Lenin và đống rác lịch sử của nhân loại (phần 1)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vladimir Lenin, cha đẻ của cuộc cách mạng vô sản tại Nga, được các nhà sử học xếp vào hàng thứ năm trong số những lãnh tụ tàn bạo và khát máu nhất của thế kỷ thứ 20, sau Stalin, Mao Trạch Đông, Hitler và Tưởng Giới Thạch (*). Sự tàn bạo của ông đã là khuôn mẫu cho các chế độ cộng sản được hình thành sau này, và do đó, trước khi xẩy ra những cãi cọ, lủng củng trong hàng ngũ phong trào Cộng Sản Quốc Tế thì những chế độ vừa kể luôn luôn ca tụng Lenin là “bậc thầy vĩ đại”, là “lãnh tụ kiệt xuất”,…. Những ngày kỷ niệm cuộc cách mạng tháng 10 Nga, ngày sinh, ngày chết của Lenin đều được hầu hết các chế độ cộng sản tổ chức một cách trọng thể. Những lễ lạc đó đã chấm dứt sau khi khối các nước Cộng Sản Đông Âu tan vỡ vào cuối thập niên của thế kỷ trước, và sau đó, chính đế quốc Liên Xô cũng tan rã theo. Chỉ hoạ hằn còn lại một vài đảng Cộng Sản và một nhóm các cựu đảng viên Cộng Sản Liên Xô gần đất xa trời gắng gượng tưởng nhớ Lenin vào những dịp vừa kể. Bên cạnh đó, dù rằng vẫn còn một vài đảng Cộng sản trên thế giới đi theo chủ thuyết Mác-Lê, nhưng đến đầu thế kỷ 21 các đảng Cộng Sản Pháp, Ý, Ấn Độ, Nhật, v.v… cũng dẹp bỏ luôn cái gọi là “tư tưởng Mác – Lê” trong cương lĩnh của họ.

Riêng đảng Cộng Sản Việt Nam thì trước sau vẫn “kiên trì thờ phượng” Mác Lê, mặc dù từ lâu họ đã len lén dẹp bỏ những khẩu hiệu vốn đã ngự trị trên khắp công sở, phố phường, ngõ ngách từ hơn nửa thế kỷ qua, như “Chủ nghĩa Mác-Lênin vô địch…”, “Chủ nghĩa Mác-Lênin bách chiến bách thắng….”, v.v….; tuy vậy lễ lạc dành cho Lenin cũng không còn đình đám như trước. Ngoài những bài diễn văn chiếu lệ của giới lãnh đạo đảng nhắc nhở “công đức” của Lenin cho đảng viên của họ nghe với nhau, dân chúng chẳng mấy ai quan tâm đến ông ta nữa.

Ngày kỷ niệm sinh nhật lần thứ 141 của Lenin năm nay (22/4/2011), báo Quân Đội Nhân Dân lại nhắc nhở “công đức” Lenin cho “phải đạo” qua bài viết nhan đề: “Phải lựa chọn đặc biệt cẩn thận những cán bộ tốt”, nội dung hô hào mọi người phải quán triệt những “giáo huấn của Lenin” trong việc lựa chọn, bầu cử “người tài đức” trong cuộc bầu cử quốc hội sắp tới. Bài viết của tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng, học vị Phó Giáo Sư Tiến Sĩ, gọi Lenin một cách trịnh trọng bằng chữ “Người” viết hoa, viết về một vấn đề mà bất cứ một người dân bình thường nào cũng đều biết, mà chẳng cần phải nhờ đến những “giáo huấn” của Lenin. Sự lập lại những tư tưởng cũ rích, vô bổ của Lenin, với những lời tâng bốc nặng mùi nịnh bợ, đã cho thấy “trí tuệ” của cơ quan tuyên giáo đảng như thế nào. Chẳng cần đâu xa, ngay trong lịch sử Việt Nam đã có vô số những bài học về cách tuyển chọn nhân tài ra giúp nước trong các triều đại trước Lenin hàng mấy trăm năm. Nhìn ra thế giới, những nước tiên tiến có guồng máy quốc gia và việc tuyển chọn, xử dụng tài nguyên nhân lực hữu hiệu nhất, chẳng có nước nào phải học tập Lênin cả. Chỉ có CSVN chuyên cần “học tập và quán triệt” giáo huấn của Lenin, nên cho đến nay nghị quyết đại hội XI của đảng vẫn tiếp tục than thở như bao nhiêu năm trước rằng: “chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta ’chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới của đất nước’”.

