Nước Nga “không Stalin” và thế giới “không di sản Stalin” (ấn bản mới)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Lời cáo lỗi

Thưa quí độc giả, trong tiến trình kiểm chứng các link tham khảo và thêm hình minh họa trước khi đăng lên mạng, trong ấn bản trước, chúng tôi đã sơ ý để bài “Nước Nga Từ Bỏ Hình Tượng Stalin” của tác giả Mạc Việt Hồng che lấp một phần lớn bài “Nước Nga Không Stalin và Thế Giới Không Di Sản Stalin” của tác giả Ngô Văn.

Chúng tôi chân thành xin lỗi tác giả Ngô Văn và tác giả Mạc Việt Hồng. Xin các diễn đàn đã dùng ấn bản trước vui lòng thay thế bằng bản này. Và kính mời quí độc giả theo dõi sau đây bài nguyên thủy của tác giả Ngô Văn.

Ban Biên Tập WebVT

— –

Nước Nga “không Stalin” và thế giới “không di sản Stalin” (ấn bản mới)

Nước Nga dưới triều đại của ông Putin, và sau này với cái bóng của tổng thống Medvedev bên cạnh, vẫn bị thế giới chê là không biết làm gì hơn là bám vào nguồn dầu thô để sống và đi bắt nạt những nước Cộng Hoà đã ly khai khỏi Liên Bang Sô Viết trước đây. Đặc biệt là thành phần cộng sản cũ bám vào hình tượng Stalin, nương theo tinh thần quốc gia cực đoan của ông Putin hô hào phục hồi lại thời “vàng son” của nước đàn anh cộng sản này, đã khiến hình ảnh nước Nga ngày nay càng bị xấu đi….

Thế nhưng, hình ảnh này của Nga có thể đã được cải thiện rất nhiều qua những gì đã diễn ra trong dịp kỷ niệm 65 năm ngày chiến thắng Phát-xít vừa qua, với sự nhìn nhận của giới lãnh đạo Nga về những sự thật của lịch sử, và sự cự tuyệt hình tượng Stalin, biểu tượng của độc tài sắt máu, trong tiến trình chuẩn bị cho ngày lễ.

Hàng năm đến ngày 9 tháng 5, nước Nga lại tổ chức lễ kỷ niệm chiến thắng Phát-xít Đức. Năm nay buổi lễ này được tổ chức rất lớn tại Moscow vì đúng mốc điểm 65 năm. Hai sự kiện nổi bật trong buổi lễ này là cuộc diễn binh vĩ đại với sự tham gia của quân đội các nước Âu Mỹ thuộc Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO); và sự kiện thứ hai là Tổng thống Nga, ông Dimitri Mevedev, cũng như người dân thủ đô Moscow, công khai đoạn tuyệt với chủ nghĩa Cộng sản khi công khai xác nhận những tội ác kinh hoàng của Joseph Stalin — người mà trước đây Liên bang Sô Viết tôn thờ thánh sống.

Sau khi chế độ Cộng sản ở Liên Sô sụp đổ vào cuối năm 1991, người dân Nga bắt đầu xây dựng lại đất nước trong một thể chế tự do, dân chủ hơn. Tiến trình xây dựng này nhiều lúc bị khựng lại vì các khó khăn do tàn tích của chế độ Cộng sản để lại trong suốt 74 năm trời ngự trị ở đất nước này. Sự khựng lại đó làm cho nhiều người ưu tư, sợ Nga quay trở lại chủ nghĩa Cộng sản. Nhất là thỉnh thoảng một số cựu đảng viên cộng sản lại dùng hình tượng Stalin để kêu đòi nước Nga phải phục hồi lại địa vị siêu cường trước đây. Tuy nhiên, ý nguyện của người dân thủ đô Moscow trong tiến trình chuẩn bị cho ngày lễ 65 năm chiến thắng Phát-xít Đức năm nay đã cho thấy đó là sự kêu đòi vô lương tâm và vô vọng của một thiểu số rất nhỏ.

Gần hai tháng trước ngày lễ kỷ niệm, chính quyền thủ đô Moscow đã lên kế hoạch cho dựng hai ngàn tấm panô tại 10 khu vực. Các panô, kích thước 1m x 1,5m, in chiến tích thắng lợi trong những trận đánh đuổi quân Phát-xít Đức ra khỏi lãnh thổ Liên Sô. Người dân Moscow tán thành kế hoạch này. Nhưng khi họ phát hiện trong số đó có 10 tấm panô in hình và ghi chiến công là của ông Joseph Stalin, nhiều người tự động kéo đến tòa hành chánh Moscow phản đối và yêu cầu ông Đô trưởng Yuri Luxhkov phải loại bỏ những panô đó ra. Ông Luzhkov và cả tòa hành chánh Moscow kinh ngạc trước mức độ quyết liệt của dân chúng. Ông Luzhkow phải khá vất vả giải thích rằng việc có hình ảnh Stalin trong một số panô không có nghĩa là họ chủ ý tôn sùng hay phục hồi danh dự cho nhà độc tài này. Ông nói lý do duy nhất là vì vào thời điểm đó Stalin là Tổng tư lệnh quân đội Nga, nên không thể nêu chiến công của quân đội Nga mà loại bỏ vai trò của ông Stalin trong đó. Không những thế, chính gia đình ông cũng nằm trong số nạn nhân của Stalin. Vả lại chỉ có 10 tấm trong tổng số 2000 panô thì tỷ lệ một phần ngàn đó không có gì đáng kể…..

