Viết sau 3 cuộc làm việc với công an

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau khi về quê ngoại truy lục lý lịch, sáng qua thứ sáu 12/10/2012, công an tiếp tục làm việc với tôi.

Thật ra đây là lần thứ ba. Hai lần trước tôi đã im lặng bởi coi đó là những động thái góp ý thiện chí, tích cực. Lần này là A 87 (cục an ninh thông tin truyền thông Bộ Công an), cơ quan an ninh văn hóa và an ninh điều tra. Thượng tá Trần Quốc Bảo khuôn mặt tươi tỉnh, dễ cảm tình. Phía công an Đà Nẵng, đại tá Nguyễn Ngọc Dương và thượng tá Nguyễn Nho Chinh (trưởng- phó phòng PA83) thì không xa lạ gì. Đây là 3 khuôn mặt tạo cho tôi nhiều ấn tượng tốt, cho tới bây giờ.

Nhưng sau khúc chào hỏi dạng tuyên bố lý do, giới thiệu mục đích quen thuộc khá nhã nhặn cảm tình là một buổi khảo tra, qui chụp khá nặng nề kéo dài đến gần 12 giờ trưa (cho dù tôi đã tuyên bố trước là chỉ làm việc đến 11 giờ). 3 cán bộ khá trẻ với những tập bài viết photo dày cộp ngồi đối diện tôi là Nguyễn Văn Cương (A87, không biết hàm chức gì vì mặc thường phục, không phù hiệu không bảng tên), thiếu tá Nguyễn Ngọc Ánh (PA83) và thượng úy Lê Thanh Dương (PA92).

Phía công an gọi cuộc làm việc, truy hỏi này là “trao đổi đối thoại”, nhưng tôi không có nhu cầu trao đổi đối thoại với công an. Những gì cần viết tôi đã viết, những gì cần nói tôi đã nói, những gì cần trao đổi tôi cũng đã trao đổi, trao đổi đến cạn nghĩa dốc lòng qua hai lần làm việc trước. Vì thế lần thứ 3 này tôi không còn nhu cầu trao đổi đối thoại nữa.

Một “biên bản lấy lời khai” được lập như mọi lần. Tôi ký như muốn rạch nát tờ giấy sau khi ghi “Tôi không đồng ý với cách ghi “lời khai” bởi tôi không phải là tội phạm và cũng không có hành vi sai phạm nào. Tôi không đồng ý với những nhận xét mang tính qui chụp của câu hỏi. Trang blog của tôi không có bất cứ điều gì sai phạm”.

Đã 3 lần công an mời tôi lên làm việc. Thậm chí đã nhiều lần tôi chấp nhận cả các hình thức “trao đổi đối thoại” ở quán nhậu- cà phê. Vì thế, đây cũng sẽ là lần cuối cùng tôi chấp nhận đến làm việc với công an theo giấy mời.

Tôi đã định dành một bài chi li trả lời lại những câu hỏi khảo tra đầy tính qui chụp qua tất cả 3 cuộc làm việc, nhưng nghĩ lại thấy không cần thiết. Điều đó đến giờ là quá thừa.

Nên biết đọc và nhìn những bài viết trên trang của tôi ở nghĩa tích tực. Và thật sự rất nhiều bài viết, nhiều phản biện góp bàn của tôi đã tạo ra những hiệu ứng và thay chuyển tốt. Hơn 4 năm trước, khi một ông Phó trưởng ban tuyên giáo trung ương phán định trang Trương Duy Nhất có “thái độ tiêu cực, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí kích động dư luận xã hội”, tôi đã trả lời rằng “nếu chỉ đọc thấy trên trang này “thái độ tiêu cực, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí kích động dư luận xã hội”, thì chính quí vị mới là kẻ tiêu cực, thiếu ý thức và kích động, thậm chí là… phản động!”

Tôi không phải tội phạm. Những bài viết trên trang blog Trương Duy Nhất- Một góc nhìn khác cũng không đả phá, không phản động. Những loại giấy mời, triệu tập và hình thức khảo tra đó hãy dành cho những thằng phản động đang “cõng rắn cắn gà nhà”, những “nhóm lợi ích” đang thâu tóm hệ thống ngân hàng và tài sản quốc gia, những “bầy sâu ăn hết phần của dân”, những “bộ phận không nhỏ” trong đảng đang đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ.

Đấy mới là cách bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ. Bọn đó mới là tội phạm, là lũ trọng phạm đang đục khoét đe dọa đến sự tồn vong của đảng và chế độ, chứ không phải là trang blog của tôi. Bọn đó mới là lũ phải gửi “giấy mời”, phải triệu tập, phải bắt giam, phải… chém đầu bêu trước nhân dân!

Đó mới đúng là chức phận của ngành công an. Cái còng và khẩu súng là để chĩa vào bọn vinh thân phì gia, những kẻ đang cài nhét con cháu vào ghế này chức nọ bất chấp nguyên tắc và đạo lý, đục khoét ăn hại tàn phá đất nước, chứ không phải chĩa về những cây bút dám vứt bỏ, hi sinh tất tật mọi quyền lợi để dốc lòng cạn tâm đêm ngày phản biện góp bàn cho sự chuyển thay tích cực của đảng và dân tộc như Trương Duy Nhất.

Nguồn: Blog Trương Duy Nhất

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.