Người Việt cùng dân Nhật chống bá quyền trên biển

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Các cuộc biểu tình, hội thảo và nhiều sinh hoạt khác đã được tổ chức suốt từ ngày 6 đến ngày 14 tháng 11 tại Tokyo và Yokohama, nhân hội nghị APEC, để dân chúng công khai bày tỏ sự phẫn nộ và đòi hỏi chính phủ Nhật phải có chính sách đối phó với tham vọng khống chế biển tại Đông Á và Đông Nam Á. Cộng đồng người Việt tại Nhật Bản đã tích cực tham gia không chỉ trong vai trò tham dự viên, mà còn là một phần trong ban tổ chức. Mục tiêu chính là để tố giác trước thế giới việc Bắc Kinh xâm chiếm Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam, và cực lực phản đối việc Hà Nội bịt miệng người dân yêu nước cũng như chấp nhận làm ngơ những cảnh bắn giết ngư dân Việt trên biển Đông.

Đến nay thì hầu hết dân Nhật đã có cơ hội xem đoạn phim tàu đánh cá Trung Quốc cố tình đâm vào tàu chiến của Nhật để tạo biến sự. Đoạn phim này đã lọt ra diễn đàn YouTube và khiến dân chúng Nhật thật sự quan tâm về hiểm họa bị Bắc Kinh xâm lấn. Vì vậy, tiếp theo cuộc biểu tình tại Tokyo vào ngày 6/11, một cuộc biểu tình lớn thứ 2 đã diễn ra tại Yokohama vào ngày 13/11 trong không khí sôi sục.

Cộng đồng người Việt đã giương cao nhiều biểu ngữ bằng tiếng Anh, Nhật, Việt tuyên nhận chủ quyền Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa. Trước hàng ngàn người biểu tình, ông Ngô Văn, đại diện cho người Việt Nam có mặt tại chỗ và trên khắp nước Nhật, đã lên tiếng tố cáo Trung quốc xâm lăng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt nam, và các hành động thuộc loại “cướp biển” đối với ngư dân Việt. Trước tai họa chung, ông Văn kêu gọi người dân Nhật hãy cùng hợp tác với dân tộc Việt Nam để chống Hiểm Họa Bắc Triều. Lời kêu gọi này đã được sự nhiệt liệt tán đồng của làn sóng người biểu tình.

Được biết, ban tổ chức, bao gồm nhiều học giả, dân biểu, nghị sĩ, khi lên kế hoạch lúc đầu về biểu tình và hội thảo, chỉ chú trọng đến việc phản đối Trung quốc xâm lược biển Đông. Nhưng đại diện người Việt trong ban tổ chức đã đề nghị phải thêm chủ đề Nhân Quyền vào chương trình, vì đây là chìa khóa giải quyết tận gốc rễ các vấn đề trong toàn vùng Á Châu, kể cả việc Trung Quốc gây hấn và bành trướng. Đề nghị này được mọi người tán đồng nên chủ đề chính của các cuộc biểu tình và hội thảo là Tự Do Nhân Quyền Cho Á Châu & Chống Trung Quốc Xâm Lược Biển Đông.

Trong tinh thần đó, mọi người tại cuộc biểu tình đã có cơ hội hướng mắt về một bức hình lớn. Trong đó linh mục Nguyễn Văn Lý đang bị công an bịt miệng ngay trước tòa án của chế độ. Bức hình này diễn tả đầy đủ và tiêu biểu cho tình trạng nhân quyền bị chà đạp tại Việt Nam hiện nay. Người dân Việt đang bị chế độ CSVN cướp đi tất cả các quyền con người, kể cả quyền yêu nước và bảo vệ đất nước.

Điều đáng chú ý nhưng không làm ai ngạc nhiên là sự vắng mặt tuyệt đối của các đại diện sứ quán CSVN tại Nhật. Các thành viên của phái đoàn Nguyễn Minh Triết đang có mặt tại Nhật để tham dự hội nghị APEC cũng hoàn toàn vắng bóng. Ngay cả đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV) có văn phòng tại Tokyo cũng không dám tường thuật, mặc dù đây là biến cố có hàng trăm các hãng thông tấn quốc tế đến ghi nhận và thông tin. Thế mới biết, tất cả những nỗ lực của nhà cầm quyền Hà Nội để chống Trung quốc xâm lăng lãnh thổ và lãnh hải của người Việt Nam cho đến giờ chỉ là vài câu phát biểu của người phát ngôn bộ ngoại giao VN. Cảnh tượng này vô cùng trái ngược với thái độ hùng hổ của những lực lượng bủa vây, trấn áp, bắt bớ, giam cầm các tiếng nói yêu nước ngay trên đất Việt. Giới lãnh đạo Hà Nội còn trơ trẽn hơn nữa khi khoe ra đủ loại bắp thịt quân sự vào ngày 10/11 vừa qua, gọi là để chống khủng bố tưởng tượng trên sông Hồng. Trong khi đó, cảnh khủng bố thật của hải quân Trung Quốc bủa lên đầu ngư dân Việt đã và đang xảy ra suốt hơn 5 năm qua tại biển Đông lại chẳng thấy một bóng hình công an hay hải quân gốc Việt nào.

Thay vào đó chỉ có loại tuyên bố như của Thứ Trưởng Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh. Khi được hỏi tại sao hải quân Việt Nam không bảo vệ ngư dân Việt, ông trả lời “Hải quân không lo việc hành chính dân sự”. Câu nói đó có nghĩa là các lãnh đạo Hà Nội quan niệm rằng việc Bắc Kinh dùng quân của họ để áp đặt các luật hành chính lên dân Việt trên biển Việt Nam là chuyện đương nhiên, và không dính dáng gì đến trách nhiệm của Hải quân Việt Nam!

Đã đến lúc dân tộc Việt Nam phải nhận chân sự thật là không có hy vọng gì giới lãnh đạo hiện nay sẽ nghĩ đến việc bảo vệ đất nước. Dân tộc Việt phải tự làm việc đó. Và bước đầu tiên là bằng mọi cách phản đối hiểm họa Bắc triều bằng tiếng Việt ngay tại Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng và trên toàn đất nước. Vì trách nhiệm trước tổ tiên và các thế hệ Việt Nam tương lai, chúng ta phải cương quyết thực hiện điều này cho bằng được và hãy khởi động ngay bằng những việc nhỏ trong tầm tay.

JPEG - 85.3 kb

JPEG - 74.7 kb

JPEG - 73.9 kb

JPEG - 91 kb

JPEG - 64.6 kb

JPEG - 88.5 kb

JPEG - 78.7 kb

JPEG - 95.5 kb

Xem đoạn video về cuộc biểu tình tại Yokohama nhân Hội nghị APEC: http://www.youtube.com/watch?v=50VF-38SZIo&feature=youtube_gdata

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.