Cộng sản Việt Nam Kết Án 14 Nhà Dân Chủ Yêu Nước

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 10.6 kb

VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG
Email: lienlac@viettan.org – Web: www.viettan.org – Blog: http://vnctcmd.wordpress.com

****

Ngày 21 tháng 1 năm 2010

Thông Cáo Báo Chí

Về Việc Cộng sản Việt Nam Kết Án 14 Nhà Dân Chủ Yêu Nước

Trong các ngày 18 và 21 tháng 1 năm 2010, Cộng sản Việt Nam đã xử y án về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” đối với 9 nhà dân chủ trong phiên tòa phúc thẩm tại Hà Nội — các ông Trần Đức Thạch, Phạm Văn Trội, Vũ Hùng — và tại Hải Phòng — các ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Ngô Quỳnh, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Mạnh Sơn, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Kim Nhàn — chỉ vì các vị này đã cùng nhau treo biểu ngữ tuyên nhận Hoàng sa – Trường sa là của Việt Nam.

Ngày 20 tháng 1 năm 2010, Cộng sản Việt Nam đã đổi từ tội danh tuyên truyền chống nhà nước sang tội danh âm mưu lật đổ chế độ và kết án nặng nề đối với 4 nhà dân chủ gồm Kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức, Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, Luật sư Lê Công Định, và Kỹ sư Lê Thăng Long. Trước đó, ngày 28 tháng 11 năm 2009, họ cũng đã kết án ông Trần Anh Kim với tội danh tương tự trong phiên tòa tại Thái Bình.

Các hành động của 14 nhà dân chủ nói trên đều xuất phát từ tấm lòng yêu nước chống bá quyền Trung Quốc và đóng góp vào tiến trình thay đổi để có một đất nước tự do, dân chủ và nhân quyền được tôn trọng.

Cả 14 nhà dân chủ đều đã đấu tranh bằng phương pháp bất bạo động, ôn hòa. Một phương pháp mà nhiều dân tộc đã thành công trong việc giải thoát chính mình với tối thiểu đổ vỡ và tổn thất. Đây cũng là phương pháp đang làm các chế độ độc tài trên khắp thế giới lo sợ vì những trò bạo hành của họ đang mất dần tác dụng.

Đảng Việt Tân minh định:

• Qua các phiên tòa, Cộng sản Việt Nam đã tự tô đậm bản chất độc tài, phản dân chủ và chà đạp lên công lý khi dùng những thủ đoạn khủng bố tinh thần, bức cung, thay đổi tội danh để kết án những hành động yêu nước của các nhà dân chủ.

• Bản án và cách hành xử của chế độ chung quanh các phiên tòa còn cho thấy Cộng sản Việt Nam đang lo sợ về phương thức đấu tranh bất bạo động, với làn sóng bất mãn và chống đối của người dân ngày một lan tỏa rộng hơn trong xã hội. Đảng Việt Tân xin kêu gọi mọi người hãy xiển dương tinh thần đấu tranh can đảm của các nhà dân chủ yêu nước, tiếp tay quảng bá phương thức đấu tranh bất bạo động để dấy lên phong trào đối kháng mạnh mẽ tại Việt Nam.

Chỉ trong điều kiện này, chúng ta mới sớm mang lại một xã hội tự do, dân chủ, công lý và văn minh cho đất nước Việt Nam.

—- oOo —-

Ngày 21 tháng 1 năm 2010
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 470-0845 – www.viettan.org – vnctcmd.wordpress.com

Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài – Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ – Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu trong họp báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hà Nội hôm 20/6/2024. Ảnh minh họa: Minh Hoang/ Pool/ AFP

Bài viết “chạy tang” cho Nguyễn Phú Trọng do Tô Đại tướng đứng tên

“Tiên đế vừa nằm xuống, ngự thi chưa nguội lạnh, sự ganh đua quyền bính đã lộ diện…” Bài viết “chạy tang” đã phải điều chỉnh thời điểm công bố đến ba lần (lần lượt các ngày 19, 20 và 21/7). Điều này có báo trước cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm hay không tại Hội nghị Trung ương bất thường tới đây?

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…