Bắc Kinh dùng giàn khoan HD981 để nắn gân Washington

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Suốt từ những ngày đầu của tháng 5/2014, khi tình hình biển Đông nóng lên bởi việc Bắc Kinh kéo dàn khoan HD981 vào tận thềm lục địa của Việt Nam, giới quan sát quốc tế đã không ngừng đặt câu hỏi: Tại sao Bắc Kinh chọn thời điểm này để tiến hành bước khiêu khích ở hẳn một cấp độ trầm trọng mới?

Những suy đoán “phải chăng Bắc Kinh muốn thăm dò phản ứng của Hà Nội” đã bị loại ra ngay từ sớm vì Bắc Kinh đã thăm dò và đã biết rất rõ phản ứng của Hà Nội suốt từ 2 vụ cắt cáp tàu Việt Nam năm 2011, hàng loạt các vụ đánh, cướp, giết ngư dân Việt, và các lệnh ngang nhiên cấm các tàu không phải Trung Quốc đánh cá tại Biển Đông. Trong suốt gần cả trăm sự kiện đó, Hà Nội chỉ làm việc duy nhất là cho phát ngôn nhân bộ ngoại giao đọc 1 lời phản đối… cho người Việt nghe, và thế là hết. Một số chính quyền cấp tỉnh còn đề nghị các gia đình ngư dân mượn tiền nhà nước “nộp phạt” cho Trung Quốc cho yên chuyện. Vì vậy, Bắc Kinh chẳng cần thăm dò gì thêm về phản ứng của Hà Nội.

Như vậy, mục tiêu còn lại của Bắc Kinh là để thăm dò phản ứng của Washington. Suy đoán này có nhiều lập luận khá vững chắc như sau:

  • Với chuyến đi 4 quốc gia Á Châu của Tổng Thống Obama mà mục tiêu không giấu giếm là để be bờ sự lấn lướt của Trung Quốc, Bắc Kinh vừa muốn gỡ thể diện vừa muốn thử xem mức độ dám can thiệp thực sự của Hoa Kỳ đến đâu. Hiển nhiên, khiêu khích tại vùng biển Đông Á với Nhật Bản và Nam Hàn thì mức rủi ro cho Bắc Kinh cao quá. Họ cũng không chọn vùng Trường Sa vì Philippines và Hoa Kỳ có giao ước về quốc phòng. Và vì thế mà họ chọn vùng Hoàng Sa là nơi mà họ đã khuất phục Hà Nội hoàn toàn.
  • Bắc Kinh cũng muốn tận dụng lúc cả thế giới đang chú tâm vào Ukraina và tìm cách chận đứng bàn chân xâm lược của Putin.
  • Qua vụ Crimea, Đông Ukraina, Bắc Kinh cũng thấy sự ngần ngại của Washington không muốn dính vào một cuộc chiến tranh mới. Cuộc chiến mới đó, nếu có, sẽ có thể làm gẫy đổ sự phục hồi kinh tế vừa bắt đầu kể từ cuộc khủng hoảng ngân hàng và địa ốc 2007.
  • Bắc Kinh có thể cũng nghĩ rằng Tổng Thống Obama đã bắt đầu thời kỳ “lame duck”, tức thời kỳ không còn mấy hữu hiệu trong 2 năm sau cùng của nhiệm kỳ thứ nhì. Theo luật định mỗi tổng thống Hoa Kỳ không được ngồi quá 2 nhiệm kỳ, ông không còn có thể ra tranh cử nữa nên mọi lực lượng chính trị tại Mỹ đang dồn lực ủng hộ vào các ứng viên khác.

