Những việc cần làm về nhân quyền cho Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

CTM chuyển dịch

Bà Hillary Clinton có thể dùng chuyến viếng thăm Việt Nam trong tuần này để thúc đẩy tự do tại Việt Nam

Khi bà Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tới Việt Nam vào ngày 22/7 để tham dự Hội Nghị Vùng của Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á thì Bà sẽ đặt chân tới một quốc gia năng động với đa số dân chúng mong muốn một quan hệ chính trị và kinh tế tốt đẹp với Hoa Kỳ. Với quan hệ ngoại giao được hoàn toàn bình thường hoá sau 15 năm với nỗ lực đôi bên, bà Clinton bây giờ phải chú tâm vào những bước kế tiếp. Sẽ hữu ích hơn nếu chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam quan tâm tới quyền lợi lâu dài của cả hai quốc gia – đó là một nước Việt Nam tự do và tân tiến.

Trong lãnh vực kinh tế, Việt Nam đang từ bỏ một mô hình kinh tế tập trung đã thất bại. Tuy nhiên, Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn tiếp tục bám víu vào độc quyền chính trị. Những mâu thuẫn nội tại giữa một nền kinh tế mở rộng và một bối cảnh chính trị khép kín đã thể hiện qua nhiều hình thức, trong đó một số ảnh hưởng đến quyền lợi của giới kinh doanh Hoa Kỳ. Chẳng hạn như tham nhũng, vẫn là một vấn đề quan trọng mà hệ thống báo chí không có tự do lại cố gắng đi kiểm soát, và khối quần chúng thiếu tự do không thể quy trách nhiệm cho giới thẩm quyền. Qua việc thúc đẩy cởi mở, bà Clinton có thể giúp cả hai dân tộc Hoa Kỳ và Việt Nam.

Một cách để thực hiện việc nói trên là bà Clinton mang đến Việt Nam một thông điệp mà Bà đã gửi đến những nơi khác: đó là sự quan trọng của tự do internet. Việc sử dụng internet tại Việt Nam đã gia tăng theo cấp lũy thừa với khoảng 25 triệu người sử dụng hiện nay. Tuy nhiên, cộng đồng cư dân mạng tại Việt Nam, bao gồm nhiều người trẻ và năng động, đang phải đối đầu với sự gia tăng kiểm duyệt. Một nghị quyết của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội được ban hành vào Tháng Tư bắt buộc tất cả những cơ sở cung cấp dịch vụ internet lẻ như khách sạn, quán cà phê, phải cài đặt một nhu liệu nhằm kiểm soát người sử dụng cũng như phải báo cáo cho nhà nước những sự vi phạm. Những định nghĩa chung chung của sự vi phạm bao gồm “lạm dụng internet” để chống đối chính phủ, tiết lộ những bí mật quốc gia hay cung cấp những thông tin xuyên tạc. Trong khi đó, những người muốn dùng Facebook và những mạng nối kết xã hội khác phải tìm cách vượt thoát sự kiểm duyệt vì Bộ Công An đã chỉ thị cho những dịch vụ cung cấp internet phải ngăn chặn việc truy cập.

JPEG - 33.7 kb
Bà Trần Khải Thanh Thuỷ được hộ tống ra khỏi một toà án tại Hà Nội, Việt Nam, vào ngày Thứ Sáu, 16/4/2010

Những giới hạn internet mà người dân Việt Nam gặp phải hàng ngày đi ngược lại mục tiêu mà nhà nước rêu rao là phát triển một nền kinh tế tri thức. Những giới hạn đó cũng cản trở kế hoạch của Hoa Kỳ nhằm hỗ trợ giáo dục cấp cao ở Việt Nam. Một kế hoạch được bàn thảo nhiều để thiết lập những đại học kiểu Mỹ ở Việt Nam sẽ không còn ý nghiã nếu không có tự do truy cập thông tin.

