và Hà Nội cũng gây rất nhiều bức xúc. Bây giờ thả Nguyễn Việt Tiến, bắt công an, bắt nhà báo, nó cộng hưởng dư luận rất nguy hiểm.

Trong nghị quyết Đảng chúng ta bao giờ cũng có câu “lòng tin của dân vào Đảng bị giảm sút.” Thế những việc làm này rõ ràng cộng hưởng càng làm cho lòng tin của dân vào Đảng giảm sút hơn.”

Các ý kiến vừa trình bày được trích lại từ đoạn âm thanh loan truyền trên Internet, tại các blog và diễn đàn Việt ngữ. Các ý kiến, không chỉ đến từ bên trong nội bộ Đảng, những nhận định mang tính xã hội, mà thật sự là một hình thức xã hội, được loan truyền khắp nơi trên mạng Internet.

Trên blog, tức Nhật Ký Cá Nhân, của một blogger được nhiều người biết đến qua những bài phân tích kinh tế rất có giá trị, tác giả Trần Đông Chấn ghi lại cảm xúc trong một ngày của “Mùa Thu Tháng Mười, 2008”

“Danh chính ngôn thuận. Nhưng khi ngôn đã không thuận thì danh tất thành bất chính. Sai biệt giữa danh nghĩa và thực tế càng lớn thì mâu thuẫn của xã hội càng trầm trọng.”

Tác giả thổ lộ, rằng anh “nợ” một món nợ tinh thần đối với những nhà báo đang nằm trong vòng lao lý.
“Thật sự là quá đáng, ở đây công lý không còn tồn tại nữa … cũng may vẫn còn những người như nhà báo Chiến, đến phút cuối vẫn bảo vệ chính kiến và lẽ phải … ông Chiến còn đủ sức đứng trước toà án, đó là sự phi thường của lòng dũng cảm và sức sống rất mãnh liệt. Còn chúng ta, tại sao không có một chiến dịch nào, một tiếng nói chung nào cất lên đi ?”

Những dòng thổ lộ rất riêng, vì được viết trên “nhật ký cá nhân” của blogger Trần Đông Chấn, có lẽ được viết ra sau ngày 15 tháng Mười, khi Toà Án Hà Nội tuyên án đối với các nhà báo.

Khó biết được đâu là sự thật. Khó có thể cả quyết, án nào nặng, án nào nhẹ. Nhưng người ta có thể tin rằng, “dù kết quả xét xử thế nào, họ vẫn vô tội.” Nhà văn Võ Thị Hảo đã viết như thế trên blog riêng của cô.

2 năm tù vì chống tham nhũng

Buổi trưa ngày 15 tháng Mười, nhà báo Nguyễn Văn Hải bị tuyên 24 tháng cải tạo không giam giữ. Nhà báo Nguyễn Việt Chiến bị kết án 2 năm tù giam.

Vẫn những thổ lộ của nhà văn Võ Thị Hảo trên blog của cô, có lẽ được viết vào thời điểm trước phiên xử. “Dù kết quả xét xử thế nào, tôi vẫn tin rằng họ vô tội. Phiên toà rồi sẽ diễn ra. Rất tệ là đã bắt giam họ. Nhà cầm quyền mất nhiều hơn là được sau những vụ bắt bớ thế này.”

Võ Thị Hảo viết tiếp:
“Vâng! Chúng ta đã nghĩ rằng giải phóng để có tự do. Nhưng cái chế độ thực dân mang tiếng là tàn bạo ngày ấy vẫn chấp nhận báo chí tư nhân và các đảng phái đối lập.

Vẫn chấp nhận những ý kiến trái chiều. Vì đó là quyền tối thiểu và đương nhiên của con người. Những nhà cầm quyền, dù nôn nóng áp đặt sự độc đoán để thu tư lợi, vẫn cần phải biết chùn tay khi tước đoạt nó khỏi những công dân của mình, trong đó, có tương lai của chính con cháu họ.”

Diễn tiến toàn bộ vụ bắt và xử 2 phóng viên khởi đi từ vụ tham nhũng tại PMU18, liên quan trực tiếp đến 1 thứ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải, là ông Nguyễn Việt Tiến.

PMU18 không phải là vụ đơn giản, tối thiểu về mặt chính trị. Liên quan đến toàn bộ sự việc, kéo dài từ hồi tháng Tư năm 2006, tính chính trị của vụ án này ngày một dâng cao, khi một số sĩ quan cấp tướng và cấp tá của Bộ Công An lần lượt được nêu tên lên mặt báo.

