Ông Nhạ khó từ chức!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thời gian gần đây, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ là đề tài cho mọi người đàm tiếu. Ông Nhạ bị cáo buộc là “tự đạo văn” sau khi xuất hiện báo cáo của một giáo sư tại Pháp chỉ ra bài báo 2014 của ông Phùng Xuân Nhạ có sự trùng lấp với bài năm 2013 của chính ông. Cũng theo GS Nguyễn Tiến Dũng thì Bộ trưởng Nhạ “không hề nhắc đến sự tồn tại của bài báo 2013”, và coi bài 2014 như là một kết quả mới của mình.

Đây là điều mà giới học thuật coi như không thể chấp nhận, nhất là đối với một Giáo sư-Tiến sĩ lại đang đảm nhiệm một chức vụ đào tạo những thế hệ tương lai. Vì vậy dư luận ồn ào nổi lên đòi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ từ chức, sau sự kiện “cầm nhầm” khá nhiều công lao nghiên cứu về cho mình để được học vị tiến sĩ và “phong hàm” giáo sư. Trong khi mọi chuyện còn lình xình thì ông Nhạ đánh bài im lặng là vàng kiểu phản ứng thường thấy của lãnh đạo cộng sản.

Thời gian này Bộ trưởng Nhạ còn kiêm nhiệm “Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước” nên đang dính vào một xì căng đan lem nhem trong vụ “phong hàm” giáo sư và phó giáo sư năm 2017. Sau khi xét duyệt, số lượng được ứng viên công nhận năm nay là 1.226 người, một sự gia tăng “đột biến” gây lo ngại trong dư luận về phẩm chất, đến nỗi ông Phúc bắt phải “rà soát” lại. Đợt công nhận chức danh này được báo chí mô tả “có dấu hiệu bất thường” như một chuyến tàu vét trước khi nhà nước ban hành quy định mới.

Việc đòi ông Nhạ từ chức xem ra là một việc rất khó trong một đất nước độc quyền ban phát, độc quyền cai trị và nhiều thứ độc quyền khác, từ lâu hình thành một văn hóa tạm gọi là văn hóa độc quyền xã hội chủ nghĩa. Đối với thứ văn hóa này, chuyện đòi từ chức của một cán bộ lãnh đạo chính phủ làm sai là điều hoàn toàn xa lạ trong thế giới văn minh ngày nay. Ví dụ như năm 2014, Thủ tướng Hàn Quốc, ông Chung Hong-won đã từ chức trong bối cảnh chính phủ nước này bị chỉ trích về cách giải quyết thảm họa chìm phà Sewol. Hay như vụ từ chức của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada vì liên quan đến bê bối che giấu tài liệu quân đội.

Trước đây, do ngành y tế để xảy ra quá nhiều bê bối, tham nhũng trong cung cách quản lý và phục vụ người dân, đã có cả một fanpage được lập ra nhằm mục đích đòi Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phải từ chức. Nhưng thiên hạ phải ngã ngửa khi nghe bà tuyên bố “Tôi không nghĩ đến từ chức ngay.” Sau đó Bác sĩ Kim Tiến chẳng những không từ chức mà còn tiếp tục là bộ trưởng y tế thêm một nhiệm kỳ trong chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, dù không được bầu vào Trung ương đảng nhiệm kỳ 12.

Giờ đây việc kêu gọi ông Nhạ từ chức chẳng khác nào yêu cầu bà Kim Tiến từ chức bộ trưởng từ nhiều năm qua. Thật ra trong hệ thống gọi là đảng lãnh đạo, ông Nhạ hay bà Tiến đâu dám làm gì sai vì sợ lỡ ra mang tội danh hình sự “cố ý làm trái”…

Trong thực tế, ông Phùng Xuân Nhạ hay bà Nguyễn Thị Kim Tiến chỉ là những thiên lôi của đảng, được đảng sai ra giữ vai trò đại diện, còn hành xử và giải quyết công việc ra sao, đã có đảng ủy lo. Với vai trò là chủ tịch hội đồng chức danh nhà nước, ông Nhạ cũng chẳng có quyền hành của người quyết định mà nằm dưới sự chỉ đạo tối cao của Đảng uỷ Bộ Giáo Dục.

Đảng ủy này lại nằm dưới sự lãnh đạo và sai khiến của Ban Bí Thư và Ban Tổ Chức Trung ương. Nói thẳng ra là từ chính sự chỉ đạo của Giáo sư Tiến sĩ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người mới được bơm lên là danh sĩ Bắc Hà kiêm người đốt lò vĩ đại. Vì ông Nhạ là thiên lôi nên đảng sai làm tới đâu thì chỉ biết làm tới đó. Chắc chắn ông sẽ ôm chặt chiếc ghế Bộ giáo dục như bà Tiến ôm ghế y tế đến hết nhiệm kỳ mà thôi.

Điều dễ hiểu là dưới chế độ độc tài, đảng ban phát sự khen thưởng, phong hàm giáo sư, tiến sĩ hay thăng cấp tướng tá đều là do nhu cầu của chế độ. Nó chính là sợi dây quyền và lợi cột chặt những kẻ được phong đó với đảng.

Họ cần phải ôm lấy chức vụ do chữ “hàm” ấy sinh ra để vinh thân, trung thành và bảo vệ chế độ hết mình. Trong một môi trường được định hướng bởi cây gậy chỉ huy từ đảng, chính họ được tôn vinh trong cái hão huyền của một đất nước tụt hậu mọi mặt nhưng đầy hãnh diện. Người ta gọi đó là chế độ “áo thụng vái nhau” nên mới có cảnh một ông nhà văn hạng bét của đài VOV hết lời ca tụng ông Trọng Lú là sĩ phu Bắc Hà. Và ông Trọng lại đắc chỉ tưởng mình là sĩ phu đất Bắc thứ thiệt do thiếu lòng tự trọng.

Nhưng cái khốn nạn và trâng tráo ở đây là khi phản biện lại dư luận đòi ông Nhạ từ chức và phản đối việc làm của Hội đồng chức danh nhà nước, đảng giở lại đòn cũ rích “diễn biến hòa bình” để gán ghép tội chống chế độ cho những người có ý kiến trái chiều.

Từ một vấn đề thuần túy dân sự, nhà cầm quyền lại biến sự phản đối, tranh biện này thành vấn đề chính trị. Thấy được thủ đoạn này mới thấy việc kêu gọi ông Nhạ từ chức chẳng khác nào nước đổ lá môn. Nhưng dù sao nó cũng làm lộ mặt cái gọi là chính phủ kiến tạo của ông Phúc và bỉ mặt đối với ông Trọng về vụ đốt lò chống tham nhũng.

Tóm lại, qua vụ đòi ông Nhạ từ chức, thêm một lần nữa người ta thấy rõ bộ máy trí thức xã hội chủ nghĩa chỉ là một bộ máy thư lại quá gian dối, vô tích sự và chỉ đáng cho người dân khinh bỉ.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.