’Các con vô tội, các con hãy can đảm lên’

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(25.05.2012) – Nghệ An – “Các con vô tội, các con hãy can đảm lên. Cha mẹ, anh em, bạn bè, luật sư, công luận và những người tiến bộ đang ủng hộ các con”. Đó là tuyên bố của ông Chu Văn Nghiêm trong phiên tòa xét xử con ông, Chu Mạnh Sơn, và ba thanh niên Công giáo khác tại thành phố Vinh, Nghệ An, sáng ngày 24.05.2012.

Một câu nói rất ngắn gọn nhưng tỏ rõ sự cương quyết cũng như bày tỏ sự ủng hộ tuyệt đối của ông và những người thân khác của bốn bạn trẻ đối với những việc mà con em họ đã làm. Hơn nữa, lời nói ấy còn mang nhiều ý nghĩa quan trọng khác đối với chính bốn bạn trẻ bị xét xử và tất cả những ai quan tâm đến ‘vụ án’ cũng như hiện tình đất nước nói chung.

‘Con tôi vô tội’

Đối với bất cứ gia đình nào, nếu con, anh, chị, em của mình rơi vào vòng lao lý đó là một điều đau buồn, bất hạnh và thậm chí tủi nhục vì tù tội thường gắn liền với những việc làm phi pháp, bất lương. Vất vả, hy sinh nuôi con khôn lớn, cho con học hành, ai cũng mong con mình trưởng thành, không ai lại muốn con mình phải đứng trước vành móng ngựa và chính mình bị người đời dèm pha, khinh bỉ.

Với gia đình ông Chu Văn Nghiêm và người thân của Đậu Văn Dương, Trần Hữu Đức và Hoàng Phong, chắc cuộc sống của họ cũng bị đã đảo lộn từ ngày con của họ bị bắt và thất vọng, đau buồn nhiều khi con mình phải đối diện với vòng lao lý.

Trả lời phỏng vấn đài RFI Tiếng Việt sau phiên tòa, Cô Đậu Thị Thúy, em gái của Đậu Văn Dương – một trong số ít thân nhân chen vào được trong phòng xử – cho hay khi thấy anh mình và ba bạn trẻ kia đứng trước vành móng ngựa và tay bị còng, thì cảm thấy thương.

Ai lại không thương, không rơi lệ khi chứng kiến người thân của mình trong tình trạng đó – đặc biệt khi biết rằng họ không làm gì nên tội.

Nhưng khác hẳn lệ thường, trước cảnh bắt bớ, xét tử, tù giam của con mình, họ không nhụt chí, họ vẫn vững vàng và cương quyết vì họ tin rằng con, anh mình “vô tội”.

“Vô tội hết! Hãy thừa nhận việc các anh làm, nhưng không nhận tội! Anh tôi vô tội! Trả tự do cho anh tôi!”. Cô Thúy đã hô lớn như vậy trong phòng xử.

Là những bậc làm cha, làm mẹ, hay làm em, và đặc biệt là những người Công giáo, họ không tin rằng con em, anh trai của họ – những người trẻ rất tích cực tham gia vào các hoạt động từ thiện, bác ái, như hiến máu nhân đạo, tìm kiếm và chôn cất chu đáo các thai nhi bỏ rơi – lại làm những điều phi pháp.

Có thể chỉ vì đầy nhiệt huyết, chỉ vì không bàng quan trước những bất công, vô lý của xã hội, chỉ vì muốn đất nước được tự do, giàu mạnh, những bạn trẻ này đã “rải truyền đơn” kêu gọi “đa nguyên đa đảng, dân chủ nhân quyền và phủ nhận cuộc bầu cử quốc hội khóa XIII”. Và cũng vì những việc làm đó, họ đã bị xét xử “về tội tuyên truyền chống nhà nước”.

Trước khi phiên tòa xảy ra, Luật sư Lê Quốc Quân đã có bài “Bàn về tội các thanh niên Công giáo yêu Nước”, trong đó Luật sư đã giải thích tại sao những việc làm của những bạn trẻ này “không phải là tội mà là sự lặp lại yêu cầu của đảng viên cộng sản cao cấp Trần Xuân Bách cách đây hơn 20 năm. Cao hơn nữa, đây là tiếng nói trung thực từ lương tâm con người, phù hợp với xu hướng phát triển của Việt Nam và nhân loại trên toàn thế giới”.

Và cũng hiểu rõ được việc con mình làm và cách con mình bị đối xử, ông Nghiêm đã nói rằng: “đây là một phiên tòa ô nhục”.

‘Hãy can đảm lên’

Với Chu Mạnh Sơn và ba bạn trẻ khác bị xét xử, câu nói đầy xác quyết ấy của ông Chu Văn Nghiêm là một nguồn động viên lớn vô cùng.

