Biểu tình và tuyệt thực nhân ngày Quốc tế Nhân Quyền tại Washington DC

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhân ngày Quốc tế Nhân Quyền 10/12/2010, đảng Việt Tân đã tổ chức một cuộc biểu tình và tuyệt thực 24 tiếng trước tòa đại sứ CSVN tại Hoa Thịnh Đốn, bắt đầu từ ngày 10/12 và kết thúc vào lúc 2:30 chiều ngày 11/12/2010.

Đáp lời kêu gọi của Ban Tổ Chức, hàng trăm đồng bào đã cùng nhau có mặt tại bùng binh Sheridan Circle tọa lạc tại đường Massachusetts NorthWest và đường R NorthWest. Các tham dự viên đến từ xa như Toronto (Canada), Washington DC, Botton, Philadelphia, Florida, Denver, Kansas, Bắc Cali, Nam Cali và Hawaii.

Thời tiết buổi sáng ngày 10/12 tuyết bắt đầu rơi nhẹ lất phất với nhiệt độ 30 độ F (-1 độ C) khi cuộc biểu tình và tuyệt thực khai mạc lúc 11:30 trưa trước tòa đại sứ CSVN. Ông Hoàng Tứ Duy đại diện Ban Tổ Chức tuyên bố lý do cuộc biểu tình và tuyệt thực nhân ngày Quốc tế Nhân Quyền. Đoàn biểu tình đã đưa cao chân dung phóng lớn của những nhà bất đồng chính kiến đang bị giam giữ trong nước. Sau đó đoàn biểu tình di chuyển đến văn phòng làm việc của CSVN tọa lạc tại số 1233 đường 20th NW. Tại đây ông Đỗ Hồng Anh, Chủ tịch cộng đồng người Việt vùng Hoa Thịnh Đốn và phụ cận đã lên phát biểu và có lời chào mừng đồng bào đã có mặt. Sau đó linh mục Phạm Văn Chính đến từ Florida đã lên phát biểu và chia sẻ. Những khẩu hiệu đấu tranh được hô liên tục tại văn phòng làm việc của CSVN, và sau đó đoàn biểu tình di chuyển về lại bùng binh Sheridan Circle. Trên suốt đoạn đường di chuyển, các khẩu hiệu được hô vang: “Human Rights for Vietnam NOW”, “Release All Activists NOW”, “Democracy for Vietnam” v.v… được sự chú ý của người ngoại quốc.

Vào lúc 1:30 trưa là lễ khai mạc tuyệt thực. Kế đến là phần giới thiệu 14 tình nguyện viên tham gia tuyệt thực 24 giờ; Lm. Phạm Văn Chính đại diện đoàn tuyệt thực và các tuyệt thực viên đã có những lời chia sẻ với các tham dự viên. Sau đó các tuyệt thực viên vào khu vực tuyệt thực, tại đây các tuyệt thực viên đã viết thư thăm hỏi, chia sẻ đến các nhà đấu tranh đang bị CSVN giam cầm và cùng với đồng bào hát những bài hát đấu tranh và xem dương ảnh.

Đến 7 giờ tối, với thời tiết se lạnh, đoàn tuyệt thực và đồng bào đã tổ chức một buổi thắp nến và tâm tình cùng với các nhà đấu tranh dân chủ trong nước như: Lm. Phan Văn Lợi, Hòa thượng Thích Thiện Minh, Ls. Lê Trần Luật, anh Nguyễn Ngọc Quang, Ls. Lê Thị Công Nhân và ông Nguyễn Thanh Bình, chủ tịch cộng đồng Việt Nam tiểu bang Massachusetts. Buổi thắp nến tâm tình diễn ra trong tinh thần tương kính giữa người ở trong nước và ở hải ngoại.

Sáng sớm ngày 11/12/2010, một nhân viên tòa đại sứ Lebanon đã mang cà phê đến tặng cho đoàn biểu tình và các tuyệt thực viên. Sau đó các tuyệt thực viên cùng đoàn biểu tình đã tuần hành quanh bùng binh trong khi hô khẩu hiệu: “Human Rights for Việt Nam”; “Democracy for Việt Nam, What we want: Freedom – Where we want: Việt Nam – When We Want: Now Now Now”; “CSVN: Ác với Dân – CSVN: Hèn với giặc”. Những tiếng hô nhịp nhàng, đồng loạt làm náo nức người tham dự. Đến 1 giờ trưa là phần tuyên đọc bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, được tiếp nối với phần chia sẻ của ông Nguyễn Văn Tần và ông Đỗ Hồng Anh; sau đó Ban tổ chức tuyên bố buổi tuyệt thực 24 giờ chấm dứt và ông Nguyễn Quốc Quân và cô Trần Thiên Mây đã đại diện cho các tuyệt thực viên lên chia sẻ cảm tưởng sau 24 giờ tuyệt thực.

Buổi biểu tình kết thúc vào lúc 3 giờ chiều ngày 11/12/2010. Mọi người hẹn gặp lại nhau trong các cuộc biểu tình vì dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam trong tương lai.

