Khi công an nhà nước đuối lý

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Về tình trạng nhà nước Cộng Sản Việt Nam áp dụng luật pháp tuỳ tiện, báo Thanh Niên số ra ngày 22-3-2007, đăng lời nhận xét của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt như sau: “Quản lý Nhà nước mà viện vào những điều chưa hợp lý cuả luật pháp để truy bức dân là không có đạo lý”… Còn bà Ngô Bá Thành, nguyên là đại biểu quốc hội, thì nhận định rằng: “Nước ta có một rừng luật, nhưng lại chuyên xài luật rừng….”. Qua cách hành sử của công an, tức thành phần thi hành luật pháp của nhà nước, những nhận định vừa kể ngày càng được chứng minh là đúng. Từ căn bản là “viện vào những điều chưa hợp lý cuả luật pháp để truy bức dân” như lời ông của Võ Văn Kiệt, hoặc “chỉ chuyên xài luật rừng”, nên công an nhà nước thường bị đuối lý trước những đối tượng có học mà họ được lệnh đàn áp. Và vì vậy, trong nhiều trường hợp, công an đã không dám trưng dẫn luật pháp để sách nhiễu, mà phải chuyển qua một bài bản khác, bất chấp luật pháp. Sự kiện mới đây công an cưỡng chế văn phòng luật sư pháp quyền Lê Trần Luật, và sách nhiễu những cộng sự viên của ông như bà Tạ Phong Tần, hay Luật sư Nguyễn Quốc Đạt, là những thí dụ gần nhất về bài bản được công an dùng để đàn áp các đối tượng họ cần trấn áp.

Tuỳ từng đối tượng mà chế độ đánh giá là “có thể gây phiền hà, hoặc nguy hại cho chế độ”, công an áp dụng bài bản đàn áp không cần luật lệ vừa nêu theo những mức độ khác nhau: từ dùng luật rừng, lệ miệng để sách nhiễu, gây khó khăn cho cuộc sống, đến dở thói côn đồ, bằng cách dùng du đãng, hoặc chính công an biến thành du đãng để khủng bố, đe dọa; và cuối cùng, khi không khuất phục được nạn nhân, thì gán ghép quy chụp để quản chế hay giam cầm.

Trước kia, khi sự thông tin còn bị nhiều hạn chế và phong trào dân chủ còn non trẻ, công an thường dở những trò như trưng dẫn những điều khoản, quy định luật lệ này nọ để sách nhiễu, kiếm chuyện, những mong làm sờn lòng các chiến sĩ đấu tranh và dập tắt phong trào dân chủ. Cùng với những trò vừa kể, các tờ báo công an chuyên nghề vu cáo, dựng chuyện, đẻ ra những loạt phóng sự tưởng tượng để quy kết tội danh cho những ai đảng muốn trù dập mà khỏi cần đến sự xét xử của toà án. Sau đó, tuỳ trường hợp, có khi cả hệ thống truyển thông của đảng được lệnh uà vào “đánh hội đồng” đối tượng, mà đối tượng không hề được quyền phản biện. Tuy nhiên, càng về sau này, người dân càng ý thức được những quyền công dân được ghi trong hiến pháp và luật pháp. Phong trào dân chủ ngày càng quy tụ thêm những thành phần trẻ, có học, kiến thức rộng, lý luận sắc bén… ; và phương tiện thông tin cũng dễ dàng hơn, thì những trò vừa kể của công an đã ngày càng mất tác dụng. Không những thế, sự hoạnh hoẹ vặn vẹo không có cơ sở của công an, rút cuộc trở thành những chứng cứ để dư luận quần chúng bêu rếu chế độ (*). Vì vậy, sau này công an có khuynh hướng chuyển qua áp dụng các trò du đãng côn đồ để đe dọa, khủng bố người dân, đúng theo quy trình bài bản sẵn có.

Nhìn lại những hành sử của công an đối với các nhà dân chủ trong thời gian qua, người ta đều thấy bài bản vừa kể. Kỹ sư Đỗ Nam Hải bị đe dọa, rồi bị triệt hạ nguồn kinh tế, luôn bị bám sát theo dõi, hoặc bị chặn bắt giữa đường, đưa về trụ sở công an thẩm vấn một cách tùy tiện. Với cô Phạm Thanh Nghiên, sau khi sách nhiễu hăm dọa không có hiệu quả, công an bước qua giai đoạn thứ hai, là vây đánh cô một cách tàn nhẫn. Vẫn không khuất phục được, họ bắt giam cô, nhưng lại hèn hạ không dám thừa nhận điều này. Bên cạnh những thủ đoạn vừa kể là trò đưa ra đấu tố trước tổ dân phố; gọi lên đồn “làm việc”; hoặc những trò khác như đặt trạm canh gác ngay trước tư gia nhà báo Nguyên Khắc Toàn; dùng bọn côn đồ để khủng bố, đập phá nhà cửa ông Nguyễn Thanh Giang; ném phân người vào nhà cụ Hoàng Minh Chính; bôi phân trên tượng ảnh thiêng liêng mà giáo dân Thài Hà dựng lên để cầu nguyện; trét phân trộn dầu nhớt vào tư gia nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, v.v…

Những đối tượng bị coi là “có thể gây phiền hà, hoặc nguy hại cho chế độ” không chỉ là những nhà dân chủ, mà còn bao gồm cả những cán bộ cao cấp trong ngành công an có thể còn chút lương tâm, dám đấu tranh với những sai trái của hệ thống cầm quyền tham nhũng. Chẳng hạn như trường hợp Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc, hay thiếu tướng Trần Văn Thanh. Điều này cho thấy, trong hàng ngũ công an hiện nay, tuy phần đông là nhắm mắt làm theo lệnh trên để kiếm sống, nhưng chắc chắn là vẫn còn những cán bộ có lương tâm.

Những hiện tượng vừa nêu đã thể hiện rõ bản chất của một hệ thống công an đàn áp, mà khó có ai còn hy vọng sửa chữa được. Do dó, cách giải quyết duy nhất là giúp đất nước có một chế độ dân chủ pháp trị thực sự, trong đó ngành công an sẽ trở về đúng vai trò chuyên môn, phi chính trị của nó để phục vụ quốc gia dân tộc.
___

(*) Khi bị đuối lý trước luật sư Lê Chí Quang, công an đã chẳng ngượng ngùng nạt nộ rằng : “Luật pháp là ở miệng tao này”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.