Phản bác luận điểm Tàu cộng như thế nào?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đọc bài gọi là “phản biện” của ông Trần Công Trực (1) tôi thấy sao mà hời hợt và thiếu tính thuyết phục. Những điểm trình bày trong bài viết có lẽ chỉ nói cho “phe ta” đọc cho vui mắt thôi, nên kèm theo mấy cái danh xưng kiểu như “tiến sĩ” để thu hút người đọc và tạo ấn tượng học thuật. Nhưng đứng trên phương diện học thuật thì tôi e rằng bài phản biện này chưa đạt chuẩn để lên võ đài tranh luận với các học giả Tàu. Đây chính là vấn đề của VN: chỉ thích nói cho nhau nghe, mà không phản bác đối phương một cách trực tiếp. Hệ quả là chính ta ru ngủ ta (hay có người nói là “tự sướng”).

Sự hời hợt được phản ảnh qua phần phản bác thông tin trong sách giáo khoa lớp 9. Chẳng hạn như câu “Các tài liệu khác như Sách giáo khoa địa lý lớp 9, Tập bản đồ thế giới…thực chất đây là những tài liệu tham khảo phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu, học tập…”. (Ôi! Sao tôi ghét cái dấu ba chấm này quá [2]). Tôi sợ giải thích này không thuyết phục. Ở một nước mà thông tin bị kiểm soát nghiêm ngặt và tất cả tin tức đều qua kiểm duyệt của bộ máy đảng và Nhà nước thì lí lẽ gọi là “tham khảo” không có giá trị pháp lí không thuyết phục được ai. Nên nhớ rằng tài liệu tham khảo là một chứng từ, và theo tôi thấy, chứng từ vẫn có giá trị nào đó ở pháp đình. Vấn đề là giá trị của nó cao thấp cỡ nào. Bọn Tàu cộng đọc xong câu này chắc chúng sẽ cười, vì chúng thầm nghĩ “chiêu này chúng tao dạy cho tụi bây mà”.

Vậy chúng ta phản bác luận điệu sách giáo khoa này như thế nào? Tôi nghĩ đến những cách thức và luận điểm sau đây:

Thứ nhất là tính phi khoa học. Tài liệu tham khảo có thể dùng để biện minh cho một phát biểu hay quan điểm. Việc Tàu cộng dùng “tài liệu tham khảo” (dùng chữ của ông TCTrực) là hợp lí. Nhưng cách sử dụng đó cũng không hợp lí và phi khoa học, bởi vì trong học thuật, có tài liệu tham khảo yểm trợ cho một quan điểm, nhưng cũng có tài liệu tham khảo khác không yểm trợ quan điểm đó. Tại sao họ không trích dẫn sách giáo khoa địa lí ở miền Nam? Tương tự, nếu khách quan thì Tàu cộng phải trình bày tài liệu khác cho thấy hai quần đảo đó không thuộc về họ (nhưng điều này thì chúng ta không thể kì vọng họ). Vì không kì vọng vào tính khoa học của Tàu cộng, nên phía VN phải trình bày tài liệu tham khảo khác đáng tin cậy hơn và khách quan hơn để phản bác quan điểm của họ.

Thứ hai là phản bác về độ tin cậy và chính xác của thông tin. Tôi nghĩ không nên dựa vào lí giải rằng vì là “tham khảo” nên không có giá trị pháp lí, mà phải biện luận cái nguồn gốc của thông tin đó. Nói cách khác, phải tìm cho rõ thông tin trong sách giáo khoa lớp 9 (nói rằng Tây Sa và Nam Sa là của Tàu cộng) xuất phát từ đâu. Sau đó sẽ thẩm định độ tin cậy và tính chính xác của thông tin đó. Tôi chủ quan nghĩ rằng thông tin đó đến từ Tàu cộng (hoặc do chúng áp đặt, hoặc phía VN dịch sách của Tàu cộng), và nếu điều đó đúng thì thông tin chẳng có ý nghĩa gì trong tài liệu của họ.

Thứ ba là thông tin trong sách giáo khoa không phải là bất biến. Trong nhiều lĩnh vực, kể cả địa lí và sử, biên giới và chủ quyền có thể thay đổi theo thời gian. Sự thay đổi có thể là do tranh chấp, chiến tranh, hay do kiến thức mới. Do đó, sách giáo khoa địa lí của Bắc VN đã in từ hơn 40 năm trước, và trong thời gian đó đã có nhiều thay đổi. Lấy thông tin của hơn 4 thập kỉ trước để biện minh cho tranh chấp hiện nay là có phần không hợp lí. Không ai dựa vào thông tin sử của 400 năm trước để đòi Los Angeles trả về cho Mexico, hay trả Sài Gòn cho Vương quốc Khmer! Vả lại, VN bây giờ là thống nhất, còn cuốn sách giáo khoa đó chỉ được dùng giảng dạy cho một phần VN, và cũng chỉ trong một thời gian ngắn, không thể xem là một tài liệu tham khảo có giá trị bất biến.

