TNS Úc Mark Furner lên tiếng cho nhà văn Trần Khải Thanh Thủy và các tù nhân lương tâm khác

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 11 Tháng 12, 2009

Dân Biểu Liên Bang Stephen Smith
Tổng Trưởng Ngoại Giao
Hạ Viện
Quốc Hội Úc
CANBERRA

V/v Nhân Quyền tại Việt Nam

Kính thưa Ông Stephen Smith,

Tôi rất hân hạnh khi gần đây có dịp gặp gỡ các đại diện của Việt Tân – Đảng Bộ Úc Châu và Cộng Đồng Người Việt tại Úc để thảo luận sự suy đồi về nhân quyền ở Việt Nam.

Những vấn đề được bàn thảo bao gồm việc bắt giữ các nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền như nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, người đã bị nhà cầm quyền Việt Nam giam cầm vào Tháng 10 năm 2009.

Kể từ Tháng 9 năm 2008, đã có hàng chục vụ bắt giữ trong đợt đàn áp những nhà đấu tranh ôn hoà. Đây rõ ràng vi phạm Điều 19 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết.

Cả hai bên đều yêu cầu tôi đại diện họ giao tiếp với Chánh Phủ Úc để yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam:

a) cho phép gia đình các tù nhân chánh trị được quyền thăm viếng, và

b) lập tức phóng thích những tù nhân nầy.

Cộng Đồng Người Việt tại Úc cũng đã đề xuất:

a) các viên chức Lãnh sự quán của Úc nên thăm viếng những tù nhân nầy và gia đình họ tại Việt Nam,

b) các viên chức Đàm phán về Nhân Quyền thường xuyên báo cáo với Tiểu ban Nhân quyền, và

c) tạm đình chỉ chương trình viện trợ Human Rights Technical Cooperation.

Nhân đây tôi xin đính kèm những đề nghị của Cộng Đồng Người Việt tại Úc về chính sách để tham khảo và góp ý.

Tôi sẽ rất cảm kích nếu được cập nhật về tiến triển nỗ lực từ phía Úc-Đại-Lợi để giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân quyền và hưởng ứng đối với những đề nghị nêu trên.

Xin cảm ơn ông đã chịu khó dành thời gian để xem xét vấn đề nầy. Tôi hy vọng sẽ sớm nhận được hồi âm từ ông.

Trân trọng,
Mark Furner
Thượng Nghị Sĩ tiểu bang Queensland

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.