Công an Việt Nam Cáo Buộc Nhà Văn Bất Đồng Chính Kiến Đánh Người Bằng Gạch

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 13 tháng 10, 2009

CTM chuyển dịch

Hà Nội – Một nhà văn bất đồng chính kiến đã bị cáo buộc tội hành hung một người đàn ông bên ngoài nhà của bà ở Hà Nội sau khi Bà đã tham dự phiên xử án những nhà đấu tranh dân chủ vào tuần trước, theo lời của viên chức công an hôm Thứ Ba.

Nguyễn Xuân Thành, viên công an quận Đống Đa xác nhận rằng, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, 48 tuổi, đã bị buộc tội dùng gạch đả thương một người đàn ông, bên ngoài nhà hôm tối Thứ Năm. Sáng ngày hôm đó, cảnh sát đã chận xe của bà đi Hải Phòng, nơi bà dự tính đến để ủng hộ cuộc xử án các nhà đấu tranh dân chủ về tội phê phán chính sách nhà nước.

Sự thật về việc ẩu đả bên ngoài nhà bà Thủy không rõ ràng, tờ báo nhà nước Dân Trí trích dẫn lời công an rằng tối Thứ Bảy, chồng bà Thủy là ông Đỗ Bá Tân, đã dùng mũ an toàn đánh ông Nguyễn Mạnh Điệp, 41 tuổi trong một cuộc tranh cãi về chỗ đậu chiếc xe gắn máy.

Bà Thủy bị cáo buộc là đã ném viên gạch gây vết cắt vào cổ ông Điệp.

Những cáo buộc đó khác xa lời của bé gái 13 tuổi, con bà Thủy, khi trả lời hãng thông tấn Đức DPA (Deutsch Press Agentur – German Press Agency) hôm tối Thứ Bảy, trước khi báo Dân Trí đăng tin vụ nầy.

Con bà Thủy kể lại rằng, trong khi ba cháu đang mở cổng nhà mình thì người đàn ông bất thình lình xuất hiện trên xe gắn máy, đánh và chửi Ông; khi bà Thủy bảo người đó đi ra, thì ông ta đánh luôn bà Thủy.

Cháu nói rằng “Tôi không hiểu tại sao ông ta đánh mẹ tôi, và tôi thấy đầu Mẹ chảy máu và tôi cảm thấy vô cùng sợ hãi.”

Nội vụ đã gây tranh luận xôn xao trên làng dân báo Việt vì bức ảnh do công an cung cấp cho báo Dân Trí cho thấy hình ông Điệp đang chữa vết thương ở bệnh xá và có dấu ngày 9-10-2009.

Nhưng, theo số tín hiệu ghi nhận tên tấm ảnh thì bức ảnh này thực sự đã được chụp vào ngày 28-02-2005 và đã được sửa đổi bằng nhu liệu Photoshop vào tối Thứ Sáu. Giới dân báo cho rằng đây là bức hình giả và nhiều phần ông Điệp chính là người được cảnh sát dùng để gây thương tích và đàn áp bà Thủy.

Cảnh sát vẫn khẵng định bức hình là thật, và nhiều chuyên gia cho rằng những ngày tháng trong máy ảnh có thể đã bị điều chỉnh sai. Nhưng những chuyên gia này không thể giải thích được tại sao ngày tháng in trong hình lại khác với ngày tháng của đồng hồ trong máy ảnh.

Ông Điệp đã không lên tiếng, còn công an thì từ chối không cung cấp chi tiết để liên lạc với ông Điệp.

Bà Thủy bị cảnh sát chận lại sáng Thứ Năm trong lúc lái xe đi Hải Phòng để ủng hộ những nhà dân chủ bị xử án vì tội treo biểu ngữ và bị cáo buộc có những hành động chống đối nhà nước. Sáu nhà bất đồng chính kiến bị xử án từ 2 năm đến 6 năm hôm Thứ Sáu vì phạm tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Công an đã thả bà Thủy ra sau nhiều giờ tạm giam, và Bà đã về lại Hà Nội. Bà và ông Tân chồng bà bị bắt vào tối Thứ Năm.

Tuy nhiên ông Tân đã được thả hôm Thứ Hai và viên công an Thanh cho biết Công an không truy tố ông.

Bà Thủy đã viết mấy chục tác phẩm văn, thơ, truyện và từng làm ký giả cho báo chí nhà nước cho đến năm 2006, khi mà những bài viết chính trị của Bà không còn có thể được phép xuất bản trong nước.

Bà bị bắt tháng 4 năm 2007 và bị phạt 9 tháng tù giam sau khi tham gia vào cuộc biểu tình lớn chống tham nhũng và tịch thu đất trước Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội .

Nếu bị buộc tội đánh người, bà Thủy có thể bị án tù lên đến 3 năm.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.