Thứ tư là dùng đến phân tích thống kê. Tàu cộng dùng thông tin trong sách giáo khoa của VN và cái thư (hay công hàm?) của ông Phạm Văn Đồng, và có thể vài nguồn khác để biện minh về chủ quyền. Nhưng lượng tài liệu của họ không nhiều, và chất cũng kém. Do đó, ở đây, chúng ta phải đấu về lượng và chất. Không cần nói ra, chúng ta đều biết VN đang lưu giữ một lượng thông tin khổng lồ về chủ quyền hai quẩn đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chắc chắn là nhiều hơn lượng thông tin của Tàu. Vậy thì phía VN còn chần chừ gì mà không làm một thống kê có bao nhiêu tài liệu “for” và “against” (phải có cả hai) để làm một chứng minh mang tính định lượng về chủ quyền. Để thuyết phục về chất, cần phân loại thông tin (lịch sử, địa lí, khoa học, văn học, báo chí) và sắp xếp theo thời gian. Các nhà báo VN hết năm này sang tháng nọ cứ viết bài “có thêm bằng chứng” [chủ quyền] mà không có ai đứng ra hệ thống hoá thông tin cả. Đã đến lúc một nhóm nhà bào hay nhà khoa học xã hội đứng ra thu thập dữ liệu và biến chúng thành thông tin và tri thức. Nếu cần kĩ năng phân tích thống kê, sẽ có người ở VN hoặc nước ngoài hỗ trợ. Tôi nghĩ đó là một cách thức thực tế để tạo thêm chứng từ trong cuộc đấu tranh với Tàu cộng.

Phải nói là Tàu cộng rất hèn và thấp khi sử dụng đến cái công hàm của Phạm Văn Đồng và sách giáo khoa trong tài liệu họ nộp cho Liên Hiệp Quốc để “chứng minh” rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Tàu. Đây là những tài liệu được soạn ra trong lúc hai bên (Bắc VN và Tàu cộng) còn thân thiết với nhau như anh với em (“môi hở răng lạnh”), vậy mà bây giờ họ dùng đó để ra đòn “hạ thủ”. Việc sử dụng các tài liệu này chẳng khác gì cặp tình nhân lúc còn mặn nồng thì vui vẻ chụp hình bên nhau, đến một ngày nào đó “canh không ngọt” thì một bên công bố những tấm hình tế nhị cho cả thế giới biết. Đó là một trò hèn hạ và bỉ ổi, nhưng nó có tác dụng và gây ảnh hưởng với những ai không chịu khó suy nghĩ.

Nhưng VN không nên hạ mình thấp và hèn như Tàu cộng. Trong tranh luận với Tàu, chúng ta cần phải tận dụng tất cả thông tin và vận dụng tất cả phương tiện Tôi nghĩ nếu VN phản bác (và nên phản bác) luận điểm của Tàu cộng, thì những tận dụng thông tin và vận dụng thống kê có thể giúp một phần. Dĩ nhiên, tận dụng và vận dụng nhưng phải tỏ ra khách quan (ví dụ như nhìn vấn đề 2 chiều) chứ không hèn và tự hạ thấp như Tàu.

– – –

[1] http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Tien-si-Tran-Cong-Truc-vach-mat-cac-bang-chung-cua-Trung-Quoc-post145953.gd

[2] Tôi phải mở ngoặc đế nói về cách viết. Hình như nhiều người Việt có “truyền thống” viết văn với ba dấu chấm, nên nó rất rất phổ biến. Tôi rất ghét ai viết như thế, vì tôi nghĩ nó phản ảnh sự lười biếng suy nghĩ của tác giả. Ba dấu chấm (…) có thể hiểu nhiều cách: có thể là một sự ngập ngừng, có thể là chẳng còn ý nào khác, hoặc có thể là người viết nghĩ chưa đến nơi đến chốn. Hiểu thế nào thì vẫn là một sự lười biếng suy nghĩ. Kiểu viết đó rất phản cảm và đại kị trong khoa học.

Theo blog Quê Choa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…