231 cái tát vào mặt học sinh và “chuẩn quốc gia”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chuyện trở nên “đáng bàn” từ việc cô giáo Thủy, chủ nhiệm lớp 6/2 ở trường trung học cơ sở Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình bắt 23 học sinh trong lớp, mỗi em tát bạn 10 cái và sau khi nhận 230 cái tát vì “tội văng tục” thì cô giáo tiếp tục tát bồi một cái “ân huệ” khiến em phải đi bệnh viện. Vụ việc chưa dừng ở đó, hiệu trưởng nhà trường còn kêu gọi báo chí đừng làm lớn chuyện vì trường đang đón nhận “chuẩn quốc gia cấp độ II”! Đến đây thì mọi chuyện trở nên hãi hùng hơn người ta tưởng, bởi nó khiến cho ai từng học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa đều phải suy nghĩ về cách dạy và học, về các chỉ tiêu thi đua, bệnh thành tích đang tràn lan từ mọi ngõ ngách.

Và những cái tát kia không đơn thuần là cái tát của những học sinh tát vào mặt bạn mình trong lớp học mà là những cái tát vào nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Em học sinh bị tổn thương bởi những cái tát cũng không đơn giản là một tổn thương cá nhân mà là một tổn thương thế hệ, tổn thương chung của học trò thời xã hội chủ nghĩa. Liệu nói vậy có quá đáng? Và vì sao lại “nâng quan điểm” lên như vậy?

Có thể nói rằng hoàn toàn không có chuyện nâng quan điểm ở đây. Bởi người viết cũng từng là một học sinh xã hội chủ nghĩa, từng trải qua quá trình học, có năm làm lớp trưởng, có năm làm lớp phó học tập, rồi làm sao đỏ (bây giờ gọi là cờ đỏ). Có thể nói rằng trong lớp học, hiền nhất là lớp phó học tập, sau đó là lớp trưởng, còn đội trưởng đội sao đỏ là đáng sợ nhất, quyền lực nhất, một kiểu quyền lực đấu tố được người ta ký thác vào những đứa trẻ non nớt, chưa biết gì và khiến chúng xem đó là việc tốt, là điều gương mẫu, đạo đức…

Chúng được đấu tố ra sao? Đơn giản, đội trưởng đội Sao Đỏ (tức cờ đỏ bây giờ) không cần học giỏi, chỉ cần nhanh nhẹn, to con một chút và chịu soi mói. Đội trưởng và các thành viên đội sao đỏ sẽ đi từng lớp, soi xem lớp này quét lớp sạch sẽ chưa, góc bàn nào còn dính bụi, có cái rác nào sót lại dưới chân bàn, lớp nào có học sinh không mang khăn quàng, nếu đã mang đầy đủ thì soi tiếp đã mang đúng hướng dẫn chưa… Rồi chuyện bạn nào nói tục, bạn nào nói chuyện phản động (chỉ cần xưng “ông Hồ” thay vì xưng Bác Hồ hoặc chỉ cần nói Mỹ tốt hơn Liên Xô, tốt hơn Trung Quốc thì bị cờ đỏ, sao đỏ xếp vào loại phản động, ghi vào sổ). Tất cả những ghi chép của Sao Đỏ (cờ đỏ) sẽ được mang về văn phòng, giao cho Hội đồng thi đua của trường (lúc tôi học thì Chủ tịch hội đồng thi đua là một ông cà ngất, làm thủ thư kiêm Chủ tịch hồi đồng thi đua, không có chuyên môn dạy học, hình như chưa tốt nghiệp cấp 2 nhưng là đảng viên Cộng sản. Và vị trí Chủ tịch hội đồng thi đua phải là đảng viên), hội này sẽ chấm điểm thi đua từng lớp và đưa kết quả này ra trước lễ chào cờ vào đầu tuần sau. Thường thì các lớp từ khá đến trung bình được điểm sơ qua, riêng lớp nào bị chê, bị kỉ luật thì hội đồng thi đua sẽ không tiếc lời giáo huấn. Những lúc như vậy, cô giáo chủ nhiệm của lớp bị giáo huấn sẽ ngồi như trời trồng, thậm chí không biết giấu mặt vào đâu.

Tôi còn nhớ chuyện một thằng bạn thân năm tôi học lớp 8, vì tội đi trễ nhiều lần nên nó bị “giáng chức” từ lớp phó học tập xuống đội trưởng sao đỏ. Từ việc chỉ biết học và theo dõi các chương trình thi đua học tốt của trường để phổ biến cho lớp, nó buộc chuyển sang đi soi mói người khác. Nhưng được tuần đầu tiên soi mói theo ‘đúng chuẩn’, qua tuần thứ hai, tuần thứ ba và những tuần sau đó, nó bảo hình như nó không có khả năng làm sao đỏ nên cứ tới buổi trực của nó thì hầu hết các lớp đều khăn quàng xộc xệch, quét lớp sơ sài cho có quét nhưng trong sổ trực luôn ghi điểm Tốt cho mọi lớp. Có lẽ vì vậy mà anh em lớp trưởng các lớp khoái nó nên cứ mỗi lần nó trực thì cách gì họ cũng lén rủ mai mốt đá banh, đi bơi hoặc vào vườn nhà bạn nào đó hái trái cây… Chuyện trở nên phức tạp khi nó được nước cứ như vậy mà ghi Tốt tất tần tật. Và rồi đi đêm nhiều cũng gặp ma, có một ông thầy mới ra trường, vừa nhận lớp, rất hăng say thi đua… chiếu tướng nó mà nó không biết.

