Xem ra Đà Nẵng vẫn đi đầu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(dân Quảng Đà)

Cho đến đầu tháng 8/2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn tiếp tục bôi đen lãnh đạo Đà Nẵng tối đa bằng các công cụ Văn phòng Chính phủ, Ban Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên Môi trường, và hệ thống báo đài toàn quốc. Đặc biệt cứ mỗi lần ông Nguyễn Bá Thanh, nguyên bí thư Đà Nẵng, mở miệng cải chính điều gì với bất cứ ai, lập tức Văn phòng Chính phủ đánh phủ đầu ngay bằng công văn chính thức, và cho tràn ngập báo đài. Công văn mới nhất hăm dọa kiểm điểm và xử phạt cả ông Nguyễn Bá Thanh và hàng loạt chân tay của ông tại nhiều ban ngành ở Đà Nẵng, nghĩa là thay toàn bộ đầu não thành phố này.

Câu hỏi bật lên trong đầu người đọc tin: có phải Đà Nẵng tệ hại hơn so với các tỉnh thành khác đến thế không?

Trước hết là so sánh về mức trong suốt (transparency) của Đà Nẵng với trung ương và cả nước. Sau màn “lấy phiếu tín nhiệm” các chức danh chủ chốt do Quốc Hội bầu và phê chuẩn vào ngày 10.6.2013 trong Kỳ họp thứ 5 Quốc hội CSVN khóa XIII mà báo chí đưa tin TẤT CẢ 47 chức danh chủ chốt đều đạt trên 50% phiếu tín nhiệm — kể cả 2 vị trí chịu trách nhiệm làm ruỗng nát toàn hệ thống kinh tế là Thủ tướng và Thống đốc Ngân hàng cũng “được tín nhiệm tiếp”, hàng loạt các tỉnh thành cũng đã thi nhau tổ chức trình diễn lấy phiếu tín nhiệm với cấp lãnh đạo địa phương.

Cho tới nay trong danh sách của những tỉnh thành đã công bố kết quả, nơi nào cũng phải nêm nếm cho các quan chức “top ten” có số phiếu “tín nhiệm cao” quá bán. Thậm chí có nơi còn khoe 100% phiếu tín nhiệm cao như trường hợp Chủ tịch HĐND thành phố Cần Thơ, ông Nguyễn Hữu Lợi.

Riêng Đà Nẵng, vào ngày 10.7.2013 đã dám công bố kết quả có 2 Phó Chủ tịch UBND thành phố không đủ 50% phiến tín nhiệm cao. Ông Phùng Tấn Viết chỉ được 39,88% và ông Nguyễn Xuân Anh (con ông Nguyễn Văn Chi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TW Đảng, ủy viên Bộ Chính trị khóa X) chỉ được 43,75%.

Về mặt môi sinh, trong những năm ông Nguyễn Bá Thanh chưa giao chiến với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thành phố Đà Nẵng từng được báo chí nhà nước giật tít nào là “Nơi đáng sống nhất Việt Nam”, nào là một thành phố “văn minh, hiện đại, xanh sạch đẹp”,… Vào thời đó, ông Thanh, trong những lúc bay bổng, đã gọi những danh hiệu ấy chỉ là “ba cái chuyện lẻ tẻ”, nhưng cũng tiếp luôn rằng: “Ba cái chuyện lẻ tẻ đó xứng đáng được nhiều địa phương trong cả nước học tập”.

Về mặt tệ nạn tham nhũng, kết quả thăm dò năm 2012 của các cơ quan thống kê quốc tế cũng xác nhận nếu so với các tỉnh và thành phố khác, kể cả Hà Nội và Sài Gòn, thì Đà Nẵng có mức tham nhũng ít tệ hại nhất tại Việt Nam.

Hiển nhiên, những tin tức vừa nêu về Đà Nẵng khó tìm thấy trên báo đài lề phải. Vì trong khi những vụ tham nhũng từ các tập đoàn kinh tế nhà nước nằm dưới tay Thủ tướng như Vinashin, Vinalines,… cứ tiếp tục đổ bể và tin tức lan tràn về những đại gia thao túng ngành tài chánh, ngân hàng bị bắt đều có “quen” với thủ tướng và gia đình thủ tướng, thì những thành tích của Đà Nẵng là những trận gió Lào làm “rát mặt” ông Dũng. Nhiều nguồn tin râm ran trong hàng ngũ đảng viên còn cho rằng ông Thanh mới đáng ngồi ghế thủ tướng của ông Dũng. Mối hiềm khích giữa Thủ tướng và Bí thư Đà Nẵng đã nhen nhúm từ đó.

Nhưng mối hiềm khích giữa 2 ông bước qua lằn ranh thù hằn khi ông Nguyễn Bá Thanh được ông Tổng Bí Thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng kéo ra Hà Nội để giao chức Trưởng ban Nội Chính Trung Ương với nhiệm vụ chính là “đánh tham nhũng”. Lẽ ra nhiệm vụ này là của ông Thủ tướng, nhưng đã bị ông TBT tước quyền trong kỳ Hội nghị Trung ương 6 đảng CSVN khóa 11, mặc dù không kỷ luật được ông Thủ tướng về tội quản lý kinh tế yếu kém, lạm quyền và để tham nhũng tràn lan mà “nhìn vào đâu cũng có”. Nói ngắn gọn, ông Thanh đồng ý làm cây búa tạ cho ông Trọng dùng để đập ông Dũng. Cây búa ấy mang tên “phòng chống tham nhũng”.

