Dân biểu Bernie Ripoll yêu cầu CSVN thả tù các nhà dân chủ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thư Ngỏ gửi Thủ tướng Việt Nam

Ngày 1 tháng 6 năm 2010

Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
2 Hoàng Văn Thụ
Hà Nội, Việt Nam

Kính gửi ông Nguyễn Tấn Dũng,

CHXHCNVN là nước đã ký kết Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) và có nghĩa vụ phải tôn trọng và phát huy quyền dân sự và chính trị của cá nhân, bao gồm cả quyền sống, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do hội họp, quyền bầu cử và quyền được hưởng sự công bằng trong việc tố tụng và xét xử.

Hơn nữa, trong vai trò Chủ tịch Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam cần phải nêu gương về sự thành thực và minh bạch, ngõ hầu hoàn thiện hơn trong việc thực hiện Hiến chương ASEAN.

Tuy nhiên, sự thật đã không như vậy. Điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam đã hình sự hóa những hành vi được gọi là ’tuyên truyền’ chống Nhà nước. Điều này mâu thuẫn trực tiếp với ICCPR, và được dùng làm công cụ để bắt giữ và răn đe các nhà hoạt động dân chủ ôn hòa. Một số trường hợp mà tôi ghi nhận được gồm:

Trần Khải Thanh Thủy, 49 tuổi, tiểu thuyết gia, đồng thời là một nhà văn, nhà báo. Bà đã tích cực tham gia trong các chiến dịch chống tham nhũng. Bà bị bắt vào tháng Mười năm 2009 trên đường đến tham dự phiên tòa để ủng hộ các nhà dân chủ. Bà đã bị kết án ba năm rưỡi tù giam.

Phạm Thanh Nghiên, 33 tuổi, người viết các trang báo trên mạng; thành viên của Khối 8406, một mạng lưới ủng hộ dân chủ của các nhà bảo vệ nhân quyền. Cô bị bắt vào Tháng Chín năm 2008 sau khi chỉ trích chính sách của chính phủ và làm đơn xin được tổ chức cuộc biểu tình ôn hòa. Cô bị kết án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế.

Lê Thị Công Nhân, 31 tuổi, luật sư nhân quyền, bị buộc tội phổ biến tài liệu ’tuyên truyền’ chống Nhà nước. Cô đã bị kết án ba năm tù giam và hiện đang bị quản chế tại gia.

Linh Mục Thaddeus Nguyễn Văn Lý, 63 tuổi, linh mục, tranh đấu cho tự do ngôn luận và tín ngưỡng. Ông bị buộc tội vì bất đồng chính kiến và phải chịu án 15 năm tù; gần đây ông tạm thời được phóng thích để trị bệnh sau ba lần bị đột quỵ trong tù.

Chúng tôi được biết đây chỉ là một vài trường hợp điển hình trong nhiều trường hợp những người bất đồng chính kiến đang bị giam cầm vì thể hiện quan điểm chính trị một cách ôn hoà. Tôi lên án sự kết tội độc đoán nầy và trân trọng kêu gọi chính phủ Việt Nam hãy lập tức phóng thích tất cả nhà hoạt động đang bị cầm tù vô điều kiện.

Việt Nam có tiềm năng to lớn để tiến triển xa hơn nữa và tôi tin rằng điều này sẽ chỉ đạt được khi tự do ngôn luận và quan điểm chính trị được tôn trọng và phát huy.

Xin cảm ơn ông dành thời gian để xem xét vấn đề nầy.

Trân trọng,
Dân biểu Bernie Ripoll

PDF - 550.8 kb
Thư ngỏ của DB Bernie Ripoll gửi ông Nguyễn Tấn Dũng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu trong họp báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hà Nội hôm 20/6/2024. Ảnh minh họa: Minh Hoang/ Pool/ AFP

Bài viết “chạy tang” cho Nguyễn Phú Trọng do Tô Đại tướng đứng tên

“Tiên đế vừa nằm xuống, ngự thi chưa nguội lạnh, sự ganh đua quyền bính đã lộ diện…” Bài viết “chạy tang” đã phải điều chỉnh thời điểm công bố đến ba lần (lần lượt các ngày 19, 20 và 21/7). Điều này có báo trước cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm hay không tại Hội nghị Trung ương bất thường tới đây?

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…