Tính chính trị dần dần chuyển sang một ngõ rẽ khác, gây quan ngại hơn nữa, khi sức ép của dư luận trở nên ngày càng lớn. Khởi thuỷ, bắt ông thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến, đã là một hệ quả của dư luận như lời thừa nhận của ông Phó Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân. Thế rồi, 3 quyết định khác nhau đối với ông Tiến, mà cái sau phủ nhận cái trước, lần lượt ra đời, với kết quả là ông Tiến gần như vô tội.

Dư luận lại lên cao, và càng lên cao hơn nữa khi chính quyền ra lệnh khởi tố vụ án 2 sĩ quan công an ở vị trí chỉ huy điều tra tham nhũng và 2 nhà báo được xem là năng nỗ nhất trong quá trình đưa tin tức về vụ tham nhũng.

Xét xử 2 nhà báo có thể được xem là thời điểm mà chính quyền đặt “dấu chấm hết” lên toàn bộ chuỗi sự kiện. Và hiển nhiên, dấu chấm hết phải được đặt thật khéo, trong toàn bộ sự quan sát về thái độ của dư luận.

Một nhà báo từ trong nước, vào thời điểm vài hôm trước khi phiên xử khai diễn tại Hà Nội, cho biết đã có cả một chỉ thị được truyền từ Ban Bí Thư Trung Ương Đảng, qua nhiều tầng nấc, về điểm đến cuối cùng là các tổng biên tập các báo tại Việt Nam. Nội dung chỉ thị, gồm nhiều điểm, bao hàm nhiều khía cạnh trong cách thức báo chí đưa tin vụ xử, có thể gói gọn trong 2 chữ: “dư luận.”

Thứ nhất, khi tường thuật vụ xử, báo chí phải viết rằng “2 sĩ quan công an là ‘nguyên cán bộ công an,’ và hai nhà báo là ‘nguyên nhà báo.’”
Thứ hai, việc thay đổi tội danh so với lúc khởi tố phải được giải thích để công chúng biết, rằng đây “không phải là đặc quyền đặc lợi đối với công an và nhà báo” mà là sự “xem xét các cống hiến của họ.”
Thứ ba, khi viết, báo chí phải “dân chủ, công khai, công bằng, khách quan, đúng người, đúng việc” nhưng “không được bình luận và không được suy diễn.”
Thứ tư, Tổng Biên Tập các báo phải dự phòng các vấn đề phức tạp có thể diễn ra quanh phiên toà.
Thứ năm, phải xem đây như một phiên toà bình thường, như bất cứ phiên toà nào khác.
Và thứ sáu, không nên để bạn đọc hiểu là những bị cáo này được hưởng đặc quyền đặc lợi.

Có thể thấy, dư luận dự phần quyết định trong hầu hết mọi thời điểm liên quan đến toàn bộ sự việc kéo dài từ năm 2006 đến nay. Dư luận tác động lên cả quyết định bắt người. Rồi cũng chính dư luận tác động lên quyết định thả người.

Một nhà báo từ trong nước, nhận định, là dư luận cũng đã tác động lên bản án được tuyên cho 2 nhà báo, Hải và Chiến. Liệu bản án được tuyên ngày 15 tháng Mười, năm 2008 tại Hà Nội có thật sự là “dấu chấm hết” cho mọi chuyện? Đối với dư luận, có thể câu trả lời là “không.” Trên thực tế, nhiều blog, nhiều diễn đàn, đã trở nên sôi động ngay sau khi bản án được công bố.

Thời điểm phóng viên Nguyễn Văn Hải được hít thở không khí tự do, tức là thời điểm phóng viên Nguyễn Việt Chiến trở lại phòng giam, tiếp tục hít thở bầu không khí giam cầm, cũng chính là thời điểm mà dư luận bắt đầu lên tiếng, ở một cường độ khác, mạnh hơn!

Vừa rồi là những thông tin, nhận định được ghi nhận từ một số blog và diễn đàn trên Internet liên quan đến vụ xử 2 phóng viên Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ và Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên vào ngày 14 và 15 vừa qua tại Hà Nội.

Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm, sàng lọc và gởi đến quí vị những hình thức thông tin trên Internet, trong các trang Blog cá nhân liên quan đến nhiều đề tài khác nhau và gởi đến quí vị trong các chương trình sau. Mong quí vị đóng vai trò cầu nối giữa chúng tôi và các thông tin như vậy. Xin gởi cho chúng tôi các thông tin cùng đường liên kết đến các blog hữu ích mà quí vị đọc được, qua địa chỉ vietweb@rfa.org.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.