Vu cáo Việt Tân, Nguyễn Phú Trọng âm mưu gì?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngay sau khi Bộ công an ra thông cáo dựng chuyện vu cáo đảng Việt Tân, chính quyền Tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã dựa theo nội dung vu cáo này phổ biến hai văn kiện mang nội dung thách đố người dân tại đây.

Dưới tiêu đề “thông tin một số tình hình liên quan đến việc khắc phục sự cố môi trường tại miền Trung”, bộ máy Tuyên giáo tại Hà Tĩnh đã phổ biến một văn kiện dài 8 trang vào ngày 11 tháng 10, đổ vấy rằng Việt Tân đứng đằng sau xách động bà con giáo dân biểu tình, phá hoại cái gọi là đang sắp xếp việc bồi thường những nạn nhân do công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra.

Song song, chính quyền Nghệ An đã viết thư gửi Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp và Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Viên, “yêu cầu” trục xuất Linh Mục Đặng Hữu Nam ra khỏi địa phận Nghệ An vì cho rằng Ngài đã vận động và tổ chức giáo dân thuộc giáo xứ Phú Yên nộp đơn khiếu kiện tập thể, cũng do đảng Việt Tân xách động.

Cả hai văn kiện nói trên đã cho thấy tính chất “côn đồ” của bộ máy bạo lực hơn là một nhà nước “gần dân, vì dân” như Nguyễn Phú Trọng đã nói trong cuộc họp báo hôm cuối Tháng 1, 2016 sau khi được bầu làm Tổng bí thư trong Đại hội XII.

Thứ nhất, vụ cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung xảy ra từ đầu tháng 4 cho đến nay kéo dài hơn 6 tháng, các gia đình nạn nhân chỉ mới nhận được 15 ký gạo “mục” (thiếu phẩm chất) từ chính quyền địa phương. Trong khi đó các cấp chính quyền hầu như dẫm chân tại chỗ việc xúc tiến các thủ tục bồi thường, giải quyết những khiếu nại của nạn nhân. Nói cách khác, trước và sau cuộc họp báo hôm 30 tháng 6 đến nay để công bố thủ phạm Formosa gây ra nguyên nhân cá chết cũng như số tiền bồi thường thiệt hại 500 triệu Mỹ Kim, nhà cầm quyền CSVN đã không có bất cứ hành động nào bồi thường cụ thể, ngoại trừ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hôm 1 tháng 9, phổ biến văn kiện quy định 8 nhóm đối tượng và thiệt hại để cho địa phương làm công tác… kiểm kê.

Ông Trần Hồng Hà, Bộ Trưởng Tài Nguyên & Môi Trường tại Hội nghị “đúc kết báo cáo đánh giá môi trường biển của 4 tỉnh miền trung của các nhà khoa học
Ông Trần Hồng Hà, Bộ Trưởng Tài Nguyên & Môi Trường tại Hội nghị “đúc kết báo cáo đánh giá môi trường biển của 4 tỉnh miền trung của các nhà khoa học” ngày 22/8/2016. Ảnh: Nông Nghiệp Việt Nam

Thứ hai, trong kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV hôm 29 tháng 7, ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường cho biết là Formosa đã chuyển 250 triệu Mỹ Kim bồi thường cho Bộ tài chánh. Cho đến nay không ai biết là số tiền 250 triệu Mỹ Kim bồi thường được dùng vào việc gì, trong khi những nạn nhân hứng chịu các thiệt hại đầu tiên tại Kỳ Anh từ khi xảy ra vụ cá chết hàng loạt hôm 19 tháng 4 hoàn toàn không được giúp đỡ hoặc bồi thường một đồng nào. Trong khi đó, vụ cá chết và biển nhiễm độc không chỉ gây thiệt hại cho bà con ngư dân, những gia đình nuôi cá bè, mà còn làm ảnh hưởng đến những người dân kiếm sống ở các dịch vụ du lịch, quán ăn, khách sạn và nhất là bà con lao động không hề được nhà cầm quyền CSVN quan tâm giải quyết nhanh chóng và rốt ráo.

Thứ ba, để nhanh chóng đưa thảm kịch Formosa vào quên lãng, Bộ tài nguyên và Môi trường đã dàn dựng một Hội nghị gọi là “đúc kết báo cáo đánh giá môi trường biển của 4 tỉnh miền trung của các nhà khoa học” hôm 22 tháng 8, tại Cửa Việt, Quảng Trị. Tại hội nghị này, ông Trần Hồng Hà đã khẳng định rằng biển miền Trung đã an toàn, dù là từ tháng 4 đến tháng 8, nhà cầm quyền Hà Nội đã không có bất cứ động thái nào làm sạch hay dọn dẹp những chất độc hại như phenol, xyanua… Và để chứng minh biển đã an toàn, ông Trần Hồng Hà cùng một số quan chức của Bộ tài nguyên và môi trường, lãnh đạo 4 tỉnh rủ nhau xuống tắm biển và ăn cá tại chợ Cửa Việt… với một số hình ảnh được phổ biến trên hầu hết các trang báo của đảng.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cùng một số quan chức của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường tắm biển để
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cùng một số quan chức của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường tắm biển để “chứng minh biển đã an toàn”. Ảnh: Internet

Thảm họa môi trường trải dài trên 4 tỉnh, ảnh hưởng tới đời sống của hàng triệu người dân và những độc chất mà công ty Formosa Hà Tĩnh thải xuống biển gây tác hại kéo dài từ 40 năm đến 70 năm, mà nhà cầm quyền CSVN đã chỉ giải quyết một cách sơ sài, thậm chí cố tình che giấu những thiệt hại. Trong lúc đó cũng một thảm họa tương tự xảy ra ở Nhật Bản vào thập niên 50 gây ra bệnh Minamata kinh hoàng kéo dài nhiều thập niên. Chính phủ Nhật đã mất 23 năm và hàng tỷ Yen để dọn sạch chất thủy ngân do nhà máy Chisso đổ ra vịnh Minamata. Điều này cho thấy là lãnh đạo CSVN không quan tâm gì đến việc tẩy sạch độc chất và nhất là bồi thường nhằm sớm phục hồi đời sống của người dân, mà cố tình tẩy xóa thảm họa Formosa như trốn chạy một bóng ma.