Là những thanh niên Công giáo, những người có niềm tin, dám dân thân phục vụ, chắc chắn bốn bạn trẻ này cũng những thanh niên Công giáo và Tin lành khác bị bắt trong thời gian qua đều suy nghĩ, cân nhắc và cầu nguyện nhiều trước những hành động, công việc nào của mình. Và ít hay nhiều chắc họ cũng ý thức được rủi ro cho những công việc, dấn thân của họ.

Nhưng sau khi bắt và nhiều tháng bị giam, bị tra hỏi, không được gặp gia đình trong nhiều tháng, chắc có lúc các bạn ấy cũng nao lòng khi nghĩ tới cảnh gia đình mình đau buồn hay bị dèm pha vì những việc mình đã làm hoặc thậm chí phản đối những hành động của mình. Do đó, có thể có lúc nào đó trong thời gian bị giam giữ, tra hỏi, các bạn cũng chùng lòng.

Giờ được nghe một câu nói rất quả quyết như vậy của cha mình ngay trong tòa, trước sự chứng kiến của bao người – trong đó có những người đã dàn dựng và tiến hành “phiên tòa ô nhục” này – những bạn trẻ ấy chắc chắn sẽ cảm thấy yên tâm và xác tín hơn vì biết rằng những việc mình làm là đúng và được tán thành, được khuyến khích.

Hơn nữa, câu nói đó chắc chắn sẽ tiếp sức và giúp những bạn trẻ này thêm can đảm, không chùn bước trước bất công, vô lý, bạo quyền vì không chỉ “cha mẹ, anh em, bạn bè, luật sư”, mà cả “công luận và những người tiến bộ đang ủng hộ các con”.

Kể từ khi những bạn Công giáo này bị bắt, nhiều tiếng nói, tổ chức trong và ngoài nước đã lên tiếng bênh vực và kêu gọi trả tự do cho họ. Trước khi phiên tòa diễn ra, tại Hà Nội, Vinh và một nơi khác đã có những buổi cầu nguyện cho họ, cho đất nước.

Và hôm nay, ngoài gia đình, đã có rất nhiều bạn bè (ước tính có hơn cả ngàn người), với nhiều băng rôn khác nhau đến Tòa án thành phố Vinh để ủng hộ bốn bạn trẻ.

Không còn đơn độc

Trong số những người tham dự, được biết có Cha Antôn Trần Văn Niên và Cha Phanxicô Xaviê Hoàng Sỹ Hướng, Linh mục quản hạt, chính xứ Cầu Rầm và Trưởng ban giới trẻ Giáo phận Vinh.

Là người Công giáo, chắc chắn những bạn trẻ này cũng như gia đình của họ cảm thấy được khuyến khích rất nhiều trước sự hiện diện của các linh mục tại tòa án vì sự hiện diện đó cũng đồng nghĩa là họ không bị bỏ rơi, không còn đơn độc và những việc họ làm không phải là những điều sai trái, phi pháp.

Mới đây, Ủy ban Công lý và Hòa Bình (CLHB) của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã có một bản “Nhận định về một số tình hình tại Việt Nam hiện nay”, trong đó ghi rõ: “nền kinh tế Việt Nam đang mất định hướng, thiếu tính bền vững và nhân bản, vì đổi mới kinh tế không song hành đổi mới chính trị, cũng như tăng trưởng kinh tế không nối kết với phát triển xã hội và phát triển con người toàn diện”.

Có thể nói việc các bạn trẻ này “rải truyền đơn” kêu gọi “đa nguyên đa đảng, dân chủ nhân quyền” cũng chỉ muốn Việt Nam có “đổi mới chính trị” để nền kinh tế Việt Nam khỏi bị “mất hướng”, thêm “bền vững” và “nhân bản” hơn.

Và xa hơn nữa, việc làm của họ – cũng giống như lý do chính của UB CLHB khi làm bản Nhận định – đều “phát xuất từ niềm tin Kitô giáo và trách nhiệm công dân với ước nguyện góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng một đất nước phát triển vững bền, dân chủ và nhân ái”.

Việc gia đình bốn thanh niên Công giáo ủng hộ việc chọn lựa, công việc của con em mình, và đặc biệt việc Linh mục phụ trách giới trẻ Giáo phận Vinh có mặt tại tòa án hôm nay chắc chắn sẽ làm nhiều người, nhiều thành phần trong Giáo hội cũng như ngoài xã hội mạnh dạn lên tiếng ủng hộ và đòi công lý cho những thanh niên Công giáo này.

Đòi công lý, tự do cho họ – những người mà Luật sư Lê Quốc Quân gọi là “những công dân tốt của đất nước và là những người con trung kiên của Giáo hội” – cũng là đòi tự do, dân chủ cho quê hương, đất nước. Vì chừng nào những vụ án tương tự vẫn còn xảy ra tại Việt Nam thì chừng đó Việt Nam vẫn chưa có tự do, công bằng, dân chủ.

Xuân Lộc

http://www.chuacuuthe.com/archives/31933

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…