28/9: Ngày Quyền Biết Quốc tế

Từ trái sang: Gs. Phạm Minh Hoàng, Đỗ Thị Minh Hạnh và TNLT Nguyễn Bắc Truyển, người đang bị giam cầm với bản án 11 năm tù bởi cáo buộc "âm mưu lật đổ chính quyền", điều 79 BLHS.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 28/9/2002, tại Sofia, Bulgaria, các tổ chức vì tự do thông tin từ 15 quốc gia[1] cùng một số tổ chức quốc tế đã tạo ra một mạng lưới với tên gọi Người ủng hộ Tự do Thông tin (Freedom Of Information Advocates – FOIA) với mục đích thúc đẩy quyền tiếp cận thông tin và quản trị mở, minh bạch. FOIA đã đề xuất ngày này là Ngày Quyền Biết Quốc tế (International Right to Know Day) nhằm biểu trưng cho phong trào toàn cầu vì quyền tiếp cận thông tin.[2]

Ngày nay, FOIA có hơn 200 tổ chức và nhóm dân sự từ khắp nơi trên thế giới trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và thực hiện các sáng kiến để nâng cao các tiêu chuẩn về tự do thông tin.[3] Các nhà hoạt động vì tự do thông tin đã tổ chức nhiều sự kiện vào ngày này hàng năm để nâng cao nhận thức của mọi người trên thế giới về quyền tiếp cận thông tin và vận động cho các xã hội mở, dân chủ, trong đó dân chúng tham gia tích cực vào các hoạt động dân sự và chính trị.

Lên một nấc thang mới, năm 2015, ngày này đã được UNESCO, sau khi thông qua Nghị quyết 38 C/70[4], tuyên bố là Ngày Quốc tế vì Tiếp cận Thông tin Toàn cầu (International Day for Universal Access to Information – IDUAI.[5] IDUAI liên quan tới chương trình phát triển mới 2030, và liên quan tới một trong các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc – đó là bảo đảm quyền tiếp cận thông tin và các quyền tự do cơ bản khác theo pháp luật quốc gia và các hiệp định quốc tế.[6]

Quyền tiếp cận thông tin là một trong các quyền tự do cơ bản của con người, được ghi nhận bởi Liên Hợp Quốc qua Tuyên ngôn Phổ quát về Quyền Con người (Universal Declaration of Human Rights – UDHR) năm 1948[7], và về sau là Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights – ICCPR) năm 1966[8]. Trong hai văn kiện này, quyền tiếp cận thông tin được phát biểu là một phần không thể tách rời của quyền tự do biểu đạt:

Điều 19, UDHR khẳng định: “Mọi người có quyền tự do quan điểm và biểu đạt; quyền này bao gồm quyền tự do bảo lưu quan điểm mà không bị can thiệp và quyền tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin và ý kiến bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào và không kể biên giới.” Các quyền này được tái khẳng định tại Khoản 2, Điều 19, ICCPR: “Mọi người có quyền tự do biểu đạt; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến mọi thể loại, không kể biên giới, hoặc bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác tuỳ theo sự lựa chọn của họ.”

Theo bình luận chung số 34 của Ủy ban Nhân quyền (HRC) của Liên Hợp Quốc, Khoản 2, Điều 19, ICCPR (và do đó là cả Điều 19, UDHR) bao gồm “quyền tiếp cận thông tin được các cơ quan nhà nước nắm giữ, bất kể hình thức lưu trữ, nguồn gốc và ngày xác lập”, còn các cơ quan nhà nước ở đây bao gồm “tất cả mọi nhánh quyền lực nhà nước (hành pháp, lập pháp và tư pháp) và các cơ quan công quyền và tổ chức chính phủ khác, dù ở cấp độ nào – quốc gia, khu vực hay địa phương”, ngoài ra, các cơ quan này có thể bao gồm các chủ thể khác đang thực hiện chức năng công.[9]

Hai văn kiện kể trên đã đánh dấu một bước tiến trong nhận thức của nhân loại về các quyền con người nói chung và quyền tiếp cận thông tin nói riêng, làm cơ sở cho các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc hướng tới tôn trọng và bảo đảm thực hiện các quyền này, trong đó, bao gồm việc ghi nhận hoặc quy định các quyền này trong hiến pháp và tiếp theo là luật hóa chúng. Đến nay, hơn 100 quốc gia đã ban hành luật tiếp cận thông tin[10], mà Việt Nam là một trong số đó.

Hẳn nhiên, từ nhận thức về các quyền đến thực hiện các quyền là một quãng đường dài. Nhìn chung, các quốc gia còn rất nhiều việc phải làm để quyền tiếp cận thông tin được thực hiện một cách rộng rãi và thực chất. Cũng bởi thế mà Ngày Quyền Biết Quốc tế và cũng là Ngày Quốc tế vì Tiếp cận Thông tin Toàn cầu là ngày mà chúng ta cần nhắc nhở nhau về quyền tiếp cận thông tin, và đồng thời khích lệ nhau thực hiện quyền này cùng các quyền tự do khác, vì đó là cách để chúng ta trở thành những chủ thể đích thực của các quyền, với tư cách là con người trên thế giới này, và với tư cách là công dân của một quốc gia.

Chú thích:

[1] 15 quốc gia là Albania, Armenia, Bosnia và Herzegovina, Bulgaria, Georgia, Hungary, Ấn Độ, Latvia, Macedonia, Mexico, Moldova, Rumania, Slovakia, Nam Phi và Hoa Kỳ

[2] Ý tưởng về Ngày Quyền Biết Quốc tế
http://www.righttoknowday.net/en/idea

[3] Như [2]

[4] Nghị quyết 38 C/70
http://unesdoc.unesco.org/images/0023/002352/235297e.pdf

[5] Ngày Quốc tế vì Tiếp cận Thông tin Toàn cầu
https://en.unesco.org/iduai2016

[6] Như [5]

[7] Tuyên ngôn Phổ quát về Quyền Con người
https://www.ohchr.org/en/udhr/pages/Language.aspx?LangID=eng

[8] Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị
https://www.ohchr.org/en/professionalinterest/pages/ccpr.aspx

[9] Bình luận chung số 34
http://www2.ohchr.org/english/bodies/hrc/docs/gc34.pdf

[10] Như [5]

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.