Trong chức vụ mới tinh – Trưởng Ban Nội chính TƯ, ngày 10/1/2013 ông Nguyễn Bá Thanh không che dấu ý định của mình trong tuyên bố thẳng thừng: “Sắp tới tôi sẽ rà vô một số cái (của lĩnh vực ngân hàng), cho “hốt liền”, không nói nhiều. Cho nên một số ông giờ đang ngồi run”. Và liên tiếp nhiều câu nẩy lửa khác trong những ngày kế tiếp.

Bàn dân thiên hạ, đặc biệt là hàng ngũ quan chức dưới trướng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đều nghe và đều hiểu rất rõ ông Thanh đang nhắm vào cả mạng lưới làm ăn bao trùm của ông Dũng và gia đình, mà ngân hàng là lĩnh vực đầu tiên. Tại điểm này ông Dũng bị đe dọa mất mặt, mất của, và quan trọng hơn cả là mất đàn em. Chính số quan chức đàn em, đặc biệt các ủy viên Trung ương đảng, là hàng rào bảo vệ ông (như đã thấy trong 2 Hội nghị Trung ương vừa qua). Và vì thế, ông Dũng không thể không phản công. Cuộc chiến đã đến lằn ranh “không đội trời chung”.

Dồn dập trong 3 ngày từ 17 đến 19 tháng 1 năm 2013, hàng loạt các văn bản, công văn, ý kiến đã được công bố rộng rãi về vấn đề Thanh tra chính phủ kết luận Đà Nẵng, thời Bá Thanh còn làm Bí thư, đã gây thất thoát 3.400 tỷ đồng trong việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn theo quy định của chấp hành pháp luật, nói nôm na là tham nhũng. Đồng thời Văn phòng Chính phủ cũng không chấp nhận các văn thư phân trần, biện minh của UBND và thành ủy Đà Nẵng.

Với đòn này, ông Dũng cố gắng gấp rút cắt bớt móng vuốt của “con hổ Bá Thanh” trước khi nó chính thức về tới địa bàn Hà Nội. Phải công nhận rằng ban hành động của Thủ tướng Dũng làm việc rất đắc lực trong việc thu thập một hồ sơ công phu về Đà Nẵng trong khoảng thời gian rất ngắn.

Tuy bị sứt mẻ đôi chút, nhưng tại điểm này, con hổ Bá Thanh chưa hề nao núng vì vẫn còn đó lời hứa của TBT Nguyễn Phú Trọng về một ghế trong Bộ Chính Trị đã giọn sẵn. Móng vuốt của ông sẽ lại mọc ra và còn dài hơn nữa khi cất tiếng gầm từ đỉnh núi quyền hành.

Chỉ đến cuối Hội nghị Trung ương 7 CSVN vào tháng 5/2103 ông Nguyễn Bá Thanh – cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng, CTN Trương Tấn Sang, và cả nước – mới ngỡ ngàng nhìn đội quân của ông Dũng “cấm cửa” con hổ Bá Thanh vào Bộ Chính Trị. Hành động công khai bẻ ngược ý định của Bộ Chính Trị này không chỉ rút ông Thanh mà cả những người bảo trợ ông xuống thành những chú mèo già nua.

Và cũng kể từ đó, thủ tướng Dũng chuyển sang thế phục thù bằng mọi cơ hội lớn nhỏ, quyết không để ông Bá Thanh ngóc lên trở lại. Ông Thanh chỉ cần phân bua bằng miệng với 1 nhóm vài chục người về nỗi oan của Đà Nằng, hay chỉ nói với vài người rằng sau khi nghe giải trình Thanh tra Chính phủ đã đồng ý với quan điểm của UBND TP. Đà Nẵng, thì lập tức các công cụ của ông Dũng nện ngay bằng văn bản chính thức trên báo chí để tiếp tục khẳng định và phê phán các “sai trái” của lãnh đạo Đà Nẵng dưới thời Bí thư Thành Ủy Nguyễn Bá Thanh, và “nói lại cho rõ” việc Thanh tra Chính phủ không thay đổi quan điểm trong nội dung kết luận thanh tra và cũng không có việc đồng ý với quan điểm nào khác của UBND TP. Đà Nẵng.

Các hăm dọa kiểm điểm, truy tố, trừng phạt của Văn phòng Chính phủ đang có tác dụng đáng kể. Đàn em ông Thanh tại Đà Nẵng đang tìm đường bỏ trốn hoặc chạy sang đầu quân với thủ tướng Dũng. Rõ ràng, lần này Đà Nẵng vẫn đi đầu … nhưng đi đầu trong danh sách trả thù của thủ tướng. Đà Nẵng sẽ được kéo xuống cho bằng với các tỉnh thành khác về mọi mặt. Mọi vết tích của “thời ông Thanh” đang và sẽ bị xóa sạch.

Hiện nay, ông Nguyễn Phú Trọng đang ráng lập ra 7 đoàn thanh tra và giao cho ông Nguyễn Bá Thanh một ban để đặc trách Bộ Công An, Viện Kiểm Sát Tối Cao, và Tòa Án Tối Cao. Giới phân tích nói chung xem Viện Kiểm Sát và Tòa Án chỉ là 2 vật trang sức nên quá dễ, không đáng bàn; nhưng họ không tin ông Thanh có thể chạm vào được lãnh địa công an của Ủy viên Bộ Chính Trị kiêm Bộ Trưởng Trần Đại Quang và Ủy viên Bộ Chính Trị kiêm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Tuy vậy, nhiều bạn bè tại Đà Nẵng vẫn khuyên ông Thanh phải cố bám lấy chiếc ghế Ban Nội Chính Trung Ương và quanh quẩn tại Hà Nội. Vì ngày nào Nguyễn Bá Thanh hết nước, đành trở về Đà Nẵng, ngày đó sẽ có còng số tám của ông Dũng đến gõ cửa tận nhà.

Nguồn: DienDanCTM

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.