Dự án khai thác mỏ của Việt Nam dấy lên nhiều phản kháng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bản dịch : Đàn Chim Việt Online, http://danchimviet.com/articles/179…

Khung cảnh này kết hợp được sự chống đối của những người Việt bình thường từ các thành phần nghiên cứu, chính trị lưu vong, và thậm chí người hùng nổi tiếng của chiến tranh Việt Nam, Đại tướng Giáp. Đó là bâu-xít – nguyên liệu để sản xuất nhôm, và đây là đoạn phim đầu tiên về khu mỏ nhiều tranh cãi đó.

“Trước đây, người dân Việt Nam của chúng tôi … họ tin tưởng đảng của họ, họ tin tưởng lãnh đạo của họ. Nhưng bây giờ, bây giờ, họ nhận thức cao hơn nhiều. Và đó là lý do tại sao lần này chúng tôi đã có được phong trào đấu tranh dân sự đầu tiên chống lại dự án bâu-xít kể từ năm 1945. “

Aljazeera không tiết lộ danh tánh người đàn ông vì lý do an ninh, nhưng ông là một người trong nhóm các học giả đã thiết lập trang báo điện tử bauxitevietnam để phản đối dự án mỏ. Nó nhận được hơn 16 triệu truy cập kể từ tháng tư và đã có hơn 2500 người ký đơn kiến nghị yêu cầu chính phủ hủy bỏ dự án.

Việt Nam nằm trên vùng dự trữ bâu-xít lớn thứ ba trên thế giới và 460 triệu đô la là một liên doanh đầu tư với một công ty Trung Quốc. Vinacomin, công ty đứng sau dự án, tuyên bố rằng nó sẽ mang đến cho quốc gia này gần 200 triệu đô la một năm. Tuy nhiên, các nhà phê bình nói rằng những con số đó không thực tế.

“Nói về phần kinh tế, không có sự bảo đảm rằng chúng tôi có thể nhận được bất kỳ lợi nhuận từ việc bán nhôm vì giá cả trên thị trường thế giới rất thấp …”

Nhưng mối lo sợ thực sự là dự án này có thể làm nguy hại toàn diện đến kinh tế, môi trường, và cấu trúc xã hội của các vùng đất cao nguyên. Khu vực này sản xuất 80% cà phê Việt Nam, cũng như trà và ca cao. Nó cũng là nơi cư trú của hàng ngàn người dân tộc thiểu số đang dần bị tước mất nơi cư ngụ và phương kế sinh nhai.

Nhưng mối quan tâm chính là phương cách xử lý và tiêu hủy chất bùn độc hại được thải ra khi khai thác bâu-xít.

Ông Duy Hoàng, thành viên một đảng dân chủ đang hoạt động tại Việt Nam phát biểu:

“Vấn đề lớn nhất của khai thác mỏ bâu-xít là mối hiểm họa môi trường. Bởi vì để phát triển … ví dụ như … một tấn nhôm, người ta sẽ phải thải ra ít nhất là 4 tấn bùn độc hại.”

Đã có những kế hoạch để giữ cái chất gọi là bùn đỏ ở một hồ gần đó, nhưng nếu chất bùn rò rỉ vào lòng hồ, những tác động có thể gây thảm họa.

“Chất bùn đỏ có thể nhiễm vào nước uống và gây hại đến hàng triệu người. Và bụi từ bùn có thể được hít vào và gây ô nhiễm không khí … Vì thế đó là một lo lắng đáng kể.”

Các nhà tài trợ quốc tế đã kêu gọi Việt Nam phải thận trọng trong việc xử lý dự án bâu-xít. Cựu Đại sứ Norgean, ông Kjell Storlokken, đã cảnh báo Hà Nội nên thực hiện mọi nỗ lực để hạn chế tổn hại môi trường của việc khai thác mỏ và giảm thiểu tác động đến môi trường tự nhiên xung quanh.

Chính phủ Việt Nam nói rằng họ muốn mở mang khu vực kém phát triển vì quyền lợi của người dân địa phương và cam kết kiểm soát dự án chặt chẽ hơn. Họ nói sẽ không sản xuất bâu-xít với bất cứ giá nào…

Nhưng có thể cái giá phải trả sẽ rất cao nếu nó được thực hiện một cách sai lầm.

Theo Aljazeera – Việt Nam
© Đàn Chim Việt Online: Bản tiếng Việt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.