Không ai có thể cấm cản lòng yêu nước

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chúng tôi nhận được bài viết dưới đây từ tác giả Thế Giang. Thay mặt các anh chị em liên hệ trong công việc này xin cám ơn tác giả và kính giới thiệu đến bạn đọc.
BBT Web VT.

— –

Ngày 14-3-10 và các ngày sau đó rất nhiều trang mạng đã đưa một tin bất ngờ: “Phát áo, mũ Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam” tại Hà Nội.

Trước cổng đền Ngọc Sơn, các đảng viên Việt Tân đã phân phát tặng phẩm gồm áo thun và mũ mang giòng chữ HS.TS.VN, mà ý nghĩa của việc làm này thì người tham gia cho biết như sau:

“Chúng tôi muốn ghi ơn 58 chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh ở tại Hoàng Sa vào năm 1974, và 64 chiến sĩ của Quân Ðội Nhân Dân Việt Nam đã hy sinh ở tại Trường Sa vào năm 1988. Những người con ưu tú này của Việt Nam đã nằm xuống với mục đích duy nhất đó chính là bảo vệ toàn vẹn vùng biển, lãnh thổ của Việt Nam trong trận hải chiến với Hải Quân Trung Quốc.”

Theo bản tin, người đọc được thấy nhiều hình ảnh và video phát áo mũ, hình ảnh các bạn trẻ cầm chiếc áo, mũ màu xanh, có hàng chữ “Trường Sa Hoàng Sa Việt Nam”, hình ảnh người dân đang nhận áo mũ trên cầu Thế Húc.

Điều bất ngờ ở đây là ngay trên đất nước Việt Nam, những đảng viên trẻ Việt Tân – một tổ chức chính trị đấu tranh vì tự do dân chủ và canh tân cho Việt Nam, đã tự tin bày tỏ trách nhiệm đối với đất nước, cùng với người dân thể hiện lòng yêu nước.

Nhiều người đều biết trên đất nước Việt Nam, nếu không từ nhà nước phát động thì mọi sự lên tiếng của người dân đều bị ngăn cản. Dù là tiếng nói yêu nước, người dân vẫn bị đàn áp và có thể bị bắt bỏ tù. Nói cách khác là người dân muốn yêu nước thì phải… xin phép nhà nước!

Với sự bưng bít thông tin, chính sách lừa mỵ, sự đàn áp, nhà nước CSVN đã làm cho một số người dân không còn dám biết về tình hình thực tại của đất nước, kể cả sự toàn vẹn lãnh thổ, hay chính cuộc sống của mình bị đe dọa từng ngày như thế nào. Nhưng nhà nước CSVN đã không thể đạt kết quả; vụ “Phát áo, mũ Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam” lần này tại Hà Nội là minh chứng, rằng không ai có thể cấm cản lòng yêu nước của người Việt.

Hãy nghe các bạn này nói:

…anh em chúng tôi là đảng viên đảng Việt Tân, tức là Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng. Nhưng phải nói rõ với anh là không cần phải là đảng viên đảng Việt Tân mới làm chuyện này, bằng chứng là bằng cách này hay cách khác đã có rất nhiều người Việt trong cũng như ngoài nước lên tiếng biểu hiện sự quan tâm và lo lắng trước tình trạng đất liền và lãnh hải của Việt Nam bị mất dần vào tay Trung Quốc.

…Còn những anh chị em chúng tôi ở trong nước thì họ đã và đang cùng đồng bào khắp nơi làm những việc gian nan, nguy khó hơn nhiều. Việc làm của chúng tôi chỉ mang biểu tượng tinh thần chia sẻ mà thôi.

…có cả những người ở trong nước tham gia với chúng tôi. Họ cũng có mặt ở hiện trường.”

Mừng vui được nói tới rất nhiều: Người dân trong và ngoài nước tiếp tục thể hiện lòng yêu nước, và đã tham gia phong trào dân chủ. Phương thức đấu tranh bất bạo động là phương thức thực sự hữu hiệu, được mọi người hỗ trợ, tham gia. Quyết tâm cao và sự kiên trì của cộng đồng VN trên toàn thế giới. Các tổ chức đấu tranh đã lớn mạnh trong đoàn kết. Đảng viên Việt Tân hải ngoại và quốc nội đã công khai đấu tranh ngay trên đất nước Việt Nam.

Sự hân hoan của người Việt có nhiều cung bậc khác nhau. Trên các trang mạng có nhiều ý kiến đồng tình về việc làm trên, xin dẫn chứng một ý kiến tiêu biểu của độc giả như sau:

“Đọc bản tin mà lòng mình thấy xúc động và rộn ràng như là đang ở trên cầu Thê Húc với các bạn trẻ. Lòng mình đang vang vọng các câu Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam. Hãy cùng nhau đồng ca bài Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ… “Ta như giống dân đi tràn trên ngọn lửa hồng…”

Cám ơn các bạn Việt Tân, cám ơn giới trẻ trong nước, và cũng cám ơn các đoàn thể khác đang cùng dấn bước trên đường đòi lại các quyền tự do căn bản cho người Việt trong nước”

Với người trong nước thì hạnh phúc bình dị hơn: Đã có nhiều người Việt Nam được mặc chiếc áo với dòng chữ đáng tự hào HS.TS.VN, và cùng vui vẻ nắm tay nhau khích lệ lòng yêu nước. Đã từ rất lâu người dân muốn thấy sự hiện diện công khai ở trong nước của đảng viên Việt Tân hay tổ chức nào khác cùng mục tiêu, muốn có sự kết hợp giữa người Việt trong và ngoài nước bằng những việc làm thiết thực.

Và nay, người trong nước đã có đủ niềm tin, biết phải làm thế nào, bắt đầu từ đâu để góp công sức mình vào công cuộc chung bảo vệ và canh tân đất nước.

Có nhiều suy nghĩ từ lời nói: “đã có rất nhiều người Việt trong cũng như ngoài nước lên tiếng biểu hiện sự quan tâm và lo lắng”. Trước tình trạng đất và biển đảo của Việt Nam bị mất dần vào tay ngoại bang, thì mỗi chúng ta đã có những hành động gì của một người Việt yêu nước?

Việc làm của các bạn trẻ nếu như họ nói là mang biểu tượng tinh thần chia sẻ, nhưng để được vậy thì trước hết vẫn là tinh thần không ngại vất vả gian khó vì công cuộc chung, mà hiện nay không phải ai cũng làm được.

Người Việt trong nước đang có câu trả lời. Tại sao đất biển Việt Nam bị mất dần mà người dân lại bị cấm bàn bạc hay thể hiện sự lo lắng. Vì sao chữ Hoàng Sa và Trường Sa càng ngày bị cấm kỵ trong xã hội. Ngư dân tiếp tục bị cướp bóc và bắn giết trong thời gian dài nhưng vẫn không có ai bảo vệ, và dân ta thì bị ngăn cản nếu có sự thông cảm sẻ chia.

Hay cơ bản hơn là trả lời được cho câu hỏi ĐCSVN đại diện cho ai và nhân danh điều gì mà đảng viên CS chức quyền thay nhau vơ vét để làm giàu, mặc cho xã hội dẫm đạp lên nhau mà sống, còn nông dân và công nhân thì bị bóc lột áp bức đến bần cùng.

Từ việc làm đơn giản và chính đáng, một điều chắc chắn là chính người dân sẽ trực tiếp dẹp bỏ những điều phi lý áp bức bất công, vì cuộc sống của mình và sự tồn vong của đất nước. Vì đó là sự thể hiện lòng yêu nước của người dân Việt Nam, không ai có thể cấm cản.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.