Bóng ma Formosa đã ẩn chứa hai nguy cơ sinh tử đối với ông Nguyễn Phú Trọng nói riêng và lãnh đạo CSVN nói chung, đó là trách nhiệm đưa Formosa vào Hà Tĩnh và sự chống đối của người dân vì thảm họa môi trường.

Trong hai nguy cơ nói trên, sự chống đối của người dân Hà Tĩnh và Nghệ An hiện nay đang tạo ra áp lực về việc quy trách nhiệm của những ai đã ký quyết định đưa Formosa vào Hà Tĩnh; vì thế mà Nguyễn Phú Trọng và Bộ máy công an tìm mọi cách dập tắt làn sóng khiếu kiện của bà con ngư dân.

Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo CSVN đơn thuần nghĩ rằng việc công bố công ty Formosa nhận tội và hứa bồi thường 500 triệu Mỹ Kim là xong chuyện; nhưng chính việc đi đêm và khoả lấp tội ác với số tiền bồi thường ít ỏi mà không thông qua bất cứ phiên tòa nào, CSVN đã cho thấy rõ họ đứng về phía Formosa chứ không phải đứng về phía nhân dân.

Đây chính là mấu chốt khiến cho bóng ma Formosa đang trở thành điểm nóng, dẫn đến những chuyển biến khó lường trong thời gian qua và sắp tới.

Linh mục Đặng Hữu Nam hướng dẫn bà con ngư dân trước cổng tòa án Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh hôm 26/9/2016. Ảnh: Tin Mừng Cho Người Nghèo
Linh mục Đặng Hữu Nam hướng dẫn bà con ngư dân trước cổng tòa án Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh hôm 26/9/2016. Ảnh: Tin Mừng Cho Người Nghèo

Chuyển biến đầu tiên là sự kiện 600 bà con ngư dân, dưới sự hướng dẫn của Linh Mục Đặng Hữu Nam nộp đơn kiện công ty Formosa Hà Tĩnh tại Tòa án Thị xã Kỳ Anh hôm 26 tháng 9. Một tuần lễ sau là cuộc biểu tình của hơn 10 ngàn giáo dân và bà con ngư dân trước công ty Formosa Hà Tĩnh vào ngày 2 tháng 10.

Những diễn biến này đã làm rúng động dự luận và đặt cho ông Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo Hà Nội rơi vào tình thế bất ngờ và hoảng hốt.

Nếu là chính quyền “gần dân, vì dân”, ông Trọng hay ít ra là ông Phúc đã phải bay vào Nghệ An và Hà Tĩnh trực tiếp đối thoại với bà con ngư dân cùng các vị lãnh đạo tôn giáo để tìm biện pháp giải quyết ung nhọt Formosa. Ngược lại, ông Trọng và ông Phúc lại cho cán bộ địa phương ra thông cáo đổ vấy tất cả những ai, những đoàn thể nào nhắc đến thảm họa Formosa đều là do đảng Việt Tân xúi giục.

Hàng chục ngàn người dân biểu tình đòi phản đối ngay trước cổng Formosa Hà Tĩnh hôm 2/10/2016.
Hàng chục ngàn người dân biểu tình đòi phản đối ngay trước cổng Formosa Hà Tĩnh hôm 2/10/2016.

Việc vu cáo này nằm trong âm mưu chuẩn bị một cuộc đàn áp quy mô mà ông Trọng đang thực hiện để vừa bảo vệ chế độ, vừa hướng dư luận quên đi những sa lầy chính trị của phe đảng hiện nay về vụ Trịnh Xuân Thanh và cuộc nội chiến đến hồi gay cấn với phe Nguyễn Tấn Dũng.

Ngoài ra, việc Bộ Công an ra thông cáo quy chụp đảng Việt Tân đứng sau những chống đối thảm họa Formosa cho thấy thêm một lý do khác về việc Nguyễn Phú Trọng phải vào nằm trong Ban thường vụ Bộ công an mới đây. Đó là ông Trọng muốn mình trở thành kẻ ra lệnh và kiểm soát bộ máy bạo lực trong những cuộc đàn áp sắp đến.

Nhưng càng ra tay đàn áp, Nguyễn Phú Trọng chỉ chuốc lấy sự cô lập của thế giới và thách đố làn sóng phẫn uất của người dân ngày một lên cao mà thôi.

Bạo lực chỉ có thể tồn tại trong xã hội bưng bít. Ngày nay, với hơn 45 triệu người xử dụng mạng xã hội, có thể chụp hình, đưa tin tức lên mạng ngay trong vòng vây của công an. Đây là vũ khí của người dân và chính yếu tố này sẽ trói tay bạo lực và buộc chế độ độc tài phải thay đổi, trước khi phẫn uất của người dân trở thành ngọn sóng thần quét sạch bộ máy độc tài.

Lý Thái Hùng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.