Tuyên giáo Nghệ An tổ chức đấu tố Linh Mục Đặng Hữu Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An hiện đang tìm mọi cách gây chia rẽ tôn giáo, khi kích lên những màn đấu tố của một số bà con lương dân bị chính quyền xúi giục nhằm bôi nhọ cá nhân Linh Mục Đặng Hữu Nam trong những ngày đầu tháng 5 vừa qua.

Chiến dịch đấu tố này là một chuỗi những thủ đoạn của ban tuyên giáo tỉnh Nghệ An nhằm trả thù việc Linh Mục Đặng Hữu Nam đã không chấp hành chỉ thị tổ chức “ăn mừng chiến thắng” ngày 30 tháng 4 năm nay. Trái lại, Linh Mục Đặng Hữu Nam đã cùng với Linh Mục Trần Đình Thục tổ chức cuộc tuần hành phản đối Formosa, với nhiều biểu ngữ coi ngày 30 tháng 4 là ngày tưởng niệm những nạn nhân đã chết trong cuộc nội chiến ở miền Nam Việt Nam do đảng CSVN phát động.

JPEG - 83 kb
Giáo dân Phú Yên tuần hành tưởng niệm biến cố 30/4, nhắc lại câu nói của cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: “Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy xem những gì Cộng sản làm.” Ảnh: TMCNN

Tức tối trước sự kiện này, Ban tuyên giáo Nghệ An đã sử dụng những đoàn thể ngoại vi nằm trong Mặt trận tổ quốc để tổ chức các cuộc mít tinh mang màu sắc đấu tố thô bạo, mà đảng thường dùng để uy hiếp tinh thần các nạn nhân.

Ngày 1 tháng 5, Ban tuyên giáo đã lôi kéo một số cựu chiến binh xã An Hòa, nơi Cha Nam đang quản nhiệm Giáo xứ Phú Yên, tham dự cuộc họp nhằm lên án Cha Nam đã có những phát biểu gọi là vi phạm pháp luật khi coi ngày 30/4 là ngày tang thương của dân tộc. Những cựu chiến binh tham dự cho biết là đã được Ban Tuyên giáo Huyện Quỳnh Lưu trả tiền cho những ai tham dự.

Sáng 3 tháng 5, Ban tuyên giáo tiếp tục lôi kéo một số cựu chiến binh thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu tham dự cuộc họp và ký tên vào bản phản đối cáo buộc Linh mục Đặng Hữu Nam đã xuyên tạc lịch sử, bóp méo sự thật về cái gọi là “ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4.”

Ngày 4 tháng 5, Ban tuyên giáo Nghệ An đã tổ chức cuộc họp của Hội cựu chiến binh Thành Phố Vinh tiếp tục nội dung đấu tố Linh mục Nam. Trong cuộc họp này, dưới sự chỉ đạo của Ban tuyên giáo, các cựu chiến binh tham dự đã phải ký vào bản kiến nghị áp lực Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, Tổng Giám Mục Giáo Phận Vinh có biện pháp ngăn chận và yêu cầu Linh Mục Nam chấm dứt việc làm mà họ vu cáo Cha là “xuyên tạc” ngày 30 tháng 4 và phải xin lỗi nhân dân cả nước.

JPEG - 65.9 kb
Ban tuyên giáo lôi kéo các cựu chiến binh phản đối LM Đặng Hữu Nam về những hành động gọi là “hoạt động xuyên tạc, phỉ báng chiến thắng 30-4-1975”.

Ngày 6 tháng 5, Ban tuyên giáo đã đổi thành phần tham dự đấu tố bằng cách huy động khoảng 2000 phụ nữ và trẻ em, mà Báo Nghệ An nói là các Hội viên thuộc Hội phụ nữ xã Sơn Hải, tham gia cuộc mít tinh không chỉ phản đối Linh Mục Nam mà còn đề nghị chính quyền, các cơ quan nhà nước truy tố và xử lý Linh Mục Đặng Hữu Nam bằng pháp luật. Có người còn đề nghị kết án Cha 20 năm tù.

Những diễn tiến của các cuộc đấu tố nói trên được tổ chức rất quy mô và tốn kém vì mỗi người tham dự được Huyện Quỳnh Lưu trả từ 50 ngàn đến 200 ngàn đồng. Mục đích chính của các cuộc tụ họp đấu tố này – như phát biểu chỉ đạo của ông Hồ Ngọc Dũng, phó chủ tịch Huyện Quỳnh Lưu là: ‘họ đã biểu tình ta, ta biểu tình họ,” vừa mang tính “trẻ con” trả thù vặt, vừa nói lên một số điều:

Thứ nhất, Ban tuyên giáo Nghệ An và lãnh đạo Huyện Quỳnh Lưu đã bị chạm “nọc” vì bị tê liệt trước những cuộc khiếu kiện của bà con ngư dân và giáo dân dưới sự lãnh đạo của Linh Mục Đặng Hữu Nam trong thời gian qua.

Thứ hai, giận mất khôn nhất là ở thế đường cùng, lãnh đạo Huyện đã phạm phải một điều tối kỵ là xóa bỏ sự thật về biến cố 30-4-1975, ngày nhắc nhở cả nước về tội lỗi và sai lầm của một hệ thống độc tài toàn trị vẫn còn tiếp tục đầy ải dân tộc. Chính họ đã xuyên tạc một vị lãnh đạo tôn giáo khả kính, dám nói lên sự thật, một người Việt yêu nước, thương dân dám đứng lên tranh đấu cho quyền lợi của những người đã mất trắng tài sản và cuộc sống vì tập đoàn Formosa và những kẻ đã bán rẻ lương tâm con người. Cáo buộc Cha Nam vì đã gọi đúng tính chất lịch sử của ngày 30 tháng Tư là “ngày đau thương của dân tộc” lãnh đạo Huyện tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa làm bùng phát sự phẫn uất của giáo dân ngày lên cao mà thôi.

Thứ ba, dùng tiền bạc để khuyến dụ những hội viên trong một vài đoàn thể ngoại vi của đảng CSVN tham dự một số cuộc đấu tố Linh Mục Đặng Hữu Nam cho thấy là nhà cầm quyền CSVN không nắm chính nghĩa, không thu phục được nhân tâm nên chẳng ai quan tâm.

JPEG - 64.7 kb
Những bình nước và sữa hộp được giáo dân Phú Yên chuẩn bị sẵn dọc đường để tiếp tế cho đoàn biểu tình phản đối LM Đặng Hữu Nam. Ảnh: Facebook.

Nói tóm lại, những âm mưu, lý cớ để đàn áp ngư dân và Linh Mục Đặng Hữu Nam của nhà cầm quyền CSVN chẳng qua là vì họ muốn cho chìm xuống thảm họa Formosa. Nhưng mọi toan tính chỉ càng làm cho bà con ngư dân và giáo dân thêm phẫn nộ và cương quyết hơn. Những cuộc đấu tố này chắc chắn sẽ không làm chùn bước bà con giáo dân tại Giáo xứ Phú Yên nói riêng, và toàn thể giáo phận Vinh nói chung, vì người ta nhìn thấy rõ chính quyền Tỉnh Nghệ An đang lúng túng và lo sợ.

Dường như Ban tuyên giáo và chính quyền Huyện Quỳnh Lưu chưa thấm bài học của biến cố Đồng Tâm xảy ra hôm 15 tháng 4. Đừng đẩy người dân vào chân tường khi mà quyền lợi và cuộc sống của họ đang bị đe dọa, cướp đi bởi những thông đồng giữa các nhóm lợi ích và tư bản đỏ trong guồng máy chính quyền.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.