Công an VN gây rối loạn vì phiên tòa xử bà Bùi Hằng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(25.08.2014) – Sài Gòn – Công an tỏ ra khiếp sợ những gì sẽ xảy ra tại phiên tòa xét xử dân oan Bùi Thị Minh Hằng cùng ông Nguyễn Văn Minh và cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh tại Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp, sáng mai, ngày 26.08.

Phiên tòa sơ thẩm hình sự sáng mai sẽ do thẩm phán Bùi Phước Lộc là chủ tọa phiên tòa xét xử, tại số 01 đường Lê Quý Đôn, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Từ ngày 23.08, nhiều nhà hoạt động xã hội từ Bắc chí Nam đã bị công an, an ninh mật vụ theo dõi, cấm cửa, cấm đường đi đến Đồng Tháp.

Cấm ra khỏi nhà, cấm đi

Nhà văn Phạm Đình Trọng cho biết: “Sáng thứ bảy, tôi bị ba viên công an mặc dân sự, đi xe máy đến chốt ở khu căn hộ tôi ở. Tôi xuống nhà, hai người gặp tôi. Tôi đã căng giọng với họ…” Người hàng xóm của ông Trọng cho biết cả tuần nay an ninh chốt trước khu nhà, mỗi ngày từ 05:30 sáng.

Nhà báo Nguyễn Tường Thụy từ Hà Nội cho biết bảy tám anh an ninh canh ngay lúc 19:48 phát ngày 23.08. Ông Thụy cho biết thêm, đến trưa Chủ nhật, an ninh vẫn canh cửa nhà ông.

Phóng viên trẻ Nguyễn Huy Tín, từ Nghệ An kể với VRNs: “Tôi chờ tới sát giờ bay ở ngoài quán cafe, rồi công an sắc phục, thường phục đi lại, ngồi xung quanh. Sau đó tôi tính tiền thì họ cũng tính tiền. Tôi vào xếp hàng làm thủ tục (có 1 khách trước tôi), rồi có 4 người vào xốc nách tôi xưng là công an tỉnh Nghệ An. Đưa tôi ra cổng vào sân bay rồi nói: ‘Chuyến này mi không được đi’. Tôi có hỏi vì lý do gì thì họ nói ‘vì an ninh quốc gia’. Rồi tôi đòi quay lại, thì họ xốc tôi ra khỏi khu vực sân bay rồi chặn ở cổng không cho quay lại nữa.

Tôi có đưa máy chụp hình chụp ảnh thì có hai tên lại giật điện thoại con, xóa hết ảnh, rồi nói: ‘mi làm khổ choa nhiều lắm đó’. Họ đi hai xe ôtô, rất đông. Cảnh phục thì ở phía ngoài cổng sân bay, thường phục tràn ngập sân bay”.

Tối hôm qua (24.08), ba thanh niên Công giáo Nghệ An cũng bị cấm lên máy bay để vào Sài Gòn.

Không dừng ở đó, công an HCM còn tùy tiện câu lưu người. Nhà văn Phạm Đình Trọng cho biết: “Hai hôm nay tôi bị khủng bố tinh thần, đặc biệt là hôm nay [Chủ nhật, 24.08 – NV], buổi sáng vừa ra khỏi nhà đi ăn sáng thì bị bắt. Sáng không ăn gì. Trưa họ đưa đến cho tôi một suất cơm hộp nhưng tôi từ chối không ăn. Họ xỉ vả tôi, đe đánh tôi, đe dọa cả công việc làm ăn của con trai tôi”.

Ngoài ra, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, tù nhân báo chí Phan Thanh Hải, Phạm Bá Hải, và vợ chồng luật gia Nguyễn Bắc Truyển ở Sài Gòn, tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên ở Hải Phòng, tù nhân chính trị Trương Minh Đức cùng một số người khác cũng bị câu lưu trong chính nhà mình.

Hòa thượng Thích Không Tánh cho biết: “Trong hai ngày qua Chùa Liên Trì chúng tôi bị sáu công an, an ninh của Nhà nước CHXHCNVN canh gác suốt ngay đêm ! Cả đêm hôm qua [24-25.08] tuy trời mưa rất lớn nhưng những công an này vẫn che áo mưa, bắt vỏng, ghế nằm ngồi suốt đêm để canh”.

Gởi giấy mời triệu tập ngày 25.08

Nhà báo Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo độc lập báo tin cho các hội viên: “Chiều muộn ngày 23.08, tôi lại nhận giấy triệu tập của Cơ quan ANĐT – công an TP.HCM, làm việc với cơ quan này vào ngày 25.08 để “trả lởi các bài viết trên Internet”.

Phóng viên Lê Thanh Tùng, tối hôm qua cũng cho biết trời tối rồi mà công an phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9 vẫn đến gởi Giấy mời ngày mai (25.08) đến trụ sở công an phường làm việc với công an khu vực. Thư mời do trung tá Lương Văn Hùng ký ngày 24.08.

Phóng viên Huỳnh Công Thuận lưu ý về việc có thể công an lạm dụng phát hành Giấy triệu tập trong trường hợp nhà báo Phạm Chí Dũng: “Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự đã quy định rõ phạm vi đối tượng có thể triệu tập, tức công dân phải là một trong những đối tượng có tư cách tham gia tố tụng là: bị hại, bị can, bị cáo, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, người bào chữa, người giám định, người phiên dịch. Không được phép triệu tập khơi khơi để hỏi những chuyện vớ vẩn, linh tinh không liên quan đến một vụ án cụ thể”.

Chỉ với một vụ án “gây rối trật tự công cộng” do công an đạo diễn cách nay 6 tháng tại Đồng Tháp đã được công an từ Bộ đến địa phương triển khai nhiều dự án để tiêu tốn tiền thuế do nhân dân đóng góp một cách phung phí. Đồng thời lạm dụng vai trò công lực để vi phạm nghiêm trọng quyền công dân và quyền làm người của người dân Việt Nam đã được Hiến pháp và các Bộ luật quy định.

Đến bao giờ Việt Nam mới có chế tài để buộc ngành công an phải thực thi nghiêm chỉnh Hiến pháp và Luật Việt Nam?

Được biết, tuy rất nhiều công an, an ninh mật vụ đã tung ra để bằng mọi cách ngăn cản công dân đến dự khán phiên tòa công khai ngày 26.08 tới đây, nhưng nhiều nhà hoạt động đã đến được Đồng Tháp. Cho đến lúc này có không dưới 20 người từ Miền Bắc và Sài Gòn đã có mặt ở khu vực gần Tòa án tỉnh ở Cao Lãnh.

Được biết, chính sự ồn ào do công an tạo ra, rất nhiều bà con ở các tỉnh An Giang, Cần Thờ, Vĩnh Long, Mỹ Tho và cả Đồng Tháp sẽ đến dự phiên tòa sáng mai.

Cách gây náo loạn này của công an đã từng xảy ra trong các vụ xử CLB nhà báo tự do và hai nhạc sĩ Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình tại Sài Gòn, các thanh niên Công giáo và Tin Lành ở Nghệ An, …

PV. VRNs

Nguồn: VRNs

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…