Chống nội thù hay ngoại xâm trước?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Câu hỏi này được đặt ra trong hoàn cảnh ngặt nghèo của đất nước chúng ta hiện nay vì chính chế độ “hèn với giặc, ác với dân” này là đầu mối cho ngoại xâm. Họ đã:

  • Bán rẻ lương tâm với Bắc Triều để tìm đồng minh chiến lược trong cuộc chiến “nhồi da xáo thịt” Bắc-Nam/Quốc-Cộng trước năm 1975 (1945-1975), và bây giờ để duy trì quyền lực độc tôn trên đất nước. Họ đã dâng hiến biển, đảo Tổ Quốc cho giặc, Hán hóa đất nước và nhu nhược trước những gây hấn của kẻ thù.
  • Ngăn chặn sức bật cứu nước của toàn dân khi trấn áp các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, và bỏ tù người yêu nước. Chưa kể đến tội hủy hoại mọi tiềm năng chiến đấu của dân tộc sau gần 4 thập niên bần cùng hóa đất nước trong một chủ thuyết ngoại lai, phi nhân và ngu xuẩn.

Nhưng nếu chúng ta dồn nỗ lực để dẹp sạch “nội thù”, thì liệu có tạo ra hoàn cảnh thuận lợi cho ngoại xâm tiến tới không? Những Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc tại Bắc Bộ Phủ sẽ có dịp “cõng rắn cắn gà nhà” không? Đợi dẹp xong nội thù thì có thể ngoại xâm đã thực hiện được mưu đồ ăn cướp một phần lớn hay ngay cả toàn phần các vùng thuộc chủ quyền đất nước?

Do vậy, thực tế nhất là chúng ta phải làm cả hai việc song song:

    1. Toàn dân “phất cờ khởi nghĩa” không chờ đợi sự “cho phép” hay “lãnh đạo”, vốn chẳng hề có, của lãnh đạo đảng CSVN.

    2. Với chính nghĩa sáng ngời của dân tộc, những người nào trong hàng ngũ cai trị hiện nay còn thực tâm yêu nước chắc chắn sẽ bước qua phía nhân dân để cùng bảo vệ quê hương. Trong khí thế này của toàn dân và tình trạng ngặt nghèo của họa xâm lăng, thành phần lãnh đạo nào tiếp tục đi ngược với lòng dân chắc chắn sẽ bị đào thải.

    3. Đây là cơ hội bằng vàng cho chế độ đã làm quá nhiều điều sai trái với dân tộc có cơ hội “đoái công chuộc tội”, tái tạo lại tư duy cũng như cách hành xử của mình để được cùng đi với dân tộc. Mong là tinh thần bất khuất của dân tộc có thể “cảm hóa” được những người lầm đường, lạc lối. Nếu không, chắc chắn họ sẽ bị đào thải.

Cũng có người âu lo rằng nếu toàn dân cùng với chế độ hiện nay “bắt tay” chống quân xâm lược và sau đó dân tộc Việt Nam chiến thắng, rồi những kẻ cầm quyền và hệ thống cai trị độc tài hiện nay sẽ lại vin vào “hào quang chiến thắng” của toàn dân để áp đặt tiếp thể chế toàn trị của họ lên đất nước, nhất là trong tay của họ vẫn còn công an và quân đội, thì sao?

Trước hết, như đã đề nghị ở trên, dân tộc chúng ta không hề muốn “bắt tay” với những kẻ thân Tàu đang ngồi ở ghế cai trị và nay đang lo chống đỡ cho Bắc Kinh. Dân tộc chỉ đón nhận những người còn lòng yêu nước và đặt vận mạng đất nước lên trên hết. Hơn thế nữa, nỗi âu lo nêu trên, trong thực tế sẽ không còn, nhất là ở thời điểm hiện nay!

Cuộc đấu tranh của dân tộc để giành lại quyền làm chủ đất nước trong nhiều thập niên qua, kinh nghiệm của thế giới, và với các phương tiện truyền thông hiện đại ngày hôm nay cùng họa xâm lược đang đe dọa đã đánh thức cả nước về:

  • Hiểm họa độc tài – dù dưới hình thức nào đi chăng nữa.
  • Nhu cầu dân chủ hóa và canh tân đất nước.
  • Hiểm họa ngoại xâm và Hán hóa – sẽ luôn chờ chực nếu Việt Nam không có dân chủ.

Từ những ý thức này, mọi thành phần dân tộc – kể cả hàng ngũ đảng viên Cộng sản – sẽ không để yên cho độc tài ngự trị. Đặc biệt, trong nỗ lực chung vai sát cánh để chống ngoại xâm, đại khối dân tộc sẽ phải đứng chung về một phía, để lằn ranh giữa dân tộc và thiểu số độc tài bán nước, cơ hội chủ nghĩa trở nên rất rõ, rất đậm. Đây chính là cơ hội để toàn dân sàng lọc: Thiểu số nào manh tâm lợi dụng lòng yêu nước để thực hiện tham vọng quyền lực của riêng mình sẽ bị lật tẩy và đào thải.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tượng đài Cảnh sát nhân dân. Ảnh chụp từ Zing News

Tượng đài cho ai?

Việc vẫn “kiên định” để tiếp tục xây lên những cái gọi là tượng đài trăm tỷ nghìn tỷ kia chỉ khiến dân ca thán, chán nản và mất hẳn niềm tin. Trong tình hình hiện nay, những bệnh viện lớn bảo đảm việc khám chữa bệnh cho người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp nhất hay những ngôi trường “thân thiện” mà ở đó “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”…, mới chính là những “tượng đài” mà người dân đang cần hơn bao giờ hết.

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”