8 tổ chức nhân quyền đề nghị LHQ chớ cho VN vào Hội Đồng Nhân Quyền

Ảnh: VOA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

.Tám tổ chức nhân quyền vừa gửi thư chung cho Đại diện Thường trực của các Quốc gia thành viên của Đại hội đồng LHQ kêu gọi không nên bỏ phiếu cho Việt Nam làm thành viên Hội đồng Nhân quyền, với lý do rằng “Việt Nam là một quốc gia vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và triền miên, không tuân thủ các cam kết, có thành tích hợp tác kém với Hội đồng Nhân quyền (HRC).”

Việt Nam hiện đang ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025 cùng nhiều cam kết, ưu tiên với thông điệp “Tôn trọng và Hiểu biết – Đối thoại và Hợp tác – Tất cả các quyền con người cho tất cả mọi người.”

Bức thư được viết với sự hỗ trợ của Khoa Luật Nhân quyền Quốc tế thuộc Trường Luật Berkeley, Đại học California, Hoa Kỳ, và được công bố ngay khi kỳ họp thứ 77 của Đại hội đồng LHQ (UNGA77) khai mạc hôm 13/9.

Thư chung kêu gọi các thành viên của Đại hội đồng LHQ tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định khi bầu các thành viên mới vào Hội đồng Nhân quyền, như được ghi trong Nghị quyết 60/251 của Đại hội đồng, trong đó nhấn mạnh rằng các quốc gia thành viên sẽ tính đến sự đóng góp của các ứng cử viên vào việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền cũng như những cam kết của họ, đồng thời phải duy trì các tiêu chuẩn cao nhất trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và hợp tác đầy đủ với Hội đồng.

Bức thư cũng đưa ra một số trường hợp nêu bật tình trạng nhân quyền đang xấu đi ở Việt Nam như chính quyền Việt Nam đàn áp các tổ chức phi chính phủ, các vụ bắt bớ tùy tiện các nhà báo độc lập, một số hạn chế đối với các nhóm tôn giáo, sự quấy rối liên tục và phổ biến đối với những người bảo vệ môi trường và đất đai, những người ủng hộ nhân quyền, và liên tục từ chối quyền được xét xử theo đúng thủ tục của những người bảo vệ nhân quyền bị giam giữ và các tù nhân lương tâm khác.

Tám tổ chức nhân quyền, bao gồm cả tổ chức xã hội dân sự và phi chính phủ khác nhau, trong đó có Asia Democracy Network, Committee to Protect Journalists, Innovation for Change – East Asia, Martin Ennals Foundation, PEN America, The 88 Project, bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng “Việt Nam không tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế và nước này không xứng đáng có một ghế trong Hội đồng Nhân quyền”.

Dẫn số số liệu của tổ chức Ân xá Quốc tế, Theo dõi Nhân quyền, The 88 Project và từ các nhà báo độc lập, bức thư cho rằng nhà chức trách Việt Nam tiếp tục thực thi án tử hình và xử tử người ở mức báo động, với 429 trường hợp bị xử tử chỉ trong ba năm; bắt bớ các nhà báo một cách tùy tiện và tuyên các bản án hà khắc đối với những người lên tiếng vì những vi phạm nhân quyền, buộc hội các nhà báo độc lập duy nhất và nhà xuất bản độc lập duy nhất trong nước phải ngừng hoạt động…

Bức thư viết: “Việt Nam không phải là ứng cử viên phù hợp cho Hội đồng Nhân quyền, và chúng tôi kêu gọi các bạn [các thành viên thường trực của Đại hội đồng LHQ] để trống lá phiếu của mình và không bỏ phiếu cho Việt Nam.”

VOA đã liên lạc Phái đoàn Việt Nam tại LHQ và Bộ Ngoại giao Việt Nam để xin ý kiến của họ về bức thư chung này, nhưng chưa được phản hồi.

Hôm 14/9, 52 người được trao Giải thưởng Môi trường Goldman từ 41 quốc gia viết thư kêu gọi Hội đồng nhân quyền LHQ (UNHRC) bác đơn của Việt Nam ứng cử làm thành viên của hội đồng vì lý do nước này đàn áp các nhà hoạt động về khí hậu, trong đó nêu trường hợp của bà Ngụy Thị Khanh, người đang thụ án tù 2 năm vì tội “trốn thuế.”

Trong thư, các nhà bảo vệ môi trường kêu gọi Việt Nam sửa đổi luật về thuế “để nó không còn được sử dụng như một công cụ để bịt miệng xã hội dân sự nữa” và kêu gọi trả tự do cho bà Khanh, người đầu tiên của Việt Nam nhận giải thưởng Goldman năm 2018.

Vào năm ngoái, khi phát động chiến dịch vận động cho Việt Nam tham gia ứng cử Hội đồng nhân quyền LHQ, Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh phát biểu tại một phiên họp hội đồng rằng “bảo vệ nhân quyền là nghĩa vụ của mọi quốc gia tiến bộ, văn minh.” Ông Minh khẳng định rằng Việt Nam “bảo vệ và thúc đẩy tất cả các quyền con người và các quyền tự do cơ bản của người dân chúng ta, ngay cả trong thời điểm khó khăn nhất.”

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Khẩu súng phòng không trưng bày tại một viện bảo tàng quân sự ở Bình Dương, 16/11/2021. Ảnh: Duc Huy Nguyen/ Dreamstime.com

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Lập luận rằng Việt Nam nên chuyển hướng bố phòng sang phía tây lục địa với cái giá phải trả là phía đông biển cả là một điều sai lầm vì Việt Nam coi trọng cả hai địa vực. Không gian biển sẽ định hình tương lai của Việt Nam, cùng với sự hậu thuẫn kiên định từ vùng đất liền lục địa của mình.

Phân tích thực tế về thế bố trí phòng thủ và chiến lược quân sự của Việt Nam nên dựa trên sự hiểu biết thực tế về nhận thức mối đe dọa và giả định về môi trường quốc tế của Việt Nam, chứ không phải dựa trên quan điểm lục địa cực đoan dựa trên nhận thức lịch sử lỗi thời.

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 10/8/2022. Trung ương đảng Cộng Sản VN ngày 18/5/2024 vừa giới thiệu nhân vật này để bầu vào vị trí chủ tịch nước. Ảnh VOA screenshot báo điện tử Chính phủ

Trung ương 9: Bước ngoặt hay ngõ cụt?

Trung ương đảng CSVN ra một số quyết định về nhân sự để kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15 ‘bấm nút.’ Sau đợt ma-ra-tông này, cuộc sống mái giữa các phe phái ở Ba Đình liệu có giảm bớt?

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?