Ông phó giáo sư tiến sĩ của tờ báo Quân Đội Nhân Dân qua bài báo này cũng nhập nhằng bảo rằng: “nhân dân trao cho cán bộ sử dụng quyền lực nhà nước để quản lý, tổ chức xây dựng xã hội mới, phục vụ nhân dân”….Có nhân dân nào trao cho cán bộ quyền lực nhà nước? Mấy chục năm qua, từ khi đảng Cộng Sản cai trị đất nươc đến nay, mọi chức vụ, vị trí thấp cao, to nhỏ đều do đảng Cộng Sản “cơ cấu” cho nhau để ăn chia, chứ có người dân nào được phép xen vào?

Trước khi bàn tiếp về Lenin, thiết tưởng cũng cần mở một dấu ngoặc ở đây để nói qua về ngành lý luận của đảng. Như vừa đề cập ở trên, sở dĩ ban Tuyên Giáo đảng cứ phải lên gân như vậy trong những dịp kỷ niệm, vì họ phải làm như vậy chứ chẳng còn con đường nào khác. Dù rằng có thể chính bản thân của nhiều người làm công tác lý luận trong đảng cũng nhận biết rằng họ chỉ làm cho có, cho…. “phải đạo”. Ai cũng biết, ngành lý luận của đảng từ thuở ông Hoàng Tùng làm Chủ Tịch Hội Đồng Lý Luận Trung Ương đến nay đã lâm vào ngõ cụt. Trước đây thì họ cũng chẳng giỏi giang gì, nhưng nhờ vào bức màn bưng bít thông tin, người dân bị trùm kín mít trong đó, nên họ vẫn nói thánh nói tướng được. Từ khi độc quyền thông tin của đảng bị phá vỡ từng mảng lớn do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong ngành truyền thông, thì ngành lý luận của đảng bị bại liệt. Chính giới lãnh đạo của đảng đã nhiều lần thú nhận điều này qua những than thở như “chưa chủ động tiến công” (tức là bị động), hoặc “chưa đi vào thực tế” (tức là chỉ mông lung, chung chung) v.v… chứ chẳng ai đặt điều “xuyên tạc” cả. Dù vậy, công bằng mà nói thì từ khi ông Đinh Thế Huynh lên cầm chịch, rồi leo được vào bộ chính trị, ngành tuyên giáo của đảng cũng đã lập được một điểm son. Đó là lãnh tụ Libya, ông Gaddafi, chắc đã thấm nhuần bài bản của ngành tuyên giáo CSVN để áp dụng cho bản thân ông, cho nên không chỉ một lần, mà ông ta đã mấy lần tuyên bố rằng “dân chúng Lybia tin yêu ông lắm”, và rằng “những người biểu tình đòi lật đổ ông rặt là bọn khủng bố”. Đây chính là những điều mà ban tuyên giáo của đảng CSVN vẫn lập đi lập lại từ mấy năm nay.

Trở lại chuyện ông Lenin, vấn đề cần đặt lại là, một con người như Lenin có đáng để tôn vinh như đảng CSVN vẫn kiên trì tôn vinh hay không? Để có sự đánh giá đúng đắn thì những sự thực về Lenin là điều phải được đưa ra mổ xẻ. Từ những sự thực đó, vị trí của Lenin đang ở đâu trong giòng lịch sử của nhân loại? Đó là những vấn đề sẽ được trình bày trong những phần kế tiếp của bài này.

— –

(*) The Soviet Union (http://www.markhumphrys.com/soviet.html)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.