Mẹ Oai

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Người Mẹ thương con thể hiện bằng hành động cách mãnh liệt cũng chỉ là một sự diễn tả bề ngoài mà người ta có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được. Người Mẹ thương con cao sâu, rộng lớn thế nào lại chỉ có người mẹ và những đứa con mới thấu suốt tận đáy tâm can. Trong độ tuổi xế chiều, như lá vàng trên cây, không biết khẽ đưa vèo theo làn gió nhẹ trở về cát bụi bất cứ lúc nào, thế nhưng mẹ lại phải luôn sống trong tâm thế mỏi mòn chờ đợi con về, rồi tiếp tục mòn mỏi.

Mẹ Trần Thị Liễu, thân mẫu của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai, một người yêu nước mới bị nhà cầm quyền kết án lần thứ 2 với mức án 5 năm tù ngày 18.9.2017 vừa qua là một điển tích cho tình mẫu tử thời nay. Chúng tôi được gặp lại mẹ sau 4 năm tù giam. Tóc mẹ phơi sương nhiều lắm, mắt mẹ lõm sâu đục mờ đi, chân tay run run trong từng cử chỉ.

Kỷ niệm về mẹ Liễu với tôi không có nhiều, nhưng tôi cảm nhận được từng ánh mắt, từng cái cầm tay, từng lời nói và những giọt nước mắt khi mẹ gặp chúng tôi quây quần bên mẹ. Tháng 8 năm 2015, tôi và Oai ra tù cùng một đợt. Tôi đến thăm hay được gặp các thân nhân, các bà mẹ của anh em cùng bị tù đầy trong vụ án 14 thanh niên Công giáo và Tin lành, trong đó có mẹ Liễu và mẹ của anh Hồ Đức Hòa, mẹ của Oanh, của Duyệt, của Cương.

Tình cảm các mẹ dành cho tôi thật ấm áp, yêu thương. Các mẹ nhận ra ngay và ôm tôi vào lòng như những đứa con xa nhà lâu ngày trở về với gia đình. Mẹ Liễu rưng rưng giọt lệ, trong giọng nói nghẹn ngào, mẹ Liễu chia sẻ nỗi đau với tôi khi thân mẫu qua đời lúc tôi còn đang trong nơi tù ngục. Mẹ Liễu nói với tôi: “Các con về được là bác mừng lắm, thương các con trong chốn tù ngục bác chỉ biết ngày đêm cầu nguyện, xin Thiên Chúa gìn giữ các con mọi ngày để chống chọi với ma quỷ”.

“Bác biết mẹ cháu qua đời không được gặp mặt cháu. Nhưng mẹ cháu được mọi người thương và cầu nguyện cho nhiều lắm. Tất cả hãy phó thác cho Chúa, cho Mẹ Maria, mẹ cháu không cô đơn đâu, mẹ cháu tự hào về cháu, cũng như bác tự hào về Oai”.

Lúc đó, tôi chỉ biết gục đầu trên vai gầy của Mẹ Liễu mà nức nở như đứa trẻ. “Chúng cháu là anh em, là con một Cha nhà một Chúa, bác là mẹ của Oai cũng là mẹ của cháu, giờ đây cháu chẳng còn mẹ, nên lại càng quý trọng biết bao tình yêu của bác dành cho những đứa con mới trở về sau những năm tháng tù đày”.

Nhớ lại lúc trong tù, mỗi lần thăm gặp gia đình, tôi thường hỏi Oai lần này ai đi thăm vậy, Oai nói có mẹ đến thăm nuôi, kể về những câu chuyện mà mẹ chuẩn bị từng gói thực phẩm, từng túi trái cây, lặn lội từ đêm khuya, lăn lóc trên xe để kịp đến thăm con cho đúng giờ. Oai nói trước đây mẹ Liễu cứ ngồi lên xe là say, thế mà từ ngày con trai bị cộng sản giam cầm, mẹ lại chống chọi và tỉnh táo để lên xe ô tô đi khắp đây đó thăm con.

Tôi nói với Oai “sức mạnh của tình mẫu tử không có gì ngăn cản được”, hai đứa phá lên cười trong chốn tù ngục.

Tôi thấy tận mắt hình ảnh người mẹ lo cho con từng miếng cơm trong khi lao tù, đó là mẹ của anh Hồ Đức Hòa, để chuẩn bị thăm nuôi con, mẹ chuẩn bị cả nửa tháng trời, đôi tay rung rung làm từng con cá cho thật sạch, phơi khô, sau đó đem kho thật kỹ. Tình mẫu tử là như thế đó!

Nguyễn Văn Oai bị cộng sản cầm tù lần này, tin rằng Mẹ Liễu vẫn vững bước và mạnh mẽ để tiếp tục những chuyến đi đem tình yêu thương, hơi ấm của mẹ thương để sưởi ấm Oai trong chốn ngục tù lạnh lẽo.

Mùa đông se lạnh đang dần đẩy thu tàn về quá khứ, tiết trời đông se sắt có lẽ cũng chào thua ngọn lửa yêu thương của người mẹ đầy tràn sự sống, tình yêu và hy vọng. Tình yêu, sự sống và hy vọng đó như dệt thành khung trời xuân mới cho tương lai, cho thế hệ con cháu của những bà mẹ, và cho đất nước Việt Nam này.

20.9.2017
Paulus Lê Sơn

Nguồn: Chân Trời Mới Media

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.