Cộng đồng người Việt Úc Châu yêu cầu can thiệp cho bà Võ Hồng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu
PO Box 2115 Footscray VIC 3011
Tel: 0411 756 552 – Email: sicmaa.nguyen@gmail.com

Ngày 12 Tháng 10 năm 2010

Kính gửi:
Dân Biểu Kevin Rudd
Tổng Trưởng Ngoại Giao
Quốc Hội Liên Bang Úc Châu
Canberra, ACT 2600

Liên quan tới việc Bà Võ Hồng, một công dân Úc gốc Việt tại tiểu bang Victoria, bị Nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ ở Việt Nam.

Thưa Ông,

Chúng tôi muốn được lưu ý Ông về việc nhà cầm quyền Việt Nam bắt bớ và giam giữ mới đây nhất một công dân Úc gốc Việt là Bà Võ Hồng, một cư dân tại thành phố Melbourne, tiểu bang Victoria, vào ngày 10 Tháng 10 năm 2010 tại Sài Gòn.

Chúng tôi được biết là Bà Võ Hồng, một công dân Úc, và cũng là đảng viên của Đảng Việt Tân (là một tổ chức đấu tranh cho dân chủ với các thành viên ở trong và ngoài nước Việt Nam), là người vẫn tranh đấu cho công bằng xã hội và thay đổi dân chủ bằng những phương thức công khai và ôn hoà tại Việt Nam. Bà Võ Hồng đã tham dự một cuộc tụ họp công khai ôn hoà tại Hà Nội vào ngày 9 Tháng 10 năm 2010 kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam phải có thái độ và bảo vệ quyền tự chủ của Việt Nam đối với việc Trung Quốc xâm lấn đất và biển của Việt Nam.

Là một công dân Úc quan tâm đến vấn đề nhân quyền trên thế giới, bà Võ Hồng phải được quyền công khai phát biểu quan điểm của mình một cách ôn hoà bất bạo động ở bất cứ đâu.

Cộng đồng chúng tôi lo lắng về vấn đề sức khoẻ và sự an toàn của Bà Võ Hồng vì việc bắt giữ Bà Võ Hồng là tiếp nối của một chuỗi những bắt bớ và giam giữ gần đây của một số những nhà tranh đấu cho nhân quyền cũng như những nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam, mà 4 người trong số đó là thành viên của Đảng Việt Tân, mà chúng tôi đã lưu ý Ông cách đây chỉ vài ngày.

Chúng tôi kêu gọi Ông khẩn lưu tâm đến việc Bà Võ Hồng bị giam giữ và yêu cầu lãnh sự quán Úc làm tất cả những gì có thể làm được để bảo đảm là bà Võ Hồng được an toàn và được trả tự do về Úc.

Chúng tôi mong nhận được thật sớm tin cập nhật từ quý Bộ liên quan đến vấn đề này.

Cám ơn sự giúp đỡ của Ông.

Kính thư

Nguyễn Thế Phong
Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu.

Bản sao gửi đến Ông Kelvin Thomson, Dân Biểu Liên Bang Đơn Vị Will

Word - 243.5 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu trong họp báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hà Nội hôm 20/6/2024. Ảnh minh họa: Minh Hoang/ Pool/ AFP

Bài viết “chạy tang” cho Nguyễn Phú Trọng do Tô Đại tướng đứng tên

“Tiên đế vừa nằm xuống, ngự thi chưa nguội lạnh, sự ganh đua quyền bính đã lộ diện…” Bài viết “chạy tang” đã phải điều chỉnh thời điểm công bố đến ba lần (lần lượt các ngày 19, 20 và 21/7). Điều này có báo trước cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm hay không tại Hội nghị Trung ương bất thường tới đây?

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).