Một bữa nọ không thấy nó đi học, hỏi ra tôi mới hay là hôm trước nó tuyên bố bỏ học. Ra là ông thầy nọ bắt nó dùng tay hốt rác của một lớp dọn chưa sạch. Lý do là vì nó hoàn thành không tốt chức năng của sao đỏ, không đôn thúc, bắt ép các lớp dọn sạch rác, vậy nên chính nó phải hốt. Nó bảo không có cái hốt rác thì nó không hốt, thầy trò lời qua tiếng lại vì chuyện hốt rác bằng tay và ki hốt rác, cuối cùng thầy đòi đánh nó, đuổi học nó, nó bực quá tuyên bố bỏ học luôn.

Nói là làm thật, nó nghỉ học đến tận gần hai tuần lễ và sau này đi học lại sau vài lời xin lỗi gượng gạo của ông thầy mê thành tích kia.

Chuyện gần 30 năm nhưng giờ lâu lâu gặp lại, ngồi nhâm nhi ly cà phê, thi thoảng bàn về chuyện giáo dục, nó cũng còn nhắc lại bởi theo nó thì gương mặt vừa lạnh lùng vừa có chút gì đó hèn hèn khi xuống nước đến nhà nó xin cho nó đi học lại khiến nó không thể nào quên, mãi cho đến bây giờ, mỗi khi nghe chuyện gì liên quan đến tiêu cực trong giáo dục, nó vẫn thấy gương mặt của ông thầy kia.

Nói như vậy để thấy mức độ kinh khủng cũng như sức ép của thành tích giáng xuống đầu giáo viên, học sinh ra sao. Miễn bàn về hành vi thú tính của cô giáo Thủy, người đã ra lệnh tát học sinh 231 cái. Mà vấn đề đáng bàn ở đây là hiệu trưởng nhà trường, ban thi đua nhà trường đã làm gì, đã thúc đẩy thi đua để đạt chuẩn quốc gia cấp độ II ra sao để đến mức một giáo viên chủ nhiệm ngang nhiên ra lệnh các học sinh thay phiên nhau mỗi đứa tát bạn mình 10 cái. Thiết nghĩ, thời lượng diễn ra 10 cái tát không thể là tích tắt và 230 cái tát không thể diễn ra trong vài phút để qua mặt nhà trường, ban giám hiệu. Trong khi đó, chức năng của ban giám hiệu theo luật giáo dục hiện hành, ngoài việc quản lý hành chính thì quản lý chuyên môn được đặt lên hàng đầu. Trong quản lý chuyên môn, có phần chống bạo lực học đường và cấm đánh đập học sinh.

Ở phần quản lý chuyên môn, bất kì giáo viên nào đánh học sinh mà bị phản ánh đến hiệu trưởng thì bắt buộc hiệu trưởng phải mang ra cuộc họp hội đồng nhà trường (vào thứ Năm, tuần thứ 4 mỗi tháng) để răn đe, kỉ luật. Nhưng ở đây, trong cậu học sinh bị tát 231 cái ở trường Duy Ninh, thay vì Hiệu trưởng đứng ra xin lỗi cha mẹ học sinh, xin lỗi trước công luận và kỉ luật giáo viên, thậm chí phải từ chức hiệu trưởng vì tự thấy mình quản lý kém, làm ảnh hưởng đến số phận của một học sinh… Thì bà ta lại kêu gọi báo chí đừng nói nhiều để được “công nhận chuẩn quốc gia”. Vậy cái chuẩn quốc gia này là cái gì mà bà hiệu trưởng dám đạp qua dư luận, đạp qua lương tri, đạp qua số phận, tương lai của người khác để đoạt cho bằng được?!

Mọi thứ cũng bắt đầu từ cái “chuẩn quốc gia” ngớ ngẩn kia, khi đạt chuẩn quốc gia thì lương bổng cũng được khá hơn, chính sách bảo trợ nhà trường từ phía nhà nước cũng khá hơn, nhận thưởng thi đua hằng năm cũng tốt hơn… Nhìn chung là béo bở hơn. Chính cái miếng mồi béo bở mang tên chuẩn này chuẩn nọ, danh hiệu này danh hiệu kia đã đẩy cả một nền giáo dục vào chỗ thi đua, thi đua và thi đua, điểm số học sinh thì cứ nâng khống giỏi, xuất sắc cho dù học sinh lớp 5 vẫn chưa đánh vần được để đọc, giáo viên thì bất chấp mọi thứ để đạt danh hiệu, đạt thành tích. Mà cái thành tích thì lại chẳng liên quan gì đến giáo dục, đến nhân cách, đạo đức của học sinh, thậm chí cũng không liên quan đến cả chuyên môn dạy và học!

Thiết nghĩ, đã đến lúc ông Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải vào cuộc, phải xóa bỏ gấp những cái chuẩn vớ vẩn cũng như bệnh thành tích điên rồ này đi. Vì muốn cho tương lai tốt thì phải có giáo dục tốt, muốn có giáo dục tốt thì giáo dục phải mang tính người, muốn giáo dục mang tính người thì phải dẹp bỏ mọi thứ bệnh hoạn trong ngành giáo dục. Có như vậy thì đội ngũ thầy cô sẽ bớt suy thoái, ngừng suy thoái và níu kéo được chút lương tri còn sống sót trong mỗi người!

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.