Liệu những tính toán như trên của Bắc Kinh có chính xác và khôn ngoan hay không cũng là một chủ đề được thảo luận sôi nổi. Một số luận điểm chính đã được các nhà phân tích nêu lên như sau:

  • Các biện pháp trừng phạt kinh tế, phong tỏa tài sản đối với nhóm quan chức thân cận quanh Putin đang xiết chặt dần và bắt đầu có hiệu quả vì kết hợp được với tất cả các cường quốc Âu Châu. Không có chính phủ nào phá rào như trong quá khứ. Cùng lúc, biện pháp phong tỏa tài sản này cũng là lời cảnh cáo cho nhóm chóp bu đảng CSTQ hiện nay. Mỗi thành viên Bộ Chính Trị đảng CSTQ cũng đều có hàng tỉ mỹ kim đang tẩu tán tại các ngân hàng phương tây và các đảo quốc mà tình báo Hoa Kỳ biết rõ.
  • Các phản ứng có phối hợp của chính phủ Obama và chính phủ Abe về Biển Đông. Ngày 23/5, trong lúc Tòa Bạch Ốc chính thức lên tiếng ủng hộ việc Việt Nam và Philippines kiện Bắc Kinh ra tòa, phủ thủ tướng Nhật chính thức phản đối việc Bắc Kinh kéo giàn khoan HD981 vào vùng Hoàng Sa.
  • 2014 là năm bầu cử của nhiều vị trí trong cả ngành Lập Pháp lẫn Hành Pháp ở cấp toàn quốc và tiểu bang. Tổng thống Obama có nhu cầu phải chứng tỏ Đảng Dân Chủ của ông có chính sách đối ngoại mạnh mẽ và hữu hiệu, đặc biệt đối với Nga và Trung Quốc.
  • Có lẽ chính sách đó đã bắt đầu với việc chưa từng có trước đây. Đó là việc Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ chính thức truy tố 5 sĩ quan cao cấp thuộc Giải Phóng Quân Trung Quốc về tội tin tặc.
  • Hơn thế nữa, theo giới quan sát quốc tế, Hoa Kỳ biết rõ các bong bóng đang đe doạ trầm trọng nền kinh tế Trung Quốc và từ đó đe dọa khả năng kiểm soát tình hình của phe cánh Tập Cận Bình. Nếu muốn, Hoa Kỳ có thể có những biện pháp để các bong bóng phát nổ nhanh hơn; khuyến khích những phe cánh đang uất hận Tập Cận Bình nổi lên tranh quyền; trừng phạt một số lãnh vực kinh tế để gia tăng bức xúc xã hội, v.v… Tóm tắt là các vũ khí trong tay Hoa Kỳ nếu muốn tấn công chính phủ Tập Cận Bình đều đã có sẵn.

Hiển nhiên, Tập Cận Bình cũng biết việc nắn gân Washington lần này không phải là không có cái giá phải trả. Một chỉ dấu cho thấy sự lo lắng này là các hành động gấp rút đi kiếm đồng minh. Trung Quốc vội vã tập trận với Nga để ráng cho thấy hải quân Tàu tuy thua xa Mỹ nhưng còn có hải quân Nga phía sau. Putin vội vã sang Tàu thăm viếng. Bắc Kinh ký kết với Moscow giao kèo mua khí đốt trị giá 400 tỉ mỹ kim cho 30 năm, v.v… Báo chí nhà nước Nga bắt đầu viết bài tuyên bố Biển Đông là của Trung Quốc, và ngay cả nước Việt Nam cũng thuộc về Trung Quốc nhưng đã ly khai. Luận điệu này hàm ý Việt Nam cũng như Ukraina, nên đáng lẽ phải nằm trong tay Bắc Kinh mới phải.

Cái bắt tay của 2 cậu du đảng lớn nhất địa cầu này sẽ dẫn đến những phản ứng nào của cả thế giới, đặc biệt là các quốc gia Á Châu? Có lẽ sẽ còn phải mất một số ngày tháng nữa các phản ứng có phối hợp mới hiện rõ.

Nhưng đối với người Việt Nam sự kinh ngạc đang càng ngày càng lớn. Họ không thể hiểu được tại sao một tay xừng xỏ như Trung Quốc mà còn phải đi kiếm đồng minh trong tình hình sóng gió hiện nay, mà giới lãnh đạo CSVN suốt bao năm qua vẫn cứ nhất định chỉ đối thoại song phương với Tàu ở vị trí đàn em và lệ thuộc, bất kể sự kêu gào can gián của nhiều thành phần dân tộc Việt Nam.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.