Cơn bão biểu tình tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BKL (04/07/2011) – Cứ mỗi chủ nhật tại Hà Nội và Sài Gòn, người dân lại sẵn sàng cho một cuộc biểu tình vì Hoàng Sa – Trường Sa với lời kêu gọi trên các trang báo mạng không lề. Cảnh tượng đầu tiên dễ nhận thấy là việc cấm đường hiển nhiên của nhà chức trách. Ở Việt Nam dường như đã quá quen với việc “cái gì không quản được thì cấm” nên sự chấp nhận của người dân cũng có phần ôn hoà đúng như tính chất của cuộc biểu tình.

Lực lượng cảnh sát , cơ động đón đầu theo sát đoàn biểu tình từng bước và sẵn sàng chia cắt theo chiến lược đã được vạch sẵn để đoàn biểu tình nhanh chóng bị chia rẽ, đồng thời tranh thủ như kiểu “đánh lén ” thỉnh thoảng “nuốt” vài người yêu nước. Cuộc chiến thực sự bắt đầu khi “đàn cừu ” phản kháng đòi thả tự do cho vài con cừu lỡ bị bày sói tham lam đánh tỉa. Do lo sợ một trận giáp lá cà chăng mà bày sói đã có sự nhượng bộ chấp nhận? Âu cũng coi như là thắng lợi vậy !

Đoàn biểu tình đi trong thời tiết nắng nóng và tủi cực như chính cảnh sống của người Việt Nam đương đại. Những ông già bà cả tuổi đã ngoài 70 dắt chiếc xe đạp có lẽ là từ thời bao cấp, đội trên mái đầu bạc trắng là những khẩu hiệu ” HS – TS -VN” hay ”Chống Trung Quốc bành trướng xâm lược”. Nhìn nụ cười mãn nguyện của bậc cha ông mỗi khi thấy một người trẻ mang theo lá cờ tổ quốc, cất cao tiếng hát của dân tộc như một lời thề ”quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Đất nước cần thanh niên như dòng máu nóng của tuổi trẻ xây dựng nên bản sắc anh hùng Việt Nam. Nhưng một câu hỏi đặt ra là chúng ta chiến đấu vì cái gì? Vì sự bành trướng của Trung Quốc đã đến mức dân ta không còn chịu được ? Và biểu tình chống Trung Quốc thì người dân sẽ được lợi gì ? Nhà chức trách vì sao phải huy động lực lượng đông đúc đến vậy để theo dõi đoàn biểu tình ôn hoà đến mức vô hại kia? Ngàn đời nay Trung Quốc vẫn luôn lăm le chiếm Việt Nam với khát vọng của loài hổ đói. Khát vọng đó của Trung Quốc mạnh dần lên khi Việt Nam yếu dần đi. Trung Quốc ngày nay đang đánh giá Việt Nam vào thời kỳ yếu kém mạt vận ?

Nhìn những dụng cụ mang theo cho đoàn biểu tình là những nhạc, những kèn, những lá cờ và những biểu ngữ khi thì khiêm tốn ở một trang giấy khổ nhỏ A4, khi thì to tát bằng tấm chăn đắp với tất cả hừng hực khí thế mạnh mẽ đầy quyết tâm. Đoàn biểu tình tự hào hai tiếng Việt Nam trong sự ngỡ ngàng đến ngơ ngác của những người du khách. Họ tranh thủ hỏi han và chụp ảnh vì ở Việt Nam khác với xứ họ, chuyện biểu tình là một chuyện hi hữu. Những thanh niên Việt Nam đang từng đôi từng cặp tự tình bên bờ hồ cũng tỏ ra quan tâm chú ý chuyện gì đang xảy ra nhưng chưa sẵn sàng nhập cuộc cùng đám đông vì do hiểu biết hạn chế và tâm lý sợ dính dáng đến pháp luật .

Đoàn biểu tình cứ đi trong không khí ôn hoà, và lực lượng công an cảnh sát cũng vẫn được tiếp tục huy động để giữ gìn an ninh hay đàn áp. Một du khách nước ngoài người Nhật Bản trong lúc đoàn biểu tình chuẩn bị giải tán, các chiến sĩ áo vàng đang đứng hoặc ngồi nói chuyện nhàn tản đã tranh thủ hỏi chuyện “Excuse me, What is the Problem here?” (xin lỗi, ở đây xẩy ra chuyện gì vậy ạ?). Anh công an trả lời đầy tự tin “no speak english”. Cô gái xin lỗi bằng tiếng Anh và bỏ đi vì có thể hiểu được thứ tiếng Anh của người làm việc cho pháp luật đã giải thích .

Pháp luật Việt Nam không thích nói tiếng Anh và không cần nói tiếng Anh là điều hiển nhiên mặc dù Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Dường như tiêu chí cho một Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế còn rất xa vời và chuyện Việt Nam còn phải đối mặt với các vụ kiện tại sân chơi lớn vẫn là chủ đề cũ đến quen thuộc .

Chứng kiến không khí biểu tình ngày 03.07 vừa qua còn có đông đảo đoàn thí sinh dự thi kỳ thi tuyển sinh đại học đang tranh thủ đi thăm Hà Nội trước khi bắt đầu vào những ngày thi quan trọng . Có những em ngỡ ngàng vì thấy một đám đông vừa đi vừa hô hai chữ Việt Nam nhưng chắc chỉ không lâu nữa, khi trở thành sinh viên ở mảnh đất nghìn năm văn hiến này các em sẽ thấy và học được những thứ mà trường học chưa bao giờ dạy. Chúng ta hãy kiên nhẫn, chờ đợi.

Ai cũng chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí vì quá khứ đớn hèn và ti tiện của mình, đến lúc nhắm mắt xuôi tay có thể cảm thấy tự hào vì cả cuộc đời đã sống một cách hữu ích, cống hiến sức lực cho sự nghiệp giải phóng con người.

Tham gia biểu tình tại Hà Nội, 03/07/2011
Hoàng Liên Sơn

JPEG - 42.2 kb

JPEG - 50.6 kb

JPEG - 67.9 kb

JPEG - 33.8 kb

JPEG - 59.7 kb

JPEG - 54.2 kb

JPEG - 57 kb

JPEG - 42.5 kb

JPEG - 62.1 kb

Hoàng Liên Sơn (Báo Không Lề)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…