Vườn Rau Lộc Hưng: Không bao giờ mất

Cảnh tượng một góc khu vực nhà dân bị nhà cầm quyền phá dỡ thuộc khu vườn rau Lộc Hưng đầu tháng 1/2019. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 4 và 8 tháng 1 năm 2019, nhà cầm quyền cộng sản quận Tân Bình, TP.HCM huy động hàng trăm con người với đầy đủ các lực lượng cùng các phương tiện như máy xúc, máy ủi đã tiến chiếm, đập phá hàng trăm ngôi nhà tại khu vườn rau Lộc Hưng thuộc phường 6, quận Tân Bình. Cùng diễn biến đó, nhà cầm quyền bắt bớ nhiều người dân Lộc Hưng, cướp tài sản ước tính thiệt hại lên đến 200 tỉ đồng. Người dân Lộc Hưng lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.

Người dân vườn rau Lộc Hưng khẳng định: “khu đất khoảng 5 ha là thuộc sở hữu của 127 hộ dân, có nguồn gốc là người Bắc di cư vào Nam năm 1954 và bắt đầu khai hoang, canh tác ở khu vực này từ nhiều đời qua”.

Một thực tế diễn ra trên khắp cả nước, từ khi các đô thị, khu công nghiệp bắt đầu mọc lên và phát triển thì tài nguyên đất đai trở thành một miếng bánh lớn cho kẻ cầm quyền hưởng lợi qua các dự án. Luật pháp không công nhận quyền tư hữu của người dân, người dân chỉ được quyền sử dụng đất đai và đóng thuế chứ không được quyền sở hữu, quản lý trên nó. Vì vậy, cộng sản tước đoạt đất đai tài sản của dân bất cứ lúc nào nếu họ muốn. Cho nên ngày nay, Việt Nam trở thành một cường quốc dân oan.

Lộc Hưng không ngoại lệ trong qui trình cướp đất của chế độ cộng sản. Về vị trí địa lý, vườn rau Lộc Hưng ngày nay dường như trở thành một phần của Trung Tâm Sài Gòn. Một tấc đất có giá trị tương đương hàng chục tấc vàng. Nhà cầm quyền muốn tiến chiếm để chia lô bán đất cho các dự án công trình công cộng, và chung cư cao tầng phục vụ chương trình tái định cư của Thành phố và của quận Tân Bình, hoặc là giao đất Bưu điện Thành phố để đầu tư hạ tầng khu nhà ở dân dụng và nhà ở cán bộ, công nhân viên của Bưu điện tại Phường 6, quận Tân Bình.

Thực ra, cuộc chiến giữ đất của người dân vườn rau Lộc Hưng đã bền bỉ, kiên trì suốt hàng mấy chục năm qua. Hồi 2009, 2010 tôi đã đến khu vực vườn rau. Một màu rau mướt mát từ đủ các loại rau tươi sạch trải rộng khắp cả khu vực rộng lớn. Tôi khá ngạc nhiên, trong một đô thị sầm uất như Sài Thành lại có khu đất khá rộng để trồng rau.

Những con người hiền lành, chất phác quanh năm chăm bón, gieo trồng cho những vạt rau xanh mơn man, sạch tự nhiên cung cấp cho con người thực phẩm an toàn lại phải đối mặt với bạo quyền luôn có dã tâm cướp đất của mình.

Dường như các mốc thời gian mà người dân Lộc Hưng đã bị nhà cầm quyền khủng bố diễn ra thường xuyên hơn, liên tục hơn và có tính chất hệ thống. Từ giấy mời làm việc, đột xuất ập vào kiểm tra hộ khẩu, yêu cầu phá dỡ chòi canh rau cho đến công an với súng ống, vũ khí đàn áp giáo dân vườn rau Lộc Hưng vào ngày 16/7/2008, 28/8/2009, 3/5/2010.

Họ kể cho tôi nghe những cuộc tấn công của nhà cầm quyền, những cuộc chiến pháp lý mà họ đeo đuổi quyết giữ bằng được mảnh đất của cha ông mình để lại. Đó là vào ngày 13/3/2008, nhà cầm quyền cùng công an TP.HCM đàn áp những người dân, và sau đó đã bắt giữ người trái pháp luật. Nguyên nhân vụ việc là do chính quyền một mực muốn cướp khu đất trồng rau và chăn nuôi của những người dân nghèo ở đây, cho dù họ có đầy đủ bằng chứng về việc khai phá và sử dụng liên tục khu đất này suốt từ những năm 1954 – 1955 cho đến nay.

Người dân Lộc Hưng đã kiên trì gửi đơn khiếu nại, tố cáo đến các cấp chính quyền từ phường đến trung ương kể từ năm 2000, nhưng cho đến nay sự việc vẫn chưa được giải quyết, mà ngược lại còn có dấu hiệu các cấp chính quyền cấu kết với nhau để cướp khu đất này. Đáp lại thái độ làm việc ôn hòa của người dân Lộc Hưng thì nhận được sự ngang tàn, ngạo mạn, hồ đồ, lừa dối của kẻ cầm quyền từ cấp phường đến Trung ương.

Tôi tin rằng bà con làm rau luôn giữ được tâm thế bền bỉ, kiên cường như họ đã từng làm để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Dù có phải bắt đầu, đi tiếp hay kết thúc cho con đường khó khăn họ đang đối diện, nhưng họ có một vũ khí không kẻ địch nào thắng nổi, một hành trang trên suốt con đường của họ đó là sự chính nghĩa, chân lý.

Portland, OR 10/1/2019

Paulus Lê Sơn

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.