Hội thảo chính trị về âm mưu xâm lược Việt Nam của Trung Cộng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Houston: Nhân kỷ niệm 36 năm trận hải chiến Hoàng Sa và tưởng niệm 74 chiến sĩ Hải quân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến chống lại sự xâm lược của quân đội Trung cộng vào ngày 19 tháng 1 năm 1974, Cơ sở đảng Việt Tân tại thành phố Houston đã tổ chức một buổi hội thảo chính trị với chủ đề “Âm mưu xâm lược Việt Nam của Trung Cộng: vai trò tay sai của đảng CSVN trong tiến trình xâm lược đó, và Người Việt ở trong và ngoài nước phải làm gì để ngăn chận hiểm họa này”.

JPEG - 22.5 kb
Ông Đặng Quốc Việt, Đại diện Cơ sở Đảng Việt Tân tại Houston.

Buổi Hội Thảo được khai mạc vào lúc 1 giờ 30 chiều ngày 23 tháng 1 năm 2011, tại Trung Tâm Sinh Hoạt Sài Gòn Plaza, Houston, với sự tham dự của hơn 100 đồng hương Houston và quý vị đại diện các chính đảng, tổ chức và Cộng đồng. Sau phần nghi thức khai mạc và giới thiệu quan khách, ông Đặng Quốc Việt, đại diện Cơ sở đảng Việt Tân tại Houston đã trình bày về ý nghĩa của buổi Hội Thảo. Ông cho biết đây là buổi sinh hoạt tiếp nối cuộc biểu tình chống sự xâm lược của Trung Quốc trên các biển đảo Việt Nam nhân ngày tưởng niệm Hoàng Sa trước Tòa Tổng Lãnh sự Trung Cộng vào sáng ngày 19 tháng 1 năm 2011. Ông Việt cũng đã kêu gọi mọi người tham dự chia xẻ ý kiến để tìm ra những hành động thực tế mà mọi người có thể đóng góp hầu bẻ gãy mọi âm mưu xâm lược Việt Nam hiện nay của Trung Cộng.

JPEG - 25.2 kb
Ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân

Kế đến ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư Đảng Việt Tân đến từ tiểu bang California đã trình bày về những kế hoạch lấn chiếm biển Đông và những tham vọng bành trướng lực lượng hải quân của Trung Cộng để đối đầu với Hoa Kỳ tại vùng Đông Á nói riêng và Á Châu Thái Bình Dương nói chung. Ông Lý Thái Hùng nhắc đến bản tin của tờ nhật báo Asahi, một trong ba tờ Nhật báo lớn nhất của Nhật Bản, loan tải về việc Bắc Kinh đã giao cho quân khu Quảng Châu soạn thảo kế hoạch chi tiết nhằm tiến chiếm biển Đông. Kế hoạch này được soạn thảo từ đầu năm 2009 và đã được các hạm đội Đông Hải, Nam Hải tập huấn trong suốt năm 2010. Kế hoạch tiến chiếm biển Đông của Bắc Kinh nằm trong tham vọng kiểm soát toàn bộ Á Châu Thái Bình và loại các ảnh hưởng của Hoa Kỳ ra khỏi Á Châu vào năm 2025.

Trong khi đó, về sự xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam, ông Lý Thái Hùng cho rằng nó không diễn ra bằng sự chiếm đóng quân đội như những thế kỷ trước đây mà là bằng những khống chế về mặt kinh tế, chính trị, an ninh và quân sự để Việt Nam luôn luôn nằm trong quỹ đạo ảnh hưởng của Bắc Kinh. Theo diễn giả, từ khi Cộng sản Việt Nam nối lại quan hệ với Trung Quốc sau khi khối Liên Xô tan rã vào năm 1991 cho đến nay đã là 20 năm, Việt Nam đang bị đẩy vào tình trạng Bắc Thuộc qua sự tự nguyện làm tay sai của Bộ chính trị đảng CSVN đối với lãnh đạo Trung Quốc. Muốn thoát ra khỏi vòng nô lệ của Trung Quốc và dành lại những phần lãnh thổ, biển đảo đang bị Bắc Kinh chiếm đóng, dân tộc Việt Nam phải chọn hành động đối đầu với Bắc Kinh trên mọi lãnh vực một cách quyết liệt và nhất là phải nhanh chóng chấm dứt tình trạng cai trị nô lệ, tay sai của thiểu số lãnh đạo Hà Nội.

JPEG - 35.4 kb
Quan cảnh buổi Hội Thảo Chính Trị tại Houston ngày 23/1/2011.

Sau phần trình bày của ông Lý Thái Hùng, buổi Hội Thảo đã diễn ra sôi nổi với phần đóng góp ý kiến của quý đồng hương. Ông Lê Phát Minh (Liên Minh Dân Chủ Việt Nam) cho rằng qua kết quả đại hội XI, đảng CSVN bị suy yếu vì nội bộ phân hóa với những đấu đá giữa các phe quyền lực, trong đó khuynh hướng chống các ảnh hưởng của Trung Cộng đang manh nha xuất hiện. Ông cho rằng đây là cơ hội tốt cần khai dụng để vừa gia tăng hàng ngũ phản kháng chống Bắc Kinh, vừa tạo điều kiện phát triển sự lớn mạnh của phong trào dân chủ hóa tại Việt Nam. Giáo sư Nguyễn Chính Kết (Khối 8406) cho rằng ý thức chống hiểm họa Trung Quốc đã trở thành một khát vọng chung nhưng làm sao tạo sự đoàn kết giữa các đoàn thể, đảng phái, cộng đồng là chìa khóa quan trọng để tạo sức mạnh đấu tranh chung. Ông Nguyễn Công Bằng (Đảng Vì Dân) cho rằng muốn dành lại các lãnh thổ đang bị Trung Cộng xâm lược, chúng ta phải nhanh chóng tạo áp lực chấm dứt chế độ độc tài CSVN thì dân ta mới có cơ hội vùng lên đoàn kết thành một khối chống Bắc Kinh một cách hiệu quả.

Buổi hội luận kéo dài đến gần 4 giờ mới chấm dứt với nhiều phát biểu xoay quanh các đề nghị thiết thực như cùng nhau ủng hộ lời kêu gọi của Hòa Thượng Thích Quảng Độ tẩy chay không sử dụng hàng hóa làm tại Trung Cộng; tham gia mặc áo trắng vào các ngày 1 và 15 hàng tháng đồng thời tiếp tay quảng bá tinh thần đấu tranh của Linh Mục Nguyễn Văn Lý để từng bước tạo điểm hội tụ, dấy lên phong trào “Dân là Chủ” tại Việt Nam như người dân Tunisia đã đứng lên chấm dứt chế độ Ben Ali giành lại tự do dân chủ sau 23 năm sống trong chuyên chế độc tài.

Lê Nguyên

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…