Đã ác còn bóp méo sự thật!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ban biên tập web VT: Tiết mục “Làng Dân Báo” sẽ giới thiệu thường xuyên đến quý độc giả những bài viết đa dạng từ các cây viết bloggers. Đây là những trăn trở chân thực và “ngoài luồng” của quần chúng Việt Nam.

Xin mời quý vị đọc bản tin của Thongtanxa VangAnh về việc công an đuổi theo đánh chết một thanh niên tại An Khê, chỉ vì người thanh niên này không đội mũ bảo hiểm: http://www.facebook.com/people/Thon…

— –

Đám đông chưa từng có tại thị xã An Khê, Gia Lai

Sáng 14-9, thanh niên tên Phạm Ngọc Đến (29 tuổi, trú tại xã Xuân An, thị xã An Khê) không đội mũ bảo hiểm chạy xe máy, bị 3 xe CSGT truy đuổi. Khi đến địa phận xã Phú An thì xe hết xăng, Đến bỏ xe chạy bộ, 5 CSGT chạy bộ đuổi theo và dùng dùi cuôi đánh đập Đến rớt xuống sông. CSGT đưa xe máy của Đến về trụ sở Công an thị xã An Khê, không báo về gia đình của Đến.

Hôm sau, khi người nhà đến hỏi sự việc thì CSGT mới dẫn gia đình vào chỉ chỗ hôm trước Đến rớt xuống sông. Đến 21g, người nhà phát hiện thi thể Phạm Ngọc Đến cách đó gần 3km.

Việc CSGT đánh đập có vài người dân gần đó chứng kiến, thi thể Đến không chứa nước còn nhiều. Sáng 16-9, Công an tỉnh Gia Lai khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, người nhà nạn nhân không tin nạn nhân bị chết đuối vì thi thể không trương nước, có nhiều vết bầm tím ở lưng, gãy xương bả vai, một mắt bị lồi ra,… nên gia đình không ký vào biên bản, khiêng thi thể đến trụ sở Công an để phản đối.

Cả ngày 16.9, hơn 4000 người tập trung quanh khu vực trụ sở Công an. Chính quyền đã điều một lực lượng lớn bao gồm CSGT, CS cơ động với lựu đạn cay, dùi tre, tấm chắn bảo hô, xe chữa cháy, xe có súng phóng hơi ngạt.

CS cơ động đã đánh đập đoàn người người khiêng xác nạn nhân, cướp xác bỏ lên xe CS. Sau đó CS ra sức giải tán bằng hơi cay, còn đoàn người thì ném đá vào CS.

Người ném đá không chỉ có người nhà nạn nhân mà trong đó có dân chúng bất bình vì người làm chứng thấy CSGT đánh người cũng đã bị CS đánh đập và bị bắt đi.

Từ trưa đến tối, tại địa bàn xã của nạn nhân số người kéo đến ngày càng đông, khoảng 5000 người. Đêm 6.9, CS cơ động đã ra tay đàn áp rất mạnh bắt khoảng 100 người, đập phá tất cả xe gắn máy có trên đường sau khi người dân bỏ chạy vì truy đuổi, đập phá đồ đạc trong nhà dân vì có người ném đá vừa chạy vào đó.

Đến nay ngày 18.9 nhưng lực lượng CS cùng các phương tiện vẫn còn canh giữ không cho người dân tụ tập.

Sự việc là như thế nhưng ngày 17/09/2009 báo tuoitre đăng tin:

Náo loạn tại thị xã An Khê, Gia Lai

TT (Gia Lai) – Hơn 1.000 người tập trung tại ngã tư thị xã An Khê trên quốc lộ 19 (từ Gia Lai đi Bình Định), gây ách tắc giao thông nhiều giờ liền trong ngày 16-9. Nguyên nhân của vụ tập trung đông người này có liên quan đến cái chết của một thanh niên bị cảnh sát giao thông (CSGT) thị xã An Khê truy đuổi.

Sáng 14-9, theo một nguồn tin, Phạm Ngọc Đến (29 tuổi, trú tại xã Xuân An, thị xã An Khê) không đội mũ bảo hiểm chạy xe máy trên tỉnh lộ 669 (thuộc thị xã An Khê) bị CSGT ra tín hiệu dừng xe nhưng bỏ chạy. CSGT lập tức truy đuổi gần 10km, đến địa phận xã Phú An (huyện Đăk Pơ, Gia Lai) thì Đến bỏ xe chạy bộ và lao xuống sông Ba. CSGT đưa xe máy của Đến về trụ sở Công an thị xã An Khê, xác định danh tính người vi phạm nhưng không báo về gia đình của Đến việc anh này nhảy xuống sông…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 10/8/2022. Trung ương đảng Cộng Sản VN ngày 18/5/2024 vừa giới thiệu nhân vật này để bầu vào vị trí chủ tịch nước. Ảnh VOA screenshot báo điện tử Chính phủ

Trung ương 9: Bước ngoặt hay ngõ cụt?

Trung ương đảng CSVN ra một số quyết định về nhân sự để kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15 ‘bấm nút.’ Sau đợt ma-ra-tông này, cuộc sống mái giữa các phe phái ở Ba Đình liệu có giảm bớt?

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.