‘Xui’ không chỉ Thủ Thiêm mà cả dân tộc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Xui là một tính từ chỉ việc ai đó bị đen đủi, bị xúi quẩy, đó là phương ngữ, cách nói của người dân miền Nam. Dư luận chia sẻ một Video clip dài 2 phút 35 giây được đăng trên facebook của cô gái trẻ Nguyễn Thùy Dương, là dân oan Thủ Thiêm, trong một buổi ‘đối thoại’ với lãnh đạo TP.HCM ngày 22/11/2018 về việc giải quyết bồi thường thỏa đáng cho dân oan Thủ Thiêm.

Một người đàn bà trạc tuổi ngũ tuần, trong nước mắt kể về quảng đời vất vả, đau khổ từ khi bị chính quyền cướp đất đai tài sản, thế mà bao năm lăn lội đòi lại công lý cho gia đình, bà chỉ được tay thanh tra phán cho một câu “Coi như chị xui đi”.

Đó là câu chuyện của dân oan Thủ Thiêm đau khổ triền miên trước sự “hên xui” của canh bạc cộng sản.

Trong canh bạc thời cuộc, vùng đất Thủ Thiêm được coi là một nơi ẩn nấp của quân cộng sản, dân nơi đây nuôi giấu người cộng sản, theo cộng sản. Thế mà, đời bạc bẽo, phản phúc, thật là xui cho những con người ngày hôm qua là ân nhân mà hôm nay lại trở thành nạn nhân của chế độ này.

Những ngày này, bị hứng chịu cơn bão số 9 đổ bộ khiến Sài Gòn ngập nặng trong biển nước, cả thành phố tê liệt, người ta mượn cơ thể người chế thơ để đo mức độ ngập trên từng con phố, tên đường. Nhẹ thì đến háng đến bẹn, nơi ngập đến rốn đến bụng, nặng thì đến ngực, lên cằm, hay lút đầu. Coi như cả một con người bị chìm trong biển nước.

Hiếm lắm thì Sài Gòn mới có bão ập đến, nhưng khi ập đến rồi thì nó tàn phá khủng khiếp. Còn lụt lội thì Sài Gòn ngày nay chớm mưa đã ngập, ngập quanh năm suốt tháng, ngập như tình hẹn bất chợt vậy.

Người ta chịu khó an ủi nhau là người Sài Gòn cũng quen chịu và bình thản đón nhận giông bão, lụt lội. Thế nên giờ người Sài Gòn cũng có kỹ năng bơi trong lụt đến mực thượng thừa chăng?

Sài Gòn trước 1975 được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông, đường phố, cấu kiến trúc hạ tầng được mô tả như Paris hoa lệ khiến cho lân bang xa gần phải trầm trồ, ao ước. Chuyện lụt lội hiếm xảy ra. Nhưng nay đã khác xưa.

Coi như Sài Gòn xui đi…

Không! Không thể nói một câu vô trách nhiệm như viên thanh tra nói với dân oan Thủ Thiêm vậy được.

Vạn vật xoay vần đều tịnh tiến theo quy luật nhân quả. Chúng ta cần phải tìm cho ra kẻ nào đã khiến cho Sài Gòn nói riêng và đất nước Việt Nam chúng ta tụt hậu, kém phát triển như ngày hôm nay.

Kể từ khi đất nước được mang tên chủ nghĩa xã hội trên toàn lãnh thổ, dân tình đói khổ, trải qua trăm bể ngàn dâu, rải khắp Bắc Nam là xương sọ đầu lâu. Cho đến hôm nay vẫn còn loay hoay trong mộng mị cộng sản, dân tình chán nản cam chịu uất hận mà biết bao giờ mới dứt.

Câu chuyện của người dân Thủ Thiêm bị thủ phạm chính là nhà cầm quyền cộng sản tấn công, cướp tài sản, đánh đập con người chẳng qua đó chỉ là một chấm nhỏ trong một bức tranh u ám của xã hội Việt Nam. Dân tộc này có hàng triệu người con bị chết vô nghĩa bởi chủ thuyết cộng sản, có hàng trăm ngàn gia đình tài sản bị mất trắng, thân nhân ly tán. Đất nước này có hằng hà vô số tài nguyên khoáng sản bị chiếm đoạt vô tội vạ. Nền văn hóa của cả một dân tộc dần dần bị xóa nhòa, bóp méo, tính luân thường đạo lý của cội nguồn bị đảo lộn.

Và quan trọng nhất, đau đớn nhất là một ngày nào đó, Việt Nam không còn trên bản đồ thế giới. Khi đã thành một thực thể của Trung Cộng tàn bạo, lúc đó người ta lại nói rằng: Coi như Việt Nam xui đi.

Tư duy lãnh đạo cộng sản không có nền tảng đạo đức, vì thế sự chối bỏ trách nhiệm của kẻ lãnh đạo trước những hậu quả do nó gây ra còn dễ hơn cái chớp mắt vô thường của người đời.

Ngày hôm nay, những kẻ cầm quyền cướp đất của dân, rồi sau đó phán với dân “coi như chị xui đi”.

Ngày hôm nay, những kẻ cầm quyền gây bao tai họa, phá tan hoang đất nước, rồi sau đó phán với dân “coi như người dân xui đi”.

Ngày mai, những kẻ cầm quyền bán đất nước cho giặc thù , rồi sau đó phán rằng “coi như đất nước xui đi”.

Chúng ta có là người vô cảm, vô trách nhiệm trước hồn thiêng sông núi hay không chính là sự thức tỉnh và hành động của mỗi người. Nếu cứ mãi thờ ơ hững hờ thì vận ‘xui’ cộng sản sẽ ám ảnh cuộc đời của mỗi người trong chúng ta mỗi ngày và suốt đời. Và vận xui cộng sản đó sẽ khiến cho bạn không còn là con dân của đất Việt như dân Thủ Thiêm không nhà không cửa vì bị chế độ cướp đất, cướp nhà.

Portland, OR 25/11/2018
Paulus Lê Sơn

 

 

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.