Ngoài việc kêu gọi nước chủ nhà dẹp bỏ việc kiểm duyệt internet, bà Clinton cũng có thể cải thiện nhân quyền ở Việt Nam bằng cách cùng với các dân biểu Hoa Kỳ kêu gọi việc trả tự do cho những nhà đấu tranh nhân quyền tại Việt Nam, trong đó có 3 phụ nữ nổi tiếng là nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, luật sư Lê Thị Công Nhân và nhà đấu tranh mạng là cô Phạm Thanh Nghiên. Trường hợp của Bà Thủy đặc biệt cần quan tâm đối với những ai lưu tâm vào một hệ thống luật pháp cởi mở và công bằng ở Việt Nam. Theo các nhân chứng thì bà Thủy đã bị công an đánh đập tại nhà của Bà vào tháng 10/2009 để trả đũa việc Bà tham dự các phiên xử của những nhà dân chủ. Sau đó Bà bị truy tố về tội hành hung. Truyền thông của nhà nước đã phổ biến bức hình một người đàn ông với máu me và cáo buộc là đã bị bà Thủy, một người chỉ cao có một thước rưỡi, hành hung. Ngược lại, những nhà dân báo đã chứng minh là bức hình đó đã được chụp vào năm 2005 và người ta đã dùng kỹ thuật photoshop sửa chữa để ra vẻ là được chụp vào thời điểm kể trên. Và bà Thủy đã bị kết án 3 năm rưỡi tù vì cáo buộc phi lý kể trên.

Cô Nhân là một luật sư tranh đấu cho nhân quyền. Cô bị quản chế tại gia vì đòi hỏi dân chủ đa đảng. Trước khi bị bắt cô đã phân tích về một nghị quyết cho phép công an giam giữ người dân nhiều năm mà không xét xử là vi phạm Hiến Pháp Việt Nam. Cô Nghiên bị vấn đề với công an vì đã cố tổ chức một cuộc biểu tình ôn hoà chống lại cuộc rước đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh vào năm 2008 và phổ biến những cảnh ngộ khốn khổ của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc tấn công trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông mà theo lịch sử thuộc về nước Việt Nam. Cô Nghiên bị bắt giam vì công khai chống đối chính sách của nhà nước đối với Trung Quốc.

Chuyến thăm viếng của bà Clinton là cơ hội để nêu lên những trường hợp kể trên. Trong khi một số quan sát viên cho rằng việc Hà Nội đàn áp hiện nay của Hà Nội là tiền đề cho Đại Hội Đảng Cộng Sản vào Tháng Giêng năm tới và vì vậy là điều có thể hiểu và lờ đi, nhà nước Việt Nam vẫn không tránh khỏi những áp lực từ bên ngoài. Hà Nội mong đợi một chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng Thống Obama vào cuối năm nay cùng với củ cà rốt kinh tế như Trans Pacific Partnership. Chế độ đã có một số tiến bộ trong quá khứ trên lãnh vực tôn giáo khi bị Hoa Kỳ chỉ trích nhưng những cải thiện này rốt cuộc rồi chỉ là phù du khi áp suất giảm đi. Điều này cho thấy là nếu bà Clinton đặt vấn đề nhân quyền với Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp tục duy trì áp lực thì Bà có thể thực sự giúp ích cho Việt Nam.

Nêu lên những vấn đề nhậy cảm này có thể là một sự phiền phức. Tuy nhiên cái nhìn về quyền lợi của Hoa Kỳ trong vùng một cách ngắn hại là một sự thiển cận. Với dân số 86 triệu và những triển vọng kinh tế, Việt Nam có tiềm năng trở thành chỗ dựa cho một vùng tự do và phồn thịnh. Nhưng điều đó đòi hỏi gia tăng quyền hạn và có sự tham gia của cả dân tộc chứ không chỉ một nhóm đặc quyền chóp bu. Chuyến thăm viếng của bà Clinton là một cơ may để đạt mục tiêu đó.

Ông Hoàng Tứ Duy là một lãnh đạo tại Hoa Kỳ của Đảng Việt Tân, một đảng chính trị tranh đấu cho dân chủ và bị cấm hoạt động tại Việt Nam.

http://online.wsj.com/article/SB10001424052748703720504575377984024082128.html

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”