Hầu hết người dân Moscow vẫn không thoả mãn với giải thích đó. Họ khẳng định việc trưng hình ảnh nhà độc tài Stalin nơi công cộng vì bất kỳ lý do gì đều là sự sỉ nhục đối với các nạn nhân bị đàn áp, bị đẩy đến tình trạng điên dại, bị buộc phải chết tức tưởi trong ngục tù hay các trại lao động cải tạo suốt hơn 3 thập niên dưới thời Stalin. Một số dân cư Moscow còn đề nghị phải dựng lên cả ngàn, cả vạn panô khác trình bày tội ác của Stalin cho các thế hệ tương lai biết.

Về công và tội của Stalin, Chủ tịch Hạ viện Nga, ông Boris Gryzlov khẳng định rằng, người thắng trận trong cuộc chiến đánh đuổi quân xâm lăng Phát-xít Đức là nhân dân Liên Sô hồi đó, chứ không phải là nhà độc tài Stalin. Vì chính ông Stalin, trong những năm trước thế chiến II, đã hạ lệnh giết thường xuyên các sĩ quan cấp cao và trung của quân đội theo những con số được định sẵn để ngăn ngừa trước các toan tính đảo chính. Với thực tế lịch sử đó, ông Boris Gryzlov ủng hộ nguyện vọng của dân chúng Moscow, không chấp nhận việc dựng hình kẻ độc tài nơi công cộng với bất cứ lý do gì.

Tháng 10 năm ngoái, trong ngày lễ tưởng niệm các nạn nhân bị đàn áp dưới thể chế Stalin, tổng thống Nga, Ông Dmitry Medvedev đã phát biểu rằng: “Không ai có quyền viện dẫn bất kỳ một lý do gì để ra tay sát hại người dân, tất cả những viện dẫn lý do như vậy đều là ngụy biện. Người dân Nga chúng ta không thể và chắc chắn không bao giờ chấp nhận chuyện này.”.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của tờ báo Izvestia chỉ 2 ngày trước lễ kỷ niệm chiến thắng Phát-xít Đức, Tổng thống Nga đã kêu gọi nhân dân “từ bỏ những di sản do Stalin để lại”. Loại chủ nghĩa độc tài toàn trị của Stalin đã “bóp nghẹt các quyền tự do của con người” và cần phải được xóa bỏ (*).

Và ngay tại buổi lễ kỷ niệm 65 chiến thắng Phát-xít Đức năm nay, Tổng thống Medvedev tổng hợp lại những điều này. Ông công khai lên án chế độ Liên Sô mà ông gọi là chế độ độc tài, trong đó mọi quyền tự do căn bản nhất của con người bị hủy diệt. Và khẳng định: “Tội ác của Stalin thì cả thế giới không thể quên được, nhất là người dân Nga chúng ta”.

Trên khán đài danh dự của buổi lễ hôm đó, người ta thấy có mặt ông Nguyễn Minh Triết. Không biết ông Triết suy nghĩ gì trước những lời kết luận về Stalin của Tổng thống Nga. Và khi về nước, cũng không thấy ông “hồ hởi phấn khởi” đăng đàn khoe thành tích sau mỗi lần công du ngoại quốc như thường thấy. Nhưng có một điều chắc chắn là, khi đến tham dự lễ tưởng niệm ở Nga, hẳn ông Nguyễn Minh Triết đã hụt hẫng khi thấy thần tượng Stalin của ông vắng bóng trên mọi đường phố thủ đô nước Nga; và xem ra chẳng còn ai đồng tình với sự ấp ủ của ông và giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam — “yêu biết mấy nghe con học nói, tiếng đầu lòng con gọi Xít-ta-lin”.

Nhưng điều quan trọng hơn cả là khi chính nước Nga đã “từ bỏ những di sản do Stalin để lại” thì lãnh đạo CSVN lại tiếp tục coi đó là một trong những di sản quan trọng nhất của họ. Và thế là vẫn còn 83 triệu nạn nhân của Stalin tiếp tục thẫn thờ trên đất nước Việt Nam.

(*) Bài “Nước Nga từ bỏ hình tượng Stalin”, (http://www.danchimviet.com/archives/8614) của Mạc Việt Hồng.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.