Yêu cầu thả ngay anh Nguyễn Hữu Vinh (anh Ba Sàm)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 80 kb

Chiều 14.9, đông đảo nhân sĩ trí thức, nhà hoạt động xã hội đã đến nhà riêng chúc mừng sinh nhật Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh (15.9.2014)

Kính gửi: Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công An

Anh Nguyễn Hữu Vinh (blogger Anh Ba Sàm), sinh ngày 15-9-1956, đã bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công An bắt khẩn cấp (cùng với Nguyễn Thị Minh Thúy) ngày 5-5-2014 (3 ngày sau khi Trung Quốc đặt giàn khoan HD-981 trên vùng biển Việt Nam) vì bị cho là đã vi phạm điều 258 của Bộ Luật Hình sự (tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”).

Gia đình anh Vinh đã hai lần khiếu nại, ngày 5-6-2014 và 21-8-2014, về việc chính Cơ quan điều tra đã vi phạm trắng trợn: 1) Điều 81 của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) về bắt người trong trường hợp khẩn cấp và 2) các quy định về khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản nêu tại Chương XII của BLTTHS. Tuy vậy cho đến nay gia đình cho biết vẫn chưa hề có sự hồi âm nào.

Anh Nguyễn Hữu Vinh là người nhiệt thành yêu nước, kiên quyết chống nhà cầm quyền Trung Quốc hung hăng xâm chiếm biển đảo, tin tưởng ở xu thế dân chủ hóa không thể đảo ngược đem lại lợi ích cho toàn thể dân tộc, anh Vinh chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình trên hai phương diện ấy, nhưng đã bị gán ghép cho tội rất mơ hồ theo Điều 258 của Bộ luật Hình sự. Việc làm của Cơ quan điều tra với anh Vinh đã vi phạm nghiêm trọng các quyền con người được ghi trong Hiến pháp Việt Nam và Tuyên ngôn nhân quyền cũng như Công ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị mà nhà nước Việt Nam cam kết tôn trọng.

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, yêu cầu ông Bộ trưởng đình chỉ việc điều tra và trả tự do ngay cho anh Nguyễn Hữu Vinh và chị Nguyễn Thị Minh Thúy.

Ngày 14-9-2014

Danh sách những người ký tên ban đầu:

1. Nguyễn Quang A, kỹ sư, Hà Nội
2. Nguyễn Thị Hoàng Bắc, nhà văn, Hoa Kỳ
3. Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, Hà Nội
4. Nguyễn Thị Thanh Bình, nhà văn, Hoa Kỳ
5. Bùi Chát, nhà văn, Sài Gòn
6. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, Sài Gòn
7. Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Văn học Việt Nam, Hà Nội
8. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn, Đà Lạt
9. Ngô Thị Kim Cúc, nhà văn, nhà báo, Sài Gòn
10. Nguyễn Xuân Diện, TS, nhà nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội
11. Lê Đăng Doanh, TS, kinh tế gia, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương, Hà Nội
12. Trần Tiến Đức, nhà báo, Hà Nội
13. Phạm Chí Dũng, nhà báo, Sài Gòn
14. Hoàng Dũng, PGS TS Ngôn ngữ học, Sài Gòn
15. Lê Minh Hà, nhà văn, nguyên giáo viên trường Hà Nội Amsterdam, Đức
16. Phan Tấn Hải, nhà văn, Hoa Kỳ
17. Nguyễn Thanh Hằng, dược sĩ, Pháp
18. Chu Hảo, PGS TS, Giám đốc NXB Tri Thức, Hà Nội
19. Nguyễn Gia Hảo, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, Hà Nội
20. Võ Thị Hảo, nhà văn, Hà Nội
21. Vũ Thư Hiên, nhà văn, Pháp
22. Phạm Duy Hiển, kỹ sư, dịch giả, Vũng Tàu
23. Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Đà Nẵng
24. Hoàng Hưng, nhà thơ, Sài Gòn
25. Lê Xuân Khoa, sử gia, Hoa Kỳ
26. Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội
27. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu độc lập, Đà Lạt
28. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, Sài Gòn
29. Nguyễn Khắc Mai, nhà nghiên cứu, Hà Nội
30. GB Huỳnh Công Minh, Linh mục Chánh sở nhà thờ Chính toà Đức Bà Sài Gòn, Sài Gòn
31. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, Sài Gòn
32. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An
33. Trần Đức Nguyên, nguyên trưởng ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội
34. Hà Sĩ Phu, TS, nhà nghiên cứu độc lập, Đà Lạt
35. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, nguyên Phó Tổng biên tập báo Tuổi trẻ, Sài Gòn
36. Đặng Bích Phượng, blogger, Hà Nội
37. Nguyễn Đăng Quang, Đại tá công an (hưu), Hà Nội
38. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, Đà Lạt
39. Trần Ngọc Sơn, kỹ sư, Pháp
40. Tô Lê Sơn, kỹ sư, Sài Gòn
41. Võ Văn Tạo, nhà báo, Nha Trang
42. Trần Công Thạch, nhà giáo về hưu, Sài Gòn
43. Nguyễn Lân Thắng, blogger, Hà Nội
44. Trần Quang Thành, nhà báo, Slovakia
45. Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng
46. Đào Tiến Thi, Thạc sĩ ngữ văn, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội,
47. Nguyễn Tường Thụy, nhà thơ, nhà báo, Hà Nội
48. Phạm Toàn, nhà giáo, nhóm Cánh Buồm, Hà Nội
49. Phạm Đình Trọng, nhà văn, Sài Gòn
50. Dương Tườngnhà thơ, dịch giả, Hà Nội
51. J. B. Nguyễn Hữu Vinh, blogger, Hà Nội

Quý vị có thể ký tên vào văn bản này bằng cách ghi rõ họ, tên, chức danh (nếu có), nghề nghiệp, nơi cư trú (tỉnh, thành phố) và gửi vào tratudochoanhbasam@gmail. com. Chúng tôi tiếp tục nhận chữ ký từ chiều 14-9-2014 đến 20 giờ ngày 04-10-2014.

Nguồn: Blog Nguyễn Xuân Diện

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…