89 năm (1930-2019) những đọa đày dân tộc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong những ngày vừa qua, báo chí trong nước đồng loạt đăng lại bài phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng về việc 89 năm thành lập đảng CSVN. Bài viết có nhan đề “Đảng vững mạnh, đất nước phát triển, dân tộc trường tồn”, nghe thật hào hứng và phấn khởi vì nó vẽ ra những hình ảnh đầy màu sắc của sự thành công chưa từng có.

Đây chính là dịp để ông Trọng làm một bảng tổng kết thành tích mang tính cách khoe khoang trong nội bộ đảng hơn là đối với người dân. Để chứng minh cho điều gọi là “đất nước phát triển”, ông Trọng một lần nữa lại liệt kê một số thành quả dựa trên những con số tô hồng bức tranh Việt Nam năm 2018. Nào là: quy mô kinh tế đạt hơn 240 tỷ đô-la, tốc độ tăng trưởng GDP 7,08%, bình quân đầu người đạt 2.580 đô-la.

Hơn thế nữa, trong năm 2018 chính sách kinh tế đã đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu đề ra, 132.000 doanh nghiệp mới được thành lập. Về đầu tư nước ngoài, Việt Nam trở thành điểm nóng ở Á Châu, thu hút hơn 30 tỷ đô-la FDI trong năm 2018. Quả thật đây là một bức tranh toàn màu hồng đáng để cho Tổng bí thư-Chủ tịch nước vui mừng xác định đó là sự thành công của định hướng xã hội chủ nghĩa sau 30 năm đổi mới.

Tuy nhiên nếu chỉ nhìn vào những con số thống kê này thôi thì Việt Nam có đạt được những tiến bộ lớn lao. Nhưng khi nhìn sang những nước tương đối đồng cấp như Thái Lan, Mã Lai hay Nam Dương thì họ đã đạt được những con số này cách đây 20 hay 30 năm. Muốn bằng những quốc gia này với mức phát triển như hiện nay, kinh tế Việt Nam cần đến 20 năm nữa trong lúc họ tiếp tục tiến xa hơn trong mọi lãnh vực. Nói khác đi Việt Nam vẫn cứ trong tình trạng thụt lùi và mãi mãi đứng sau thiên hạ với những lời hô hào cách mạng 4.0 trống rỗng của chính phủ kiến tạo.

Thật lạ lùng khi đang lẹt đẹt phía sau, lãnh đạo chính phủ thay vì tháo gỡ những ràng buộc do cơ chế độc quyền gây ra, lại lên giọng đòi “Đà Nẵng phải phát triển như Singapore và Hong Kong”. Hoặc cao siêu hơn “Thành phố Hồ Chí Minh phải là hòn ngọc chiếu sáng Viễn Đông”!

Về chuyện đốt lò chống tham nhũng, Tổng bí thư Trọng còn khoe trong ba năm qua tính từ đại hội đảng lần thứ 12, dưới sự lãnh đạo của ông ta và Bộ Chính trị đã biến 60 cán bộ cao cấp thuộc trung ương quản lý thành củi đưa vào lò đốt. Trong đó có 5 uỷ viên trung ương đương nhiệm, 11 cựu uỷ viên trung ương đã nghỉ hưu cũng bị kỷ luật và điều hãnh diện nhất của ông Trọng là bỏ tù đến 30 năm 1 uỷ viên Bộ Chính trị.

Ngoài ra ông Trọng cũng không quên kê khai con số 17 ngàn đảng viên các cấp bị kỷ luật và coi đó như một thành tích rất ghê gớm. Ông Trọng cũng huênh hoang rằng nhờ đó mà đã “củng cố lòng tin” của các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của đảng. Nhưng thật ra đảng xử 17 ngàn trong số 4 triệu đảng viên mà gọi là chỉnh đốn đảng, siết chặt kỷ cương thì không khác nào thoa dầu ngoài da để trị ung thư. Thực tế cho thấy nó chẳng ngăn chặn được làn sóng tự diễn biến, tự chuyển hoá mà đảng đang canh cánh bên lòng.

Nếu nhìn vào kết quả đốt lò này của ông Trọng, thật sự nó chẳng thấm vào đâu so với tình trạng ruỗng nát trong cơ thể đảng mà bầy sâu tham nhũng đã đục phá trong hơn 30 năm qua. Nó cũng góp phần kéo lùi sức phát triển nền kinh tế đất nước trở lại thời kỳ lạc hậu hàng trăm năm trước. Thật sự trong 30 năm qua, ông Trọng chỉ chống tham nhũng trên bề nổi với đám sâu con sâu cháu. Còn những con sâu chúa, tức những bố già thì đang nằm đắp chăn ngủ chờ qua mùa đông mà chẳng có pháp luật nào dám rớ tới.

Đã có rất nhiều người đặt câu hỏi: nếu như 89 năm trước đây không có đảng CSVN ra đời thì sao? Và nếu như đảng không cướp công kháng chiến của toàn dân vào năm 1945 thì đất nước và dân tộc Việt Nam sẽ đi về đâu, tốt hơn hay xấu hơn hiện nay?

Để trả lời câu hỏi này chỉ cần nhìn vào bảng thành tích mà ông Trọng nêu ra trong bài chào mừng và kể lể 89 năm ngày thành lập đảng: không có đảng lãnh đạo chắc chắn sẽ tốt hơn. Nhân dân Việt Nam không phải sống èo uột nghèo đói suốt một thời gian dài trong cảnh bao cấp từ cây kim sợi chỉ đến lon gạo củ khoai. Sẽ không có cảnh hàng trăm ngàn thanh niên Việt Nam phải đổ xương máu làm “nghĩa vụ quốc tế” bên xứ Chùa Tháp. Cũng sẽ không có cảnh hàng triệu thanh niên bị đảng lừa bịp bằng mỹ từ “giải phóng Miền Nam thống nhất tổ quốc” để chịu phơi thây trên các chiến trường Miền Nam nhằm thoả mãn tham vọng “đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc”.

Và ngày nay, sẽ không có cảnh chính quyền đi ca tụng đầu tư ngoại quốc thuộc hạng nhất Á Châu, thật ra không do trí tuệ mà chỉ dựa trên đồng tiền FDI và công sức lao động chân tay của người dân. Có thể nói nếu trước đây không có đảng, giờ này Việt Nam với nền tảng kinh tế thị trường có sẵn, sẽ phát triển không thua gì những con rồng Châu Á như Nam Hàn, Singapore…

Thế mà trong diễn văn của mình, ông Trọng lại nêu lên một câu hỏi đầy kiêu hãnh: có lực lượng chính trị nào khác, có khả năng hơn đảng CSVN để lãnh đạo đất nước thành công rực rỡ như thế không?

Câu trả lời chắc chắn là không, vì không có lực lượng nào có thể tồn tại dưới một thể chế độc tài sắt máu qua nhữngthủ đoạn dùng điều 258, 88, 79 để khống chế, đàn áp các tiếng nói đối lập. Đảng độc quyền lãnh đạo, phủ nhận đa đảng, siết chặt dân quyền, tiêu diệt tất cả mầm mống dân chủ thì còn gì để hỏi và tự hào?

Vì thế không thể nói gì khác hơn suốt 89 năm có đảng, thật sự dân ta đã sống dưới sự đày đọa vô cùng khắc nghiệt của đảng CSVN.

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.