Thanh Liêm tường trình từ Washington DC

— –

Sau đây là danh sách 14 tuyệt thực viên:

1. Linh mục Phạm Văn Chính, cư ngụ tại Florida. Trước 1975, LM Phạm Văn Chính là chính xứ họ đạo Thạnh Phú, Kiến Hoà. Từng là giáo sư giảng dạy tại nhiều trường trung học trong tỉnh. Sau 1975, ông bị CSVN giam giữ, khủng bố thường xuyên; vựợt biên sang Mã Lai và đến Hoa Kỳ vào năm 1986.

2. Tiến sĩ toán học Nguyễn Quốc Quân, UV Trung Ương Đảng Việt Tân. Ông đã từng bị CSVN giam giữ 6 tháng vào cuối năm 2007 khi trở về Việt Nam quảng bá phương pháp đấu tranh bất bạo động do Đảng Việt Tân chủ trương.

3. Bà Nguyễn Vinh Tuyến, 57 tuổi, cư ngụ tại Wilmington, Massachusetts. Có gia đình 4 con gồm 2 trai và 2 gái đã tốt nghiệp đại học. Chồng của bà là một quân nhân thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, bị bắt làm tù binh và được phóng thích vào năm 1976. Bà vượt biên đến Philippines năm 1982 . Đinh cư tại tiểu bang Massachusetts , hiện là tiểu thương gia tại thành phố Medford.

4. Cô Lư Thị Thu Duyên là một dân oan đã từng tham dự nhiều cuộc biểu tình tại 210 Hoàng Văn Thụ Saigon để đòi nhà cầm quyền CSVN trả lại đất đai mà họ đã chiếm đoạt nhiều năm. Cô đã nhiều lần bị cơ quan an ninh CSVN đàn áp khốc liệt. Tòa tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Saigon để nghị và đồng ý để cô được t ỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ . Cô đến Hoa Kỳ vào tháng 12 năm 2009 cho đến hôm nay đúng 1 năm, hiện đang sống tại thành phố Boston, Massachusetts.

5. Ông Nguyễn Việt Quyền, cư ngụ tại Denver, Colorado; nguyên Phó Tịch Cộng Đồng Việt Nam Colorado. Ông là một khuôn mặt quen thuộc trong các sinh hoạt cộng đồng và đấu tranh tại Denver. Ông là Đảng viên Việt Tân.

6. Bà Nguyễn Quế Hương là một người sinh hoạt lâu năm trong Cộng Đồng Việt Nam Colorado, qua nhiều nhiệm kỳ.

7. Ông Trần Tường, cư ngụ tại Orange county, một người sinh hoạt đấu tranh lâu năm từ ngày sang Mỹ tỵ nạn từ đầu thập niện 80.

8. Ông Trương Văn Ba, thương gia và chủ bút Ha Uy Di Thời Báo, cư ngụ tại Hawaii. Ông đã từng bị CSVN giam giữ vào cuối năm 2007 khi trở về Việt Nam quảng bá phương pháp đấu tranh bất bạo động do Đảng Việt Tân chủ trương.

9. Ông Nguyễn Ngọc Kim, cư ngụ tại Philadelphia, Pennsylvania, cựu quân nhân QLVNCH. Ông là Đảng viên Việt Tân.

10. Cô Mai Hoa, cư ngụ tại New Jersey.

11. Cô Trần Thiên Mây, 23 tuổi, cư ngụ tại Toronto, sinh viên năm thứ 3 Khoa Học Tổng Quát tại đại học York, North York. Cô hiện là Đoàn Trưởng Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu tại Toronto, một đoàn thể quy tụ nhiều thanh niên sinh viên Việt Nam có lòng quan tâm đến vận mạng của đất nước. Cô đã tham gia nhiều sinh hoạt trong cộng đồng qua nhiều lĩnh vực như: văn hóa, xã hội và chính trị. Năm 2008 cô chính thức trở thành đảng viên Việt Tân.

12. Ông Nguyễn Bá Tứ nguyên quán tại Hải Dương. Ông rời Việt Nam năm 1985. Hiện đã về hưu. Ông Tứ tham gia đấu tranh vì mong muốn được nhìn thấy một Việt Nam thực sự có tự do, dân chủ. Dù không phải là đảng viên Việt Tân nhưng ông luôn tin tưởng và hưởng ứng mọi lời kêu gọi của VT trong việc mưu cầu hạnh phúc cho dân VN. Ông hiện cư ngụ tại thủ đô Ottawa, Canada.

13. Ông Đinh văn Cận, đến trại tỵ nạn Nhật Bản vào năm 1980. Tham gia đấu tranh từ khi biết đến MTQGTNGPVN năm 1983 trong trại tỵ nạn Nhật Bản. Sau đó ông đi định cư tại Canada và tiếp tục hoạt động cho đến hôm nay. Hiện ông Cân là Chuyên viên địa ốc tại Toronto, Canada.

14. Cô Trương Hồng Trang, Orange county, California, làm việc trong ngành bảo hiểm. Cô tuyệt thực để phản đối nhà cầm quyền CSVN bắt bớ và đàn áp những nhà đấu tranh cho tự do dân chủ, nhân quyền tai Việt Nam và trấn áp quyền tự do thông tin trên internet.

JPEG - 86.7 kb

JPEG - 81.2 kb

JPEG - 75.4 kb

JPEG - 70.5 kb

JPEG - 60.7 kb

JPEG - 62.9 kb

JPEG - 72 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.