Wagner “nổi loạn”: Quân đội Nga bị chia rẽ?

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng quân đội, tướng Valeri Gerassimov trong một cuộc họp với Tổng thống Nga Vladimir Putin tháng 12/2022. Ảnh: AP - Gavriil Grigorov
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trang mạng Nhật báo Pháp Le Monde, hôm nay, 25/06/2023, dẫn các nguồn tin từ các báo Mỹ cho biết các cơ quan tình báo Mỹ đã biết từ trung tuần tháng Sáu rằng lãnh đạo tập đoàn quân sự Wagner đã chuẩn bị một cuộc nổi loạn chống bộ chỉ huy quân sự Nga. Sự việc cũng được giới quan sát đánh giá là có sự chia rẽ trong giới tướng lĩnh Nga.

Tờ New York Times viết: “Tình báo Mỹ hôm thứ Tư 21/06 đã thông tin cho giới chức quân đội Mỹ và chính quyền biết rằng ông Yevgeny Prigozhin dường như đang chuẩn bị tiến hành một hoạt động quân sự chống lại giới chức cao cấp quốc phòng Nga.” Những cơ quan tình báo này từng công khai thông báo hồi cuối năm 2021 rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin có kế hoạch xâm lược Ukraina và đã cung cấp những thông tin này.

Còn tờ Washington Post thì khẳng định các cơ quan tình báo Mỹ không biết chính xác khi nào cuộc nổi loạn sẽ diễn ra, nhưng những cơ quan này được đặt trong tình trạng báo động tối đa trong hai tuần qua. Một lãnh đạo tình báo giải thích rằng xung đột trong giới lãnh đạo Nga ngày một hiện rõ sau lệnh của Bộ trưởng Quốc Phòng Nga, Sergei Shoigu, ngày 10/6, buộc các binh sĩ của nhóm Wagner phải ký hợp đồng với chính phủ. Washington Post dẫn các nguồn tin tình báo Mỹ, cho rằng tổng thống Nga đã biết ý định của Prigozhin.

Về điểm này, trả lời phỏng vấn đài RFI, ông Ulrich Bounat, chuyên gia địa chính trị, khu vực Đông – Trung Âu, Viện Open Diplomacy, có cùng nhận định rằng cuộc nổi loạn của Wagner làm lộ rõ những chia rẽ trong nội bộ quân đội Nga.

Chiến dịch này, dù rằng ông Prigozhin biện minh như là một hành động phản ứng chống việc Bộ Quốc Phòng Nga dội bom một trong số các trại lính của ông, nhưng nếu nhìn vào những trang thiết bị được cung cấp, điều kiện tiến hành dễ dàng, rõ ràng chiến dịch này đã được lập kế hoạch từ trước và Prigozhin không thể phiêu lưu một mình.  

Ông ấy chắc chắn có được những bảo đảm và sự bảo đảm này, rất có thể ông ấy có được từ một bộ phận bộ tham mưu trong quân đội Nga. Điều thấy rõ là ông ấy có thể đi vào thành phố Rostov, chiếm lấy trụ sở phân khu nam của quân đội Nga mà không cần một phát súng nào. Điều này thực sự chứng tỏ có sự đồng lõa trong quân đội. 

Ngoài điều đó ra, chúng ta biết là có những căng thẳng rất lớn bên trong bộ tham mưu quân đội Nga, tình hình ngày càng trở nên tồi tệ từ nhiều tháng qua và ông Vladimir Putin chưa bao giờ giải quyết dứt điểm. Cuối cùng chính việc ông ấy để cho tình hình xấu đi và cuộc xung đột tiềm tàngmột kiểu chiến tranh giữa các băng đảng trong nội bộ quân đội, đã khiến cho tình hình thực sự bùng nổ hiện nay.  

Những gì vừa diễn ra một mặt có thể làm xói mòn quyền lực và mặt khác, tàn phá hình ảnh về hệ thống quyền lực mà Vladimir Putin phô bày và tự hào là đã thiết lập được từ khoảng hai thập niên qua.”

Minh Anh

Nguồn: RFI

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.

Người dân sống dọc suối Prek Ta Hing nằm ở huyện Koh Thom, tỉnh Kandal, nơi sẽ được mở rộng khi kênh đào Funan Techo được xây dựng, chụp ngày 29 tháng 2 năm 2024. Ảnh: CamboJA/ Pring Samrang

Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết

Tất cả báo chí chính thống trong nước đã im bặt, không nhắc một chữ nào tới kênh đào Techo Phù Nam nữa. Điều này cho thấy cho dù Campuchia là một nước nhỏ hơn ở bên cạnh Việt Nam, nhưng họ rất hiểu cách chống lại Việt Nam như thế nào.

Và như thế, tương lai u ám đang